Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết học: Đại Cáo Bình Ngô

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết học: Đại Cáo Bình Ngô

 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:

 1. Nắm được những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của bài Đại cáo bình Ngô.

 2. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm chính luận theo thể văn cổ- thể cáo.

 3. Bồi dưỡng ý thức độc lập, tự chủ, niềm tự hào dân tộc.

II/ Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án + Tư liệu có liên quan

 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

IV/ Tiến trình dạy học:

 1/ Ổ n định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ: (5) Bài TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI

Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi? Tại sao nói Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc? Vị trí, tầm vóc của ông trong nền VH dân tộc?

 3. Bài mới:

 3.1/ Vào bài Trong lịch sử VHVN, ba áng thơ văn kiệt xuất được coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc là: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta.

 

doc 5 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1109Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết học: Đại Cáo Bình Ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
 (Bình Ngô đại cáo) 
 I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:	
 1. Nắm được những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của bài Đại cáo bình Ngô.
 2. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm chính luận theo thể văn cổ- thể cáo.
 3. Bồi dưỡng ý thức độc lập, tự chủ, niềm tự hào dân tộc.
II/ Chuẩn bị: 
 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án + Tư liệu có liên quan 
 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV/ Tiến trình dạy học: 
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Bài TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI
Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi? Tại sao nói Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc? Vị trí, tầm vóc của ông trong nền VH dân tộc?
 3. Bài mới:
 3.1/ Vào bài Trong lịch sử VHVN, ba áng thơ văn kiệt xuất được coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc là: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta. 
 3.2/ Nội dung bài mới: 
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: HD TÌM TIỂU DẪN 
HS trả lời – sgk.
 I. TÌM HIỂU CHUNG: SGK
5’
Y/C hs đọc tiểu dẫn -sgk
Gọi từng hs nêu rõ HCST, Ý nghĩa nhan đề, thể loại và bố cục của TP.
ÿ GV: Nhấn mạnh ý chính.
HS ghi nhận.
 Hoàn cảnh sáng tác. 
Ý nghĩa nha đề. 
Thể loại. 
Bố cục. 4 phần
15’
HĐ2: HD ĐỌC -HIỂU VB
Như thế nào là nhân nghĩa ? Theo Nguyễn Trãi : nhân nghĩa là như thế nào ? ( có thể cho học sinh bình 2 câu thơ trên). 
Nhận xét về cách lập luận của Nguyễn Trãi? à Nêu nhận xét về câu thơ ? 
Qua đó, học sinh nhận xét về tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ?
Có thể nói những chi tiết trên là định nghĩa về dân tộc của Nguyễn Trãi.
Em có nhận xét gì về định nghĩa này của tác giả.
 Tiểu kết: Nhận xét chung của em về cảm hứng tự hào về nước và dân tộc. 
GV có thể tiến hành theo: chia lớp ra 4 nhóm, thảo luận 4 đề mục (4 đoạn, như bố cục). Hs đã làm việc theo nhóm (hoặc chuẩn bị ở nhà ), báo cáo KQ, Gv nhận xét, nhấn mạnh ý chính.
ÿ GV: chốt ý.
HS trao đổi suy nghĩ trả lời- sgk:
Là yêu dân và trừ bạo cho nhân (tiêu diệt kẻ thù tàn bạo cướp nước và bán nước).
Lập luận chặt chẽ và thuyết phục cao.
Dùng từ ngữ chính xác, những từ mang sắc thái khẳng định tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt tồn tại độc lập.
Dân tộc gắn liền với tên gọi Đại Việt: có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, chủ quyền, phong tục tập quán  có nồi giống 
HS ghi nhận.
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nêu cao tư tưởng (lập trường) chính nghĩa của cuộc kháng chiến:
a/ Cảm hứng, lý tưởng nhân nghĩa.
 - Nhân nghĩa :
 + “Yêu dân”: lo cho dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
 + “Trừ bạo” : tiêu diệt kẻ tàn bạo (cướp nước & bán nước)
à lập luận rất chặt chẽ & sức thuyết phục cao à câu thơ khẳng định lập trường chính nghĩa của kháng chiến chống quân minh – là cuộc chiến đấu vì nghĩa, vì dân à tư tưởng tiến bộ.
b/ Cảm hứng tự hào về nước, về dân tộc: Dân tộc :
 - gắn với tên gọi : Đại Việt
 + có nền văn hiến lâu đời.
 + có cương vực lãnh thổ, có chủ quyền.
 + có phong tục tập quán khác nhau.có lịch sử các triều đại lần lượt xuất hiện & thay thế nhau xây dựng và bảo vệ đất nước.
 + có giống nòi : tự hào anh hùng thời nào cũng có.
à Từ ngữ chính xác, kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng từ thực thế. Định nghĩa trên rất đầy đủ và hoàn chỉnh về một dân tộc - một quốc gia độc lập có tư thế ngang hàng với các nước khác.
è Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc & qua đó thể hiện ý thức & niềm tự hào dân tộc.
19’
Nguyên nhân nào (dẫn đến) giặc Minh xâm lược (gây tội ác trên đất nước Đại Việt) ta.
Nêu những tội ác mà giặc Minh thực hiện trên đất nước Đại Việt ta ? những câu thơ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
Gợi ý: 
Tác gả đứng trên những lập trường nào để tố cáo.
Hãy cụ thể hóa những nội dung mà tg tố cáo tội ác của bọn giặc.
Nêu và phân tích những thủ pháp nghệ thuật mà tg sử dụng để viết bản cáo trạng.
ÿ GV: chốt ý.
 Nguyên nhân :
- Nhà Hồ chính sự phiền hà và nhdân oan hận, gây mất lòng tin ở nhdân.
 - Quân Minh thừa cơ gây tai họa và sang xâm lược nước ta.
-Bọn gian tà bán nước để cầu vinh.
Tội ác của giặc Minh: 
- Khủng bố tàn sát dã man “ Nướng dân đen”
- Dối trời lừa dân.
- Bóc lột thuế khóa nặng nề “ Nặng thuế khóa”
- Vơ vét tài nguyên sản vật “ Người bị épcạm đặt ”
-Phá hoại môi trường sống“ Tàn hại cả “
-Đày đọa phu dịch“ Nay xây nhà mai  phu phen “
-Phá hoại nghề truyền thống ( đời sống) nhân dân “ Tan tác cả nghề canh củi ”
Hs ghi nhận.
 2/ Tố cáo tội ác của giặc ( Bản cáo trạng về tội ác của giặc Minh:
* Lập trường tố cáo: lập trường dân tộc (tố cáo âm mưu xâm lược); lập trường nhân nghĩa (tố cáo chủ trương, hành động tội ác diệt chủng).
* Nội dung tố cáo: 
 - Aâm mưu cướp nước, vạch trần luận điểm bịp bợm “phù Trần diêt Hồ”.
 - Khủng bố tàn sát dã man “ Nướng dân đen”
- Dối trời lừa dân.
- Bóc lột thuế khóa nặng nề “ Nặng thuế khóa”
- Vơ vét tài nguyên sản vật “ Người bị épcạm đặt ”
-Phá hoại môi trường sống“ Tàn hại cả “
-Đày đọa phu dịch“ Nay xây nhà mai  phu phen “
-Phá hoại nghề truyền thống ( đời sống) nhân dân “ Tan tác cả nghề canh củi ”.
* Nghệ thuật viết cáo: Bằng hình tượng, những h.ảnh có thật tiêu biểu vừa kquát vừa cụ thể, độc lập tương phản. (thảm cảnh của người dân vô tội tương phản với sự man rợ của kẻ thù). Với giọng văn thống thiết, vừa đau đớn, xót xa, vừa đanh thép.
=> Tác giả đã phơi bày được tội ác của kẻ thù một cách tập trung sinh động và man rợ nhất của giặc Minh đến nổi “ Trời không dung đất hông tha, thần và người đều căm giận”.
è Đoạn văn đã làm sống lại một thời kỳ đau thương đen tối của dân tộc => qua đó thể hiện nỗi căm giận ngút trời và nổi đau xé lòng của tác giả.
25’
Phân tích hình tượng người anh hùng Lê Lợi.
( - Sức mạnh giúp dân ta chiến thắng.
- Tìm những câu thơ, từ ngữ, chi tiết về hình tượng người anh hùng, vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn?
- Thể hiện ý nghĩa gì).
ÿ GV: Trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, quân và nhân ta có những khó khăn và thuận lợi nhất định, em hãy:
- Nêu những khó khăn của ta gặp phải trong cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược ?
- Thuận lợi của dân tộc ta ? Nhận xét chung về thuận lợi trên ?
Tìm những câu thơ, hình ảnh, chi tiết về bức tranh toàn cảnh, hoành tráng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (chọn 1 số trận đánh với hình ảnh tiêu biểu : Trận Bồ Đằng, miền Trà Lân, Lạng Giang, Lạng Sơn ) của: 
 *Quân ta : (dẫn chứng những trận đánh, hình ảnh tiêu biểu và nêu cảm nhận ..)
 *Quân địch : Bên cạnh khí thế của quân ta, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào nói về kẻ thù? à Thể hiện điều gì ? (dẫn chứng những trận đánh, hình ảnh tiêu biểu và nêu cảm nhận ..) 
Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó. 
ÿGV: chốt ý.
HS trả lời dựa vào SGK.
Người anh hùng Lê Lợi: 
Lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân nồng nàn với quyết tâm chiến đấu chống giặc. Đây tâm trạng của Lê Lợi cũng là tâm trạng chung của toàn dân.
Dẫn chứng: sgk.
Khó khăn: về binh lực, người tài, lương thực cạn, ..
Thuận lợi: Lòng yêu nước, đường lối chiến lược, chiến thuật; ....
Quân ta: với khí thế tiến công mãnh liệt, dồn dập, ào ạt, tỏ rõ thế tất thắng. (dẫn chứng – thơ sgk).
Quân địch: thất bại nhục nhã, thảm hại (dẫn chứng – sgk).
HS ghi nhận.
 3/ Quá trình của của cuộc kháng chiến:
 a/ Buổi đầu của cuộc kháng chiến:
* Hình tượng vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn
- Ngẫm thù lớn căm giặc nước
- Đau lòng, nhức óc.
- Nếm mật, nằm gai
- Quên ăn
- Đắn đo, trằn trọc, băn khoăn
=> Lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân nồng nàn với quyết tâm chiến đấu chống giặc. Đây tâm trạng của Lê Lợi cũng là tâm trạng chung của toàn dân.
* Những khó khăn :
- Binh lực yếu hơn kẻ thù “ Vừa khi  thù đương mạnh”.
- Người tài quý, hiếm “ Tuấn kiệt .. lá mùa Thu”.
- Quân thiếu, lương thực cạn “ Khi linh sơn  một đội”.
à quyết tâm vượt qua hoàn cảnh để tiến hành cuộc kháng chiến “ Trời thử lòng  ta gắn chí khắc phục gian nan”
* Những thuận lợi : ( sức mạnh giúp dân ta chiến thắng)
- Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa, tinh thần đoàn kết của quân và dân ta. “ Nhân dân bốn cỏi  tưởng những một lòng phụ tử”
- Đường lối chiến lươc, chiến thuật “Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh. Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” à chú trọng mưu cơ hơn binh lực.
è đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt, cứng cỏi.
 b/ Lược thuật cuộc chiến đấu:
 * Quân ta :
- Tư tưởng chỉ đạo của cuộc kháng chiến “đem đại nghĩa lấy chí nhân à thắng hung tàn, cường bạo”.
- Bức tranh toàn cảnh, hoành tráng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :  “Sấm vang chớp giật,  trúc chẻ tro bay, sĩ khí đã hăng, hăng lại càng hăng,  đá núi cũng mòn,  nước sông phải cạn, sạch không bình ngạc, tan tác chim muôn”
èKhí thế tiến công mãnh liệt, dồn dập, ào ạt, tỏ rõ thế tất thắng.
 * Quân địch :
“ nghe hơi mà mất via, nín thở cầu thoát thân,  đành bỏ mạng,  trí cùng lực kiệt, thất thế  cụt đầu,  tử vong,  tự vẫn,  lê gối dâng tờ tạ tội  tự xin hàng,  xin cưu mạng ”
à sự thất bại nhục nhã, thảm hại của kẻ thù.
è Với nghệ thuật tường thuật, gợi tả, liệt kê sinh động, hình ảnh thực, tiêu biểu, lối so sánh, cường điệu, nhịp điệp nhanh, dồn dập à Khắc sâu chiến thắng oanh liệt của dân tộc & phơi bày sự thất bại nhục nhã của kẻ thù à Qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc .
12’
Giọng văn ở đoạn kết có gì đáng chú ý ? (ung dung, trang trọng, gợi niềm vui trong không khí thanh bình và những suy tư sâu sắc ).
Những hình tượng thiên nhiên & qui luật vũ trụ “Kiền khôn  lực minh“ có tác dụng biểu đạt nội dung ntn.
Bài học lịch sử mà Nguyễn Trãi nêu ra qua lời tuyên bố độc lập? ý nghĩa của bài học lịch sử đó đối với chúng ta ngày nay ntn?
* Nêu chủ đề của tác phẩm ?
 Với giọng văn trang trọng, nghiêm trang: tuyên bố, khẳng định với toàn dân tộc về nền độc lập chủ quyền .. và từ đây mở ra một kỉ nguyên mới với tương lai tươi sáng
Bài học lịch sử: 
4.Lời tuyên bố hòa bình độc lập:
“ Xã tắc từ đây vững bền ()
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu “
- Với giọng văn: trang nghiêm, trịnh trọng: Tuyên bố, khẳng định với toàn dân về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại và khép lại 1 giai đoạn lịch sử hào hùng đã qua & mở ra một kỷ nguyên mới với tương lai tươi sáng.
- Bài học lịch sử:
 + Sự thay đổi thực chất là sự phục hưng dân tộc là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền: “Xã tắc...sạch làu”.
+ Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên chiến thắng: “Âu ... vậy”.
 àÝ nghĩa lâu dài với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
* Chủ đề: Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự cường, niềm tự hào d tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhdân ta & tài lãnh đạo vững mạnh của nghĩa quân trong cuộc chiến đấu giải phóng dtộc .
3’
HĐ3: HD TỔNG KẾT:
HS thực hiện.
 III. TỔNG KẾT: - Ghi nhớ - sgk
V/ Củng cố, vận dụng và dặn dò: (6’)
 1/ Củng cố -vận dụng: Vẽ sơ đồ kết cấu của bài Cáo?
TIỀN ĐỀ CHÍNH NGHĨA
 Tư tưởng nhân nghĩa Chân lí độc lập tự do
SOI SÁNG TIỀN ĐỀ VÀO THỰC TIỄN
 Kẻ thù phi nghĩa Nước Đại Việt chính nghĩa
 (Tố cáo tội ác của giặc Minh) (Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)
RÚT RA KẾT LUẬN
 Chính nghĩa chiến thắng Bài học lịch sử
 2/ Dặn dò: + Về học thuộc bài. Soạn bài: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau:  

Tài liệu đính kèm:

  • doc59 - 60. BINH NGO DAI CAO.doc