TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
+ Nêu được các biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Về kỹ năng:
+ Nhận biết được tính chuẩn xác và tính hấp dẫn trong một đoạn văn, bài văn bất kỳ.
+ Viết được một bài văn thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
+ Vận dụng được tính chuẩn xác và hấp dẫn khi trình bày một vấn đề.
- Về thái độ:
+ Có thái độ yêu thích văn thuyết minh.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM ------------------ MẪU T4 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY (Dành cho giáo sinh) Trường: THPT Hoàng Diệu Họ & tên GSh: Phạm Văn Tính Lớp: 10A9 Mã số SV: B1301057 Môn: Ngữ văn Ngành học: Sư phạm Ngữ văn Tiết thứ: 4 Họ & tên GVHD: Trầm Thị Long Tuyền Ngày: 22 tháng 02 năm 2017. TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. + Nêu được các biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Về kỹ năng: + Nhận biết được tính chuẩn xác và tính hấp dẫn trong một đoạn văn, bài văn bất kỳ. + Viết được một bài văn thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn. + Vận dụng được tính chuẩn xác và hấp dẫn khi trình bày một vấn đề. - Về thái độ: + Có thái độ yêu thích văn thuyết minh. II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp động não. Phương tiện: - Sách giáo khoa, giáo án. - Phương tiện trực quan. - Bảng phụ. - Phiếu học tập III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất? - Hãy kể tên các tập thơ tiêu biểu của ông. 2. Giới thiệu bài mới: - Trước khi vào bài mới, em nào hãy nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh mà em đã học. Theo em, yêu cầu về mặt tri thức và trình bày của văn bản thuyết minh phải như thế nào? => Trả lời: - Khái niệm: văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nhuyên nhân, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích, chứng minh,.. - Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, hữu ích, xác thực cho người tiếp nhận. - Yêu cầu trình bày: Chuẩn xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. * Vừa rồi, chúng ta vừa nhắc đến “tính chuẩn xác” và “tính hấp dẫn” trong văn thuyết minh. Vậy, tính chuẩn xác là gì? Tính hấp dẫn là gì? Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng có tác dụng gì trong văn bản thuyết minh? Và làm thế nào để tạo lập một văn bản thuyết minh đạt yêu cầu tính chuẩn xác và tính hấp dẫn? Để trả lời cho những câu hỏi trên, hôm nay, thầy và các em sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu bài “Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh”. 3. Dạy bài mới Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung lưu bảng Hoạt động 1: Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh. - Cho HS xem đoạn clip thuyết minh về phở bò để làm nền cho HS xác định tính chuẩn xác và hấp dẫn - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn phần Luyện tập ( Sách giáo khoa, tr. 27) kết hợp cho HS xem những hình ảnh về món Phở Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau: ? Những thông tin mà Vũ Bằng sử dụng khi thuyết minh về món Phở Hà Nội có đúng như những gì em biết không? ? Theo em, thế nào là chuẩn xác? => Chuẩn xác là rất đúng, là chuẩn mực có cơ sở khoa học, được kiểm chứng và được chọn làm mốc để nói và làm cho đúng. ? Thế nào là tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh? ? Vì sao văn bản thuyết minh cần có tính chuẩn xác => Cốt lõi của mọi văn bản thuyết minh là tri thức về sự vật, hiện tượng. Mục đích thuyết minh sẽ không còn tác dụng nếu tri thức thiếu chuẩn xác. - GV ví dụ một chi tiết sai trong một văn bản thuyết minh bất kỳ để HS thấy được tính chuẩn xác. *Ví dụ: Cây dừa Bình Định Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đò xôi (gốc dừa để ăn hoặc làm giống), nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm ? Làm thế nào để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh? * GV diễn giảng cho HS ghi nhớ. Hoạt động 2: Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh ? Đoạn văn thuyết minh về món Phở Hà Nội của Vũ Bằng có hấp dẫn không? ? Theo em, thế nào là tính hấp dẫn? => Tính hấp dẫn là sự lôi cuốn, thu hút của một sự vật, hiện tượng,.. ? Vậy theo em, tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh