Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 44: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 44: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩa, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc ssóng thường nhật.

- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,.)

- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.

2. Về kĩ năng:

- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày

3. Về thái độ:

Rèn luyện năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến phong cách ngôn ngữ sinh hoạt .

- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ; về tiếng Việt qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác.

- Năng lực tạo lập văn bản giao tiếp có hiệu quả.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 

docx 11 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 44: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩa, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc ssóng thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng. 
2. Về kĩ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày
3. Về thái độ: 
Rèn luyện năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay 
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến phong cách ngôn ngữ sinh hoạt . 
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ; về tiếng Việt qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác.
- Năng lực tạo lập văn bản giao tiếp có hiệu quả. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Phong cách hoc Tiếng Việt (NXB Sư Phạm 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
+ Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? 
+ Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt ? 
+ Lấy ví dụ ngoài SGK để chứng minh?
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: 
Thử chuyển cách nói khác, không thay đổi nội dung
Ví dụ: 
 A : Cá chuối bao nhiêu tiền một kí ?
 B : Trăm hai chị ạ.
 A : Eo ôi! Khiếp! Đắt kinh lên được. Tám mươi nhé. Bán không ?
 B : Cá ao lại tươi roi rói thế này. Chị trả thêm đi. Em còn chưa mở hàng. 
 A : Thôi, chín mươi. Lấy cho nhanh! 
 B : Ok! (lẩm bẩm 90 đòi ăn cá ao. Có cái ba vạn) 
A : Em ơi, cá chuối bao nhiêu tiền một kg?
 B : Một trăm hai mươi nghìn chị ạ.
 A : Sao lại nhiều tiền thế? 80 nghìn một kí có được không? 
 B : Cá ao tươi đấy. Chị trả thêm tiền đi. Em chưa bán được cho ai 
 A : 90 nghìn một cân nhé 
 B : Vâng ạ ! 
Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ trong ví dụ trên? 
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩa, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc ssóng thường nhật.
+ Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
+ Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng. 
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thời gian 10 phút.
- Nội dung: Phiếu học tập
+ Nhóm 1, nhóm 2: tìm hiểu ngữ liệu SGK (113)
+ Nhóm 3, nhóm 4: tìm hiểu ngữ liệu SGK (127)
HS làm việc theo yêu cầu.
GV quan sát, hướng dẫn.
- Nhóm 1, nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận, phản biện.
Các cá nhân, nhóm 2, 4 nhận xét, bổ sung.
GV chuẩn xác
I. Tìm hiểu ngữ liệu 
Đặc điểm
Văn bản SGK (113)
Văn bản SGK (127)
Nhân vật giao tiếp: ai nói?/ Ai viết? nói với ai?/ viết cho ai?
Lan và Hùng gọi Hương đi học.
Th. tự phân thân để đối thoại (độc thoại nội tâm).
Hoàn cảnh giao tiếp: nói viết trong hoàn cảnh nào? ở đâu? Khi nào?
+ Thời gian: buổi trưa.
+ Không gian: tại khu tập thể X.
+ Thời gian: lúc đêm khuya.
 + Không gian: trong một căn phòng ở giữa khu rừng.
Nội dung giao tiếp: nói/ viết cái gì?
Sự lề mề, chậm chạp của Hương trước khi đến lớp, khiến bạn bè, làng xóm bị ảnh hưởng.
Cảm xúc và ý nghĩ của Th. sau khi đi thăm bệnh về.
Mục đích giao tiếp: nói/ viết để làm gì?
Lan và Hùng rủ Hương đi học. 
Ghi lại những điều đã thấy, cảm xúc của bản thân.
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói/ viết như thế nào? Từ ngữ, câu văn?
- Từ ngữ: quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày. 
- Câu văn tỉnh lược chủ ngữ, có nhiều câu cảm thán, câu cầu khiến.
- Những câu biểu hiện cảm xúc: 
+ Nghĩ gì đấy Th. ơi?
+ Đáng trách quá Th. ơi!
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt 
Từ việc tìm hiểu hai ngữ liệu trên, em hiểu thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
- Ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện dưới những dạng nào?
HS trình bày.
GV chuẩn xác, mở rộng.
II. Ngôn ngữ sinh hoạt 
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
 Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn, tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin trao đổi ý nghĩ, tình cảm, ... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói: đây là dạng chủ yếu, bao gồm cả đối thoại và độc thoại.
- Một số trường hợp được ghi lại dưới dạng viết: thư từ, nhật kí, tin nhắn ...
- Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng các lời nói trong đời sống.
Lưu ý: trong tác phẩm nghệ thuật có dạng tái hiện (mô phỏng, bắt chước) lời nói tự nhiên mang đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Việc bắt chước này tùy thuộc vào mục đích sáng tạo của nhà văn. 
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 7 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm 
Nhóm 1: Phát biểu ý kiến về nội dung các câu ca dao.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Gợi ý: (Thế nào là lựa lời? Trong trường hợp nào ta phải lựa lời? Có phải lức nào cũng cần phải lựa lời?
Thế nào là vừa lòng nhau? Lúc nào cũng cần nói cho vừa lòng nhau không?) 
+ Lựa lời: Tìm từ ngữ và cách nói thích hợp trong những ngữ cảnh cụ thể
+ Vừa lòng: không làm phật ý người đối thoại, không khiến người đối thoại khó xử
® Không phải lúc nào ta cũng phải lựa lời, để làm vừa lòng tất cả những người tham gia giao tiếp.
Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Nội dung câu ca dao khuyên người ta phải biết lựa chọn ngôn từ sao cho nói năng đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt tôn trọng và giữ phép lịch sự hãy biết lựa chọn từ ngữ, cách nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.
 Câu ca dao cho thấy đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.
 Từ đây rút ra bài học: Khi nói năng trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải "lựa lời" sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm cao nhất.
Nhóm 2: Phát biểu ý kiến về nội dung các câu ca dao.
Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
+ Vàng thử lửa: Muốn biết vàng tốt thì thử lửa
+ Chuông thử tiếng để thấy độ ngân, vang
+ Con người muốn biết tính nết thì thử qua lời nói.
 Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.
   Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Người "ngoan" là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết "kính trên nhường dưới"
Nhóm 3: Đọc đoạn trích (SGK, tr. 114 - Bắt sấu rừng u Minh Ha) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đọan trích.
Trả lời:
a. Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: đó là lời nói của nhân vật Năm Hên trong bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam.
b. Nhận xét về việc dùng chữ:
- Về nội dung: nói về vấn đề trong cuộc sống: cá sấu và việc bắt cá sấu.
- Về từ ngữ:
+ Xưng hô gần gũi, thân thuộc: tôi, bà con,...
+ Từ ngữ là khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là , cực lòng,...
+ Nhiều từ ngữ địa phương: ghe, xuồng, rượt,...
- Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, dùng phối hợp câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà:
 - Vận dụng kiến thức cơ bản trong phần Ghi nhớ để nhận xét về ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị tiết 2 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
+ Đọc văn bản, tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Làm bài tập phần luyện tập 
PHIẾU HỌC TẬP 
Nhóm/tổ/Tên học sinh: 
Lớp: 
Trường: 
Bài học: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
Đặc điểm
Văn bản SGK (113)
Văn bản SGK (127)
Nhân vật giao tiếp: ai nói/ Ai viết? nói với ai?/ viết cho ai?
Hoàn cảnh giao tiếp: nói viết trong hoàn cảnh nào? ở đâu? Khi nào?
Nội dung giao tiếp: nói, viết cái gì? về cái gì?
Mục đích giao tiếp: nói, viết để làm gì?
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói/viết như thế nào? Bằng phương tiện gì?
Lớp 10A1: Tổng số: Vắng: 
Lớp 10A2: Tổng số: Vắng:
Lớp 10A3: Tổng số: Vắng:
Tiết 45
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩa, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc ssóng thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng. 
2. Về kĩ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày
3. Về thái độ: 
Rèn luyện năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đời sống hiện nay 
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến phong cách ngôn ngữ sinh hoạt . 
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ; về tiếng Việt qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác.
- Năng lực tạo lập văn bản giao tiếp có hiệu quả. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Phong cách hoc Tiếng Việt (NXB Sư Phạm 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
+ Đọc văn bản, tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Làm bài tập phần luyện tập 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Trong các loại văn bản sau, loại văn bản nào gần với những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhất?
A. Nhật ký	 B. Tản văn C. Bút kí D. Cáo
Câu 2. Trong văn học, thể loại nào trong các thể loại dưới đây mô phỏng lời thoại tự nhiên nhiều nhất?
A. Thơ	B. Chèo	C. Tuồng D. Kịch
Câu 3.
 - Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thi cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy? 
	(Kim Lân – Vợ nhặt)
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích trên được thể hiện ở:
A. Các từ ngữ khẩu ngữ 	C. Cách nói đưa đẩy
B. Các yếu tố dư thừa	 D. Cả A, B và C
Câu 4. Cụm từ "có khối" trong câu văn trên là:
A. Thành ngữ	B. Khẩu ngữ	C. Biệt ngữ xã hội D. Từ ngữ địa phương
Câu 5. Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn đối thoại trên không thể hiện ở ý nào trong những ý sau?
A. Có nhân vật giao tiếp B. Có nội dung giao tiếp
C. Có thời gian và địa điểm cụ thể D. Có cách diễn đạt tự nhiên.
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 22 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng. 
