Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 76: Luyện tập viết đoạn văn thuyêt minh

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 76: Luyện tập viết đoạn văn thuyêt minh

Tiết 76:

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYÊT MINH

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Ôn tập và củng cố những kiến thức về đoạn văn đãhọc ở THCS. Thấy được mối quan hệ mật thiết giữa việc viết đoạn văn với việc lập dàn ý.

- Tích hợp với các kiến thức về văn,Tiếng Việt và tích hợp với vốn sống thực tế để viết đoạn văn thuyết minh.

- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có liên kết câu và đúng kiểu bài thuyết minh.

B – PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

I. Phương tiện

SGK, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, giáo án

II. Cách thức tiến hành

Phương pháp: gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, diễn giảng

 

doc 4 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 76: Luyện tập viết đoạn văn thuyêt minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/02/2009
Ngày thực hiện: 02/03/2009
Tiết 76: 
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYÊT MINH
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Ôn tập và củng cố những kiến thức về đoạn văn đãhọc ở THCS. Thấy được mối quan hệ mật thiết giữa việc viết đoạn văn với việc lập dàn ý.
- Tích hợp với các kiến thức về văn,Tiếng Việt và tích hợp với vốn sống thực tế để viết đoạn văn thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có liên kết câu và đúng kiểu bài thuyết minh.
B – PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Phương tiện
SGK, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, giáo án
II. Cách thức tiến hành
Phương pháp: gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, diễn giảng
C - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. Ổn định lớp	
II. Kiểm tra bài cũ
- GV: Em hãy phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.
- HS trả lời, GV gọi một HS khác nhận xét câu trả lời của bạn sau đó chốt ý.
III. Giới thiệu bài mới
Ở chương trình THCS và chương trình lớp 10 ở THPT, các em đã được học nhiều về đoạn văn thuyết minh,lập dàn ý bài văn thuyết minh,phương pháp thuyết minh. Vận dụng những kiến thức đã học được, hôm nay chung ta sẽ cùng đi vào bài hoc Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.
IV. Tìm hiểu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập về đoạn văn thuyết minh
TT1: HS nhắc lại khái niệm về đoạn văn và yêu cầu cần đạt của đoạn văn.
- GV phát vấn: Các em đã được học nhiều về đoạn văn cũng như đoạn văn thuyết minh. Vậy em hãy nhắc lại thế nào là một đoạn văn?
- GV nhân xét, chốt ý
TT2: HS đọc SGK và phân biệt đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh.
- GV nhắc lại câu hỏi: Em hãy nêu những điểm giống và khác hau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh?
- HS trả lời, GV nhân xét và chốt ý
TT3: HS đọc mục 3 trong SGK và trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, rút ra kết luận cuối cùng.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS Viết đoạn văn thuyết minh.
- GV phát vấn: Muốn viết một đoạn văn thuyết minh, chúng ta phải có mấy bước chuẩn bị? Đó là những bước nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý
TT4: HS lập dàn ý đại cương cho một bài văn thuyết minh.
- GV: Em hãy lập dàn ý đại cương thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV nhận xét, đưa ra dàn ý đại cương cho bài văn thuyết minh.
I. ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
1. Hãy nhắc lại:
a) Khái niệm đoạn văn
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản bắt đàu từ chỗ viết hoa lùi đàu dòng thứ nhất bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt mỗi ý tương đối hoàn chỉnh.
b) Yêu cầu
- SGK
- Cần đạt tất cả các yêu cầu
2. Phân biệt đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh
- Giống nhau: Cùng trình bày một sự kiện,miêu tả một sự vật, hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận.
- Khác nhau:
+ Đoạn văn tự sự thường là kể và để người ta cảm là chủ yếu.
+ Đoạn văn thuyết minh thường là giới thiệu để người ta hiểu là chủ yếu.
3. Bố cục
Một đoạn văn thuyết minh thường có 3 phần:
- Mở đoạn: giới thiệu nội dung toàn đoạn
- Phát triển đoạn: thuyết minh cụ thể vào vấn đề.
- Kết đoạn: khẳng định lại kết quả của việc thuyết minh.
II. VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
1. Các bước viết bài văn thuyết minh
- Xác định đối tượng cần thuyết minh (một nhà khoa học, một tác phẩm văn học,một công trình nghiên cứu hay một điển hình người tốt, việc tốt)
- Xây dựng dàn ý
+ Mở bài: có mấy đoạn , mỗi đoạn nói gì?
+ Thân bài: có mấy đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý hay hơn một ý?
+ Kết bài: mấy đoạn, mỗiđoạn nói gì?
- Viết từng đoạn văn theo dàn ý
- Lắp ráp các đoạn văn thành bài văn và kiểm tra, sửa chữa,bổ sung.
2. Lập dàn ý
Lập dàn ý đại cương cho bài văn thuyết minh về tác phẩm Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi.
a. Mở bài
- Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm:
+ Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.
+ Đại Cáo Bình Ngô được công bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi (1/1428) khi đất nước sạch bóng quân thù.
+ Bài Cáo có ý nghĩa trọng đại được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta lúc bấy giờ.
b. Thân bài:
- Giá trị nội dung:
+ Khẳng định luận đề chính nghĩa
+ Tố cáo tội ác của giặc Minh
+ Quá trình kháng chiến thắng lợi
+ Lời tuyên bố chiến thắng và bài học lịch sử
- Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật lập luận, bút pháp tự sự trữ tình, hùng ca.
c. Kết bài
- Là bản tuyên ngôn độc lập vĩ đại
- Là áng thiên cổ hùng văn.
→ Như vây ở trong tiết này cô yêu cầu các em phải năm được những kiến thức đã học về đoạn văn thuyết minh và cách viết đoạn văn thuyết minh.
 D - DẶN DÒ
- Các em về nhà học bài và soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh(tiết 2) 
	Đà Nẵng, ngày 26/02/2009
	TBCĐTT GVHDGD STTT
 Lê Hường Nguyễn Thị Huyền Nhung Vi Thị Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 76.doc