là gì? ? Vì sao văn bản thuyết minh cần có tính hấp dẫn? * GV diễn giảng thêm để HS hiểu rõ hơn vai trò của tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh ? Làm thế nào để đảm bảo tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh? * GV diễn giảng thêm, cho ví dụ minh họa để HS dễ hiểu. ? Trước khi vào phần Luyện tập, các em hãy cho thầy biết: Tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của VBTM có mâu thuẩn với nhau không? - GV dẫn: Chuẩn xác (đòi hỏi phải đúng) nhưng hấp dẫn (lại đòi hỏi phải cường điệu hóa, hoặc dùng nhiều loại câu để hấp dẫn người đọc, người nghe). * Nó không có mâu thuẩn với nhau, VBTM đòi hỏi tính chuẩn xác (là yêu cầu bắt buộc) tuy nhiên, phải tính hấp dẫn mới thu hút người đọc, người nghe nhưng chỉ cường điệu hóa ở một mức độ vừa phải, chấp nhận được - GV tổ chức hoạt động làm việc nhóm và ghi đáp án vào bảng phụ. + Nhóm 1 và 2 làm phần Luyện tập câu 1a Sgk trang 24và câu 2a Sgk trang 26 + Nhóm 3 và 4 làm phần luyện tập câu 1b và câu 1c trang 26 của Sách giáo khoa. - HS xem - HS đọc đoạn trích - HS trả lời câu hỏi. - HS phát hiện và trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS suy nghĩ và phát hiện. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - HS làm việc theo nhóm, nhóm này trả lời thì nhóm kia nhận xét. (2 nhóm nào xong đầu tiên thì dán lên bảng, 2 nhóm sau nhận xét, nhóm xong trước mà đúng có thưởng). (thời gian tối đa là 4 phút). - HS làm việc theo nhóm, nhóm này trả lời thì nhóm kia nhận xét. (2 nhóm nào xong đầu tiên thì dán lên bảng, 2 nhóm sau nhận xét, nhóm xong trước mà đúng có thưởng). (thời gian tối đa là 4 phút). I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh. 1. Khái niệm: - Trong văn bản thuyết minh, tính chuẩn xác là sự chính xác, sự tôn trọng tính khách quan, tính khoa học của đối tượng thuyết minh. 2. Vai trò: - Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh có vai trò quyết định giá trị của văn bản thuyết minh đó. => Tính chuẩn xác là yêu cầu cơ bản, đầu tiên của văn bản thuyết minh. 3. Những biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh. - Tìm hiểu thấu đáo về đối tượng thuyết minh trước khi viết. - Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học, cơ quan có thẩm quyền (nguồn tài liệu có uy tín). - Chú ý thời điểm xuất bản tài liệu (phải gần nhất với thời điểm viết văn bản thuyết minh) II. Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh. Khái niệm: - Trong văn bản thuyết minh, tính hấp dẫn là sự thu hút, sự lôi cuốn người đọc, nghe chú ý vào đối tượng thuyết minh nói riêng và văn bản thuyết minh nói chung. Vai trò: - Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh giúp cho văn bản thuyết minh thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe, điều này sẽ giúp cho văn bản thuyết minh càng có giá trị hơn. 3. Biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh. - Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác, không trừu tượng, mơ hồ. - So sánh làm nổi bậc sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe. - Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt, không đơn điệu. - Phối hợp nhiều loại kiến thức (tích, truyện, các giai thoại,..). III. Luyện tập Nhóm 1 và 2 1a) Viết như thế chưa chuẩn xác vì: Ngữ văn 10 không chỉ có Văn học dân gian mà còn có văn học viết. - VHDG có 12 thể loại, ở đây chỉ nêu ra 3 thể loại thôi. - Trong chương trình ngữ văn 10 không có học câu đố. 2a) Các biện pháp làm cho luận điểm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn là: + So sánh: 2 đối tượng @ Sự phát triển bộ não của những đứa trẻ ít được chơi đùa, tiếp xúc với bộ não của những đứa trẻ được thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc. @ Sự phát triển bộ não của chuột không tiếp xúc với chuột có tiếp xúc đồ chơi thường xuyên. + Nêu số liệu: 20 - 30%; 25%. + Dẫn chứng cụ thể để chứng minh vấn đề: các nghiên cứu thí nghiệm của các trường Đại học. + Trình bày kiến thức theo kiểu: tổng - phân - hợp Nhóm 3 và 4 1b) Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của cụm từ “thiên cổ hùng văn”. Vì “thiên cổ hùng văn” là “áng văn của nghìn đời” chứ không phải là áng văn được viết cách đây một nghìn năm, