Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 44: Hoàng hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 44: Hoàng hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng

 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:

 1. Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn, nhận thức được tình bạn là tình cảm đáng trân trọng.

 2. Nắm được đặc điểm phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng, gợi cảm, bay bổng lãng mạn.

 3. Rèn kĩ năng đọc- hiểu thơ tứ tuyệt Đường luật.

 II/ Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án.

 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

 III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp trao đổi thảo luận, diễn giảng, trả lời các câu hỏi.

 IV/ Tiến trình dạy học:

 1/ Ổ n định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ: (3phút) Bài ĐỘC TIỂU THANH KÍ

 

doc 3 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 944Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 44: Hoàng hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lý bạch
 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:	
 1. Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn, nhận thức được tình bạn là tình cảm đáng trân trọng. 
 2. Nắm được đặc điểm phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng, gợi cảm, bay bổng lãng mạn.
 3. Rèn kĩ năng đọc- hiểu thơ tứ tuyệt Đường luật.
 II/ Chuẩn bị: 
 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án.
 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
 III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp trao đổi thảo luận, diễn giảng, trả lời các câu hỏi.
 IV/ Tiến trình dạy học: 
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: (3phút) Bài ĐỘC TIỂU THANH KÍ
 3. Bài mới:
 3.1/ Vào bài: Thơ Lí Bạch vốn thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đậm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn giản dị mà rung động xiết bao:
 Vẫy tay thôi đã rời xa / Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo.
Nhưng người ta vẫn không thể quên được bài thơ "Tại lầu Hoàng Lạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng", được người đời ngợi ca, xếp vào hàng tuyệt bút...
 3.2/ Nội dung bài mới: 
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
7’
HĐ1: HD TÌM TIỂU DẪN ÿ Y/c hs đọc phần tiểu dẫn SGK. 
HS trả lời – sgk.
 I. TÌM HIỂU CHUNG: SGK
 1. Tác giả: (701 - 762) SGK
Cho HS đọc bài học.
Em hãy nêu vài nét về tác giả Lý Bạch, sự nghiệp VH cũng như phong cách thơ của ông.
ÿ GV giảng và nói thêm về Thi tiên Lý Bạch (tùy vào thời gian).
ÿ Gv nói thêm về đề tài tiễn biệt và Mạnh Hạo Nhiên.
Và nêu HCST, cũng như thể loại và bố cục của bài thơ.
ÿGV: chốt ý.
Mạnh Hạo Nhiên (689-740):
nhà thơ nổi tiếng TQ thời Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lý Bạch, nhưng họ là đôi bạn văn chương thân thiết.
 Bố cục: 2 phần
- 2 câu đầu: khung cảnh tiễn đưa.
- 2 câu cuối: Nỗi lòng tác giả.
HS ghi nhận.
- Tự Thái Bạch, là nhà thơ lãng mạn vĩ đại TQ, được mệnh danh là “thi tiên”, để lại hơn 1000 bài thơ. 
- Quê Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên.
- Tính tình hào phóng, thích giao lưu bạn bè, du ngoạn phong cảnh.
- Chủ đề chính trong thơ: SGK 
- Phong cách thơ: hào phóng, bay bổng nhưng tự nhiên, tinh tế, giản dị.
 2. Bài thơ: 
 - HCST: Khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. (728)
 - Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đ. luật.
 - Bố cục: 2 phần
28’
HĐ2: HD ĐỌC HIỂU VB
Khung cảnh tiễn đưa bạn diễn ra ở không gian - thời gian và địa điểm ntn.
Em có suy nghĩ gì về cách chọn thời gian – không gian và địa điểm tiễn đưa đó. (địa điểm đưa tiễn và nơi đến).
Cố nhân gợi cho ta suy nghĩ gì. (chú ý so sánh với nguyên tác).
 Thời gian tiễn đưa gợi cho em suy nghĩ gì. 
Em hiểu ntn về cụm từ “há Dương Châu, yên hoa tam nguyệt, ”.
Em có` nhận xét gì về khung cảnh tiễn đưa bạn của Lý Bạch.
ÿGV: mở rộng và chốt ý
Hs trao đổi, suy nghĩ lời.
 Cố nhân: bạn cũ.