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm
- Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
III. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng của PCNNSH
Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn hội thoại ở trang 113, SGK. Tính cụ thể của ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện như nào qua các phương diện: Địa điểm thời gian, nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp?
- Vậy em hiểu như nào về tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Nêu ví dụ (Một đoạn hội thoại trong tác phẩm của Nguyễn Kiên - bảng phụ)
(?) Lời nói của bà Thuỷ thể hiện cảm xúc gì? của anh Keng thể hiện cảm xúc gì?
HS: Bà Thuỷ ® uể oải, chán nản
 Anh Keng ® bực tức, cáu bẳn
 Từ việc phân tích ví dụ, hãy nêu đặc điểm về tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt.
Yêu cầu học sinh thử nhận xét ngôn ngữ của một số thành viên trong lớp về cách phát âm, giọng nói, dùng từ, đặt câu.
- Tại sao khi nói chuyện qua điện thoại, mặc dù không thấy mặt người bên kia đầu dây nhưng ta vẫn có thể biết được đó là nam hay nữ, già hay 
Giọng điệu, từ ngữ, câu văn trong ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể về những phương diện nào?
2. Đặc trưng của PCNNSH
1. Tính cụ thể:
- Địa điểm cụ thể: Khu tập thể X
- Thời gian cụ thể: Buổi trưa.
- Nhân vật giao tiếp cụ thể: Có người nói, người nghe.
- Mục đích giao tiếp cụ thể: Gọi đi học, quát tỏ vẻ khó chịu, khuyên bảo..
- Cách thức giao tiếp: Thể hiện cụ thể qua việc sử dụng từ ngữ kèm theo ngữ điệu phù hợp với lối đối thoại (Hô gọi, đáp, khuyên bảo thân mật, quát tỏ thái độ, cách so sánh ví von ...)
® Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về cách nói, từ ngữ diễn đạt 
 2. Tính cảm xúc:
Ví dụ: 
- Bác Thuỷ ơi, bác có chuyện gì vui vui kể đi nào!
- Tôi thì làm gì có chuyện vui. - Bà Thuỷ uể oải đáp - Già rồi! Bảo anh Keng ấy! Anh ấy đang trai. [..]
- Thôi đi, đừng nói đến ông Lung nữa, ngứa cả ruột! - Đột nhiên Keng quay lại gạt đi bằng một giọng hằn học. []
® Mỗi người nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu (Bà Thuỷ: uể oải, anh Keng: bực tức, cáu bẳn). Những từ có tính chất khẩu ngữ và thể hiện rõ cảm xúc (ngứa cả ruột), câu cảm thán, câu cầu khiến bộc lộ thái độ
Þ Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc. Không có một lời nói nào mà không mang tính cảm xúc. Đây chính là đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 
 3. Tính cá thể:
- Ngôn ngữ sinh hoạt, nếu được ghi bằng âm thanh thì màu sắc âm thanh trong giọng nói của từng người rất rõ.
- Ngoài giọng nói thì cách dùng từ, cách lựa chọn kiểu câu cũng thể hiện cá tính. (Ví dụ: Có người rất thích dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào lời nói - Nhân vật Đào trong truyện Mùa lạc)
® Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người. Nó góp phần làm nên tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Thể hiện trong cách sử dụng từ ngữ của người nói, lớp từ địa phương, sắc thái khẩu ngữ, ngữ điệu nói.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 15 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: 
Bài tập 1: Thảo luận nhóm theo bàn chẵn - lẻ
 Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao dưới đây.
Trả lời:
a. (nhóm 1) 
 Câu:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
- Tính cụ thể:
+ Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.
+ Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.
+ Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).
- Tính cảm xúc:
+ Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến lưu, nhung nhớ.
+ Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình có nhớ ta, ta nhớ
- Tính cá thể: Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
b. (nhóm 2) Câu:
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
- Tính cụ thể:
+ Câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường.
+ Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà).
+ Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
- Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lười lao động).
- Tính cá thể: Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
Bài tập 2: HS chơi trò chơi mảnh ghép. Trong thời gian 10p. Đội nào lắp ghép xong hình, đúng đáp án. Đội đó sẽ thắng. 
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà
 - Hoàn thành bài tập 3 trang 127.
- Tìm đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm văn học và xem xét những biểu hiện của tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị bài Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão 
+ Sưu tầm tư liệu, hình ảnh vể Phạm Ngũ Lão 
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài. 
Chuẩn bị bài tập (trình bày trên ppt, làm video, giấy A0) 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Phạm Ngũ Lão, tác phẩm “Tỏ lòng”.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về thời đại nhà Trần.
+ Nhóm 3: Đối chiếu, so sánh bản dịch thơ và bản nguyên tác.
Bạn nào muốn có cả năm liên hệ với mình nhé Gmail: hongloantq75@gmail.com
https://www.facebook.com/Ninhhongloan

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_44_phong_cach_ngon_ngu_sinh_hoat.docx