Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 6 Tiếng việt: Văn bản

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 6 Tiếng việt: Văn bản

Tiết 06. Tiếng Việt

VĂN BẢN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Giúp học sinh:

 - Củng cố được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.

 - Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp

B. PHƯƠNG TIỆN + PHƯƠNG TIỆN:

1. Phương pháp:

 Quy nạp

2. Phương tiện: SGK. SgV NV 10(T1) + Giáo án.

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2039Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 6 Tiếng việt: Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Ngày soạn: 16/08/2010
	 Ngày giảng: 18/08/2010
Tiết 06. Tiếng Việt
Văn bản
A. Mục tiêu bài học:
	* Giúp học sinh:
	- Củng cố được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
	- Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp
B. Phương tiện + Phương tiện:
1. Phương pháp:
	Quy nạp
2. Phương tiện: SGK. SgV NV 10(T1) + Giáo án.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Không
3. Bài mới: 
	Giới thiếu bài: Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ về mặt nội dung và hình thức. Vậy, văn bản là gì, nó được phân chia thế nào. Bài học ngày hôm nay sẽ giải đáp cho chúng ta những câu hỏi ấy.
Gọi HS đọc 3 văn bản.
HS đọc.
? Mỗi văn bản được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bẩn như thế nào?
Học sinh trả lời.
? Em có nhận xét gì về văn bản qua việc tìm hiểu trên?
Học sinh trả lời.
? Mỗi văn bản trên đề cập vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?
Học sinh trả lời.
? ở những văn bản nhiều câu (2,3) nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản (3), văn bản còn được t/c theo kết cấu 3 phần như thế nào?
Học sinh trả lời.
? Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
Học sinh trả lời.
? Qua các văn bản cho chúng ta hiểu gì về đặc điểm của văn bản?
 Học sinh trả lời theo ghi nhớ và đọc ghi nhớ SGK.GV giải thích rõ hơn.
? Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì?
? Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào?
? Cách thức thể hiện nội dung như thế nào?
Học sinh trả lời.
 ? Từ đó, nhận định xem văn bản thuộc lĩnh vực nào?
Học sinh trả lời.
? Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp là gì?
Học sinh trả lời.
? Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản này như thế nào?
Học sinh trả lời.
? Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản là gì?
Học sinh trả lời.
? Mỗi văn bản có cách kết cấu và trình bày ra sao?
Học sinh trả lời.
? Em có nhận xét gì về phạm vi sử dụng các loại văn bản?
Học sinh trả lời.
? Qua việc tìm hiểu trên, xác định các lại văn bản theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
Học sinh trả lời.
GV nhận xét trả lời của HS. Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ.
Học sinh đọc.
I. Khái niệm, đặc điểm
1.
- Văn bản (1) tạo ra trong HĐGT chung. Đây là kinh nghiệm của nhiều người với mọi người. Đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm cuộc sống. Đó là mối quan hệ giưã con người với con người, gần người tốt thì ảnh hưởng cái tốt và ngược lại quan hệ với người xấu sẽ ảnh hưởng cái xấu. Sử dụng 1 câu.
- Văn bản (2) tạo ra trong HĐGT giữa cô gái và mọi người. Nó là lời than thân của cô gái, gồm 4 câu.
- Văn bản (3) tạo ra trong HĐGT giữa vị chủ tịch nước với toàn thể quốc dân và đồng bào, là ước nguyện khẩn thiết và khẳng định quyết tâm lớn của dân tộc trong giữ gìn bảo vệ độc lập, tự do. Văn bản gồm 15 câu.
-> Trong quá trình giao tiếp, Văn bản có thể bao gồm 1 câu, nhiều câu, có thể bằng thơ hoặc văn xuôi.
2. 
VB (1) là quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất rõ ràng.
+ VB (2) là lời than của cô gái. Cô gái trong xã hội cũ như hạt mưa rơi xuống bất kể chỗ nào đều phải cam chịu. Tự mình, cô không thể quyết định được. Cách thể hiện hết sức nhất quán và rõ ràng.
