Tiết 46: Làm văn:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3.
A.Mục tiêu bài học:
Giúp Hs:
- Nhận rõ những ưu, nhược điểm về kĩ năng viết bài văn tự sự.
- Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn tự sự để tiếp tục luyện tập kể chuyện hoặc viết bài văn tự sự.
B. Sự chuẩn bị của thầy và trò:
- Hs xem lại đề bài, sưu tầm các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Gv chấm bài, soạn thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức phát vấn đàm thoại, trao đổi thảo luận, nhận xét, biểu dương các bài làm tốt, sửa chữa các bài còn nhiều lỗi.
Ngày soạn: 29/11/2009 Ngày soạn: 01/12/2009 Tiết 46: Làm văn: trả bài viết số 3. A.Mục tiêu bài học: Giúp Hs: - Nhận rõ những ưu, nhược điểm về kĩ năng viết bài văn tự sự. - Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn tự sự để tiếp tục luyện tập kể chuyện hoặc viết bài văn tự sự. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: - Hs xem lại đề bài, sưu tầm các tài liệu tham khảo có liên quan. - Gv chấm bài, soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức phát vấn đàm thoại, trao đổi thảo luận, nhận xét, biểu dương các bài làm tốt, sửa chữa các bài còn nhiều lỗi. D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Tiến trình trả bài: Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Gv yêu cầu hs nhắc lại đề bài, chép lại lên bảng. ? Hãy: - Xác định kiểu bài của đề văn trên? - Vấn đề chính cần đề cập đến trong bài viết này là gì? - Để làm tốt bài văn này, em cần huy động những tri thức nào? Hs trả lời. - Phần thân bài cần kể những nội dung gì? Hs trả lời. Gv công bố biểu điểm, nhận xét cụ thể ưu, nhược điểm trong các bài viết của hs. Gv đưa ra một số lỗi tiêu biểu, yêu cầu hs phân tích và tìm cách sửa lại. Đọc biểu dương một bài làm tốt. Gv trả bài và yêu cầu hs : - Xem lại bài, đọc kĩ lời phê. - Xem lại và sửa các lỗi dùng từ, câu và diễn đạt. - Trao đổi bài với bạn để học tập, tự rút kinh nghiệm. Đề bài: Hãy tưởng tượng mình là nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám- sau khi chết xuống âm phủ- kể lại quãng đời sống ở trần gian. I. Tìm hiểu đề: 1. Kiểu bài: Tự sự. 2. Nội dung: Tưởng tượng mình là nhân vật Cám sau khi chết xuống âm phủ- kể lại quãng đời sống ở trần gian. 3. Phạm vi kiến thức: - Kiến thức ngữ văn. - Kiến thức thực tế. II. Lập dàn ý: Thân bài: 1. Hoàn cảnh nhân vật. - Bị Tấm dội nước sôi chết, hồn xuống âm phủ. - Sau khi chết xuống âm phủ, chứng kiến quang cảnh thì ân hận nhớ lại quãng đời sống ở trần gian. 2. Những sự việc nhớ lại khi sống ở trần gian: + Hoàn cảnh sống ở gia đình. + Những việc cùng mẹ đã làm với Tấm. + Thấy Tấm trở về xinh đẹp -> khơi gợi để được đẹp, bị dội nước sôi chết. 3. Suy nghĩ sau khi chết xuống âm phủ: -> Ân hận, đau đớn khi nhận ra những việc mình đã làm. III.Nhận xét kết quả bài làm của hs: 1. Ưu điểm: - Đa số hs nắm được yêu cầu của đề, nêu rõ trọng tâm, nhập vai chính xác. - Có sự sáng tạo, liên hệ với bản thân. - Một số bài viết có cảm xúc, văn phong diễn đạt trong sáng. VD: Bài làm của .. 2. Nhược điểm: - Một số bài viết còn sơ sài, chưa làm rõ trọng tâm, chưa nhập vai ở ngôi thứ nhất “tôi”. - Không làm đúng thể loại tự sự. - Nhiều bài không đặt nhân vật vào hoàn cảnh là sau khi chết xuống âm phủ hoặc nhập vai không đúng nhân vật (nhầm sang nhân vật Tấm). - Một số bài sa đà vào kể cốt truyện, bỏ qua nhiều chi tiết, sự việc liên quan đến Cám. - Kĩ năng ngữ pháp, diễn đạt còn yếu: +Sai chính tả. + Dùng đại từ nhân xưng ko thống nhất. + Chưa nắm chắc cách trích lời thoại trực tiếp. + Tách câu, đoạn chưa hợp lí. + Diễn đạt còn vụng, không lôgíc, sáo rỗng,... VD: Bài làm của.. IV. Chữa lỗi: 1. Lỗi về câu: + Sai nghĩa. + Ko phân biệt thành phần trạng ngữ- chủ ngữ và dùng từ vụng. 2. Lỗi diễn đạt: Diễn đạt lủng củng, thừa, trùng lặp ý. V. Đọc và biểu dương bài làm tốt. VI. Trả bài và dặn dò: 10B4 10B5 Giỏi: 0 0 Khá: 3 2 Tb: 26 28 Yếu: 9 8 Kém: 2 1 4. Củng cố – Nhận xét: - Hệ thống nội dung: Theo yêu câu bài học. - Nhận xét chung. 5. Dặn dò: Yêu cầu Hs: - Về xem lại bài. - Soạn bài: Thu hứng (Đỗ Phủ)
Tài liệu đính kèm: