Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 58: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 58: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Năm học 2019-2020

1. MỤC TIÊU

Giúp HS

- Kiến thức

+ Đoạn văn, các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung.

+ Các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

+ Có nhận thức đúng đắn, chân thực về một đối tượng quen thuộc, gần gũi.

+ Nắm được kiến thức phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản.

- Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi.

- Thái độ: Thấy được việc nắm vững phương pháp viết đoạn văn thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này.

- Về định hướng phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết), năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

+ GV: SGK Ngữ văn 10 tập 2, Tài liệu tham khảo, Giáo án cá nhân

+ HS: SGK Ngữ văn 10 tập 2, vở soạn, vở ghi.

3. PHƯƠNG PHÁP

 GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc, phát hiện, gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, vấn đáp, trả lời câu hỏi, thuyết trình,.

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC- GIÁO DỤC

4.1. Ổn định lớp (1 phút)

4.2. Kiểm tra bài cũ (5-7 phút)

 Câu hỏi: Kể tên các phương pháp thuyết minh đã được học so sánh phương pháp thuyết minh định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích

Đáp án: Các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích, chú thích, giảng giải nguyên nhân kết quả.

- Giống: Đều có cùng mô hình A là B. A là đối tượng cần thuyết minh, B là tri thức về đối tượng.

- Khác:

+ Nêu ra những thuộc tính cơ bản của đối tượng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, trong đó các đối tượng cùng loại với nhau

Nhà thơ X với nhà thơ Y, danh thắng X với danh thắng Y

Đảm bảo tính chuẩn xác độ tin cậy cao

+ Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác , có thể chưa phản ánh đầy đủ bản chất của đối tượng

Ưu điểm: Có tính chất mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hóa văn bản và phong phú hóa cách diễn đạt.

Nhược điểm: Mức độ chuẩn xác không cao như phương pháp định nghĩa

4.3. Giảng bài mới (25- 30 phút)

 

docx 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 58: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/12/2019 Tiết 58
Làm văn 
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU 
Giúp HS
- Kiến thức
+ Đoạn văn, các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung.
+ Các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
+ Có nhận thức đúng đắn, chân thực về một đối tượng quen thuộc, gần gũi.
+ Nắm được kiến thức phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi.
- Thái độ: Thấy được việc nắm vững phương pháp viết đoạn văn thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này.
- Về định hướng phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết), năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
+ GV: SGK Ngữ văn 10 tập 2, Tài liệu tham khảo, Giáo án cá nhân
+ HS: SGK Ngữ văn 10 tập 2, vở soạn, vở ghi.
3. PHƯƠNG PHÁP
 GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc, phát hiện, gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, vấn đáp, trả lời câu hỏi, thuyết trình,..
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC- GIÁO DỤC
4.1. Ổn định lớp (1 phút) 
4.2. Kiểm tra bài cũ (5-7 phút)
 Câu hỏi: Kể tên các phương pháp thuyết minh đã được học so sánh phương pháp thuyết minh định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích
Đáp án: Các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích, chú thích, giảng giải nguyên nhân kết quả.
- Giống: Đều có cùng mô hình A là B. A là đối tượng cần thuyết minh, B là tri thức về đối tượng.
- Khác: 
+ Nêu ra những thuộc tính cơ bản của đối tượng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, trong đó các đối tượng cùng loại với nhau 
Nhà thơ X với nhà thơ Y, danh thắng X với danh thắng Y
Đảm bảo tính chuẩn xác độ tin cậy cao
+ Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác , có thể chưa phản ánh đầy đủ bản chất của đối tượng
Ưu điểm: Có tính chất mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hóa văn bản và phong phú hóa cách diễn đạt.
Nhược điểm: Mức độ chuẩn xác không cao như phương pháp định nghĩa
4.3. Giảng bài mới (25- 30 phút)
 Kiểu bài làm văn thuyết minh là một trong những kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10. Các em đã được tìm hiểu về đặc điểm, cách lập dàn ý và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Để hiện thực hóa những hiểu biết đó trong một bài văn cụ thể, các em cần phải viết được các đoạn văn thuyết minh rõ ý, sáng lời. Bài học hôm nay chúng ta chủ yếu sẽ luyện tập thực hành thao tác đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ.
GV: Cho HS thảo luận
Thảo luận câu 1/SGK/62: Thế nào là một đoạn văn? Một đoạn văn cần đạt những yêu cầu nào? 
HS: Thảo luận và trả lời
Thảo luận câu 2/ SGK/62: Điểm giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh?
HS: Thảo luận và trả lời
Thảo luận câu 3 /SGK/63: Một đoạn văn thuyết minh bao gồm bao nhiêu phần ? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác, chứng minh không? Vì sao?
HS: Thảo luận và trả lời
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh.
Nhắc lại: Muốn viết đoạn văn thuyết minh cần có những bước chuẩn bị nào?
Đọc đoạn văn về nhà khoa học Anh – xtanh SGK /63.Thảo luận:
- Tìm chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn? Người viết đã sắp xếp các câu trong đoạn theo trình tự nào? Sử dụng phương pháp thuyết minh gì? Đoạn văn có đạt tính chuẩn xác và hấp dẫn không? Vì sao?
- Từ đoạn văn này, hãy lập dàn ý đại cương thuyết minh về con người, sự nghiệp của nhà bác học Anh xtanh?
- Như vậy, đoạn văn thuyết minh về quan niệm về thời gian của nhà bác học Anh -xtanh thuộc ý nào trong phần thân bài?
- Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, cần phải làm gì?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ Sgk/63
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Giao bài tập cho học sinh làm
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS làm phần luyện tập.
Bài 1
- Dựa vào đoạn văn vừa viết trên lớp, hãy viết tiếp theo các đoạn văn khác trong dàn ý đã lập (HS trình bày, GV sữa chữa, bổ sung)
Bài 2
Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
I. Đoạn văn thuyết minh:
1. Đoạn văn:
a. Khái niệm: Là một bộ phận của văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. 
b. Yêu cầu của một đoạn văn: 
 - Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất
- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
- Diễn đạt chính xác trong sáng, biểu cảm.
2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh:
Đoạn văn TM
Đoạn văn TS
Giống nhau
- Đều đảm bảo cấu trúc thường gặp của một đoạn văn
- Cùng trình bày về một sự kiện, miêu tả về một sự vật. Người viết đều phải quan sát cẩn thận
Khác nhau
- Thiên về cung cấp tri thức nên ít có (không có yếu tố miêu tả, biểu cảm )
- Đồng thời đảm bảo tính chuẩn xác hấp dẫn
- Giàu yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Chỉ cần đảm bảo tính hấp dẫn.
3.Cấu trúc đoạn văn thuyết minh:
- Gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Giữa các câu, các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác-chứng minh. Vì sắp xếp này phù hợp với dàn ý văn thuyết minh, phù hợp với thực tế đối tượng thuyết minh.
II. Viết đoạn văn thuyết minh:
1. Tìm hiểu ngữ liệu: SGK/63.
- Chủ đề đoạn văn: Quan niệm của Anh – xtanh về thời gian tương đối.
- Câu chủ đề: “Với Anh -xtanh thời gian []trở nên co dãnquan sát”.
- Phương pháp thuyết minh: Nêu ví dụ và con số cụ thể, chứng minh-giả thuyết.
- Trình tự sắp xếp: Diễn dịch từ khái quát đến cụ thể – so sánh, đối chiếu 2 con người ở không gian trên trái đất - trong vũ trụ.
ª Đoạn văn đạt tính chuẩn xác, hấp dẫn.
- Lập dàn ý đại cương về con người, sự nghiệp của nhà bác học Anh - xtanh:
+ Mở bài: Giới thiệu về nhà khoa học Anh -xtanh.
+ Thân bài: Cuộc đời
 Sự nghiệp khoa học : Thuyết tương đối và Quan niệm về thời gian tương đối.
+ Kết bài: Nêu nhận xét bản thân lưu lại cảm xúc trong lòng người đọc.
ª Đoạn văn viết về bác học Anh -xtanh nếu đặt trong dàn ý sẽ thuộc ý 2 trong phần sự nghiệp khoa học.
2. Ghi nhớ: Sgk/63
Bài tập
Yêu cầu: Viết bài văn thuyết minh về món bánh chưng của dân tộc Việt Nam
Lập dàn ý đại cương:
- Mở bài: Giới thiệu xuất xứ món bánh chưng(xuất hiện đời vua Hùng thứ 6, câu chuyện Lang Liêu)
- Thân bài: + Hình dáng, màu sắc, hương vị từ trong ra ngoài.
 + Giá trị bổ dưỡng.
 + Giá trị văn hóa(sản phẩm của nền văn hóa lúa nước, vh ẩm thực với nguyên lý âm dương, quan niệm vũ trụ thời xưa)
- Kết bài: Nhận xét, cảm xúc bản thân, bài học nhân sinh.
á Chọn 1 ý trong dàn ý để diễn đạt thành một đoạn văn:
- Có từ thời vua Hùng thứ 6, bánh chưng đã trở thành hồn tết Việt. Chuyện kể rằng, vưa Hùng muốn truyền ngôi. Ngài gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ngon dâng cúng tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau dâng sơn hào hải vị. Lang Liệu nhà nghèo, được thần báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giầy (hình tròn). Đến kì hẹn, Hùng Vương nếm các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liệu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho "trời tròn đất vuông", vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta. Lang Liệu được truyền ngôi. 
III. Luyện tập:
1. Bài 1: (Làm tại lớp) SGK/63.
Làm tiếp bài thuyêt minh về món bánh trưng của dân tộc.
2. Bài 2: SGK/63. 
ã Hướng dẫn :
- Chọn đề tài thuyết minh.(Về một danh lam thắng cảnh mà em biết, về một tác phẩm văn học)
- Xây dựng dàn ý.
- Viết thành những đoạn văn theo dàn ý.
- Lắp ráp các đoạn văn thành bài văn.
- Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung.
4.4. Củng cố (3 phút)
Chốt lại kiến thức cơ bản 
- Nắm được cách viết một đoạn văn thuyết minh
4.5. Hướng dẫn học sinh đọc và chuẩn bị bài ở nhà sau bài mới (3 phút) 
- Học bài cũ: Nắm vững nội dung bài học 
- Làm tất cả các bài tập chưa hoàn thiện vào vở ghi
- Tìm hiểu: “Tóm tắt văn bản thuyết minh”.Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa vào vở soạn. 
5. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_58_luyen_tap_viet_doan_van_thuye.docx