+ VB (3) là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. VB thể hiện.
- Lập trường chính nghĩa của ta.
- Nêu chân lý đ/s dân tộc: Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
-Kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc bằng tất cả vũ khí trong tay.Đã là người Việt nam phải đứng lên đánh Pháp.
- Kêu gọi binh sỹ, tự vệ dân quân.
- Sau cùng khẳng định nước Việt nam độc lập, thắng lợi nhất định về ta.
3. 
Nội dung các văn bản này được triển khai hết sức mạch lạc. Mở đầu văn bản thwognf nêu vấn đề và khép lại là những ý mang tính chất tổng kết.
- Văn bản (3) được tổ chức theo 3 phần:
Phần mở đầu: " Hỡi đồng bào toàn quốc"
Phần thân bài: "Chúng ta muốnnhất định về dân tộc ta.
Phần kết bài: Còn lại
4. VB (1) Truyền đạt kinh nghiệm sống.
VB (2) : Lời than thân đẻ gọi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người với số phận người phụ nữ.
+ VB(3): Kêu gọi, khích lệ, thể hiện quyết tâm của mọi người trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Ghi nhớ:
SGK - 24
II. Các loại văn bản:
1. So sánh văn bản 1,2 với văn bản 3 (<ục I)
+ VB (1) đề cập đến một kinh nghiệm sống, VB (3) đề cập đến 1 vấn đề chính trị kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Từ ngữ: VB (1) và (2) dùng các từ ngữ thông thường, VB (3) dùng nhiều từ ngữ Chính trị - Xã hội.
+ VB (1) và (2) trình bày nội dùng thông qua hình ảnh cụ thể, do đó có tình hình tượng. VB (3) dùng lý lẽ va lập luận để khẳng định rằng cần phải kháng chiến chống Pháp.
 => VB (1) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tuy có thể dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, VB (2) cũng thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; VB (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. So sánh văn bản 2,3 với một bài trong sách giáo khoa, Đơn xin nghỉ học hoặc giây khai sinh. 
+ Phạm vi sử dụng:
- VB (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật.
VB (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
Các VB trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh là những VB dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.
+ Mục đích giao tiếp: VB (2) nhằm bộc lộ cẩm xúc; VB (2) nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến: các VB trong SGK nhằm truyền thụ kiến thức khoa học; đơn và giấy khai sinh nhằm trình bày ý kiến, nguyện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính.
+ Từ ngữ:
- VB (2) dùng những từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh.
- VB (3) dùng nhiều từ ngữ Chính trị, từ khoa học.
- VB trong SGK cũng có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
- Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.
- Kết cấu:
+ VB (2) có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát.
+ VB (3) có kết cấu 3 phần rõ rệt, mạch lạc.
+ VB trong SGK củng cố kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
+ Đơn và giấy khai sinh có mẫu hoặc in sẵn, chỉ cần điền nội dung cụ thể.
- Phạm vi sử dụng rộng rãi tất cả các loại VB trong đời sống xã hội, không trừ một loại văn bản nào.
- Các loại văn bản:
1. VB thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Thờ, nhật ký).
2. VB thuộc phong cách ngôn ngữ gọt giũa:
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Truyện, thờ, kịch) ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm.
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (Văn học phổ cập, báo chí, tạp chí, khoa học SGK, KH chuyện sâu)
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (Bài chính luận): Ngôn ngữ rõ ràng, chặt chẽ.
- VB thuộc phong cách ng hành chính công vụ: ngôn ngữ sử dụng chính xác, rõ ràng theo khuân mẫu.
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí: Ngôn ngữ, không gian, địa điểm, sự việc thật minh bạch rõ ràng.
Ghi nhớ:
SGK - 25
4. Củng cố - Nhận xét:
- Hệ thống theo nội dung bài học.
- Nhận xét chung.
5. Dặn dò: 
Học bài, làm các bài tập viết tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6 - Van ban.doc