Địa điểm: trên sông trường Giang, phía tây lầu Hoàng Hạc.
Thời gian: Tháng 3, mùa hoa khói.
Nơi đến: Quảng Lăng, thuộc thành Dương Châu, nơi phồn hoa đo hội nỗi tiếng thời Đường.
Khung cảnh đưa tiễn: đẹp và lãng mạn. Qua đó, chứa chan tình cảm tiễn đưa của hai người trong sự quyến luyến, bịn rịn khôn nguôi, .
 Ghi nhận.
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Khung cảnh tiễn đưa: (2 câu đầu)
 “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
 Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
- “Cố nhân”: người bạn cũ
àø gợi mqh gắn bó thân thiết từ lâu của hai người bạn
- Không gian đưa tiễn:
+ Điểm xuất phát: “tây từ Hoàng Hạc lâu” (phía tây lầu Hoàng Hạc)
àø địa điểm tiễn đưa đầy huyền thoại và chất thơ, như đưa bạn vào cảnh tiên
+ Điểm đến: “Dương Châu”
àø một thắng cảnh phồn hoa đô hội nơi xứ người
- Thời gian tiễn đưa: 
+ “Yên hoa tam nguyệt”: tháng ba – cuối mùa xuân – mùa hoa khói
 àgợi lên nỗi bồi hồi, xao xuyến, buồn thương
+ Khung cảnh đưa tiễn: đẹp và lãng mạn
àø như tình bạn cao đẹp của hai người.
=> Chứa đựng tình cảm người đưa tiễn: sự quyến luyến, bịn rịn, bạn như cánh hạc vàng ngày xưa.
Em có nhận xét gì về hình ảnh “cô phàm” ,” bích không tận”, “Duy kiến Trường Giang” và “ thiên tế lưu”.
ÿGV: Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam TQ, mùa xuân trên sông hẳn có nhiề thuyền bè qua lại,vì sao Lí Bạch chỉ thấy cánh buồm lẻ loi(cô phàm) của “Cố nhân)? 
ÿ Chú ý so sánh câu thơ với nguyên tác.
Em hãy đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm xa dần và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân.
Em cảm nhận ntn về nổi lòng của thi nhân.
ÿGv: Thơ Đường hay ở chỗ nói bạn cô đơn nhưng thực chất là mình cô đơn.
ÿ Gv: Hai câu thơ không nói tình mà ta thấy tình, không nói buồn mà ta thấy nỗi buồn mênh mông trĩu nặngà tình và cảnh ở đây đã hoà vào làm một ® đây là chỗ thần của thơ Đường(ý tại ngôn ngoại).
ÿGV: chốt ý.
Hs trao đổi, suy nghĩ trả lời. Hs khác góp ý.
Gợi ko gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ " đem đến cảm giác choáng ngợp, con người càng thêm nhỏ bé, cô đơn.
 Trước mắt nhà thơ, dòng Trường Giang như cao dần lên, hòa nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước ko gian vô tận đã che khuất người bạn tri âm...
Thiên tế lưu: dòng sông chảy vào cõi trời, chảy ngang bầu trời.
 Tâm trạng của tác giả (nỗi lòng): nỗi cô đơn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm thăm thẳm.
HS ghi nhận.
 2. Nỗi lòng nhà thơ: (2 câu cuối)
- “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”
+ “Cô phàm”: hình ảnh cánh buồm cô độc, lẻ loi
 àngười ra đi cô đơn, người ở lại cũng cảm thấy cô độc, lẻ loi.
+ “viễn ảnh bích không tận” : cánh buồm nhỏ dần và mất hút vào bầu không gian xanh biếc.
àø cái nhìn đầy nỗi xao xuyến, buồn thương, ngậm ngùi.
“Duy kiến Trường Giang thiên tuế lưu”
+ “Duy kiến Trường Giang”: chỉ nhìn thấy dòng sông Trường Giang. (dòng sông trong tâm tưởng).
 àø nỗi cô độc, nhỏ bé trước cái vô cùng của sông nước. àtâm trạng bàng hoàng, sững sờ, cô đơn, trống vắng của tác giả khi bạn khuất xa.
+ “thiên tế lưu”: chảy vào cõi trời, chảy ngang bầu trời.
à không gian bát ngát, khoáng đạt như tình bạn lai láng của nhà thơ.
=> Nỗi lòng cô đơn, nhớ thương vô hạn và tình bạn sâu sắc, chân thành.
*Chủ đề: Ca ngợi tình bạn chân thành, sâu sắc qua một cuộc tiễn đưa.
2’
HĐ3: HD TỔNG KẾT:
HS thực hiện.
 III. TỔNG KẾT: (Ghi nhớ SGK) 
2’
HĐ4: HD HS LUYÊN TẬP
HS thực hiện - sgk
 IV. LUYỆN TẬP – SGK, Về nhà.
V/ Củng cố, vận dụng và dặn dò: (3’)
1/ Củng cố -vận dụng: (1) Khung cảnh đưa tiễn bạn của tác giả có gì đặc biệt? Phân tích? 
 (2) Nỗi lòng của Lý Bạch qua bài thơ? (3) Tìm và phân tích “ý tại ngôn ngoại” có trong bài thơ?
 (4) Em có cảm nhận gì về tình bạn của Lý Bạch với người bạn? Và tình bạn với cuộc sống hôm nay?
 2/ Dặn dò: + Về học thuộc bài thơ (cả 3 phần), làm phần luyện tập. Soạn bài tiếp theo.
VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau:  

Tài liệu đính kèm:

  • docHOANG HAC LAU TONG MANH HAO NHIEN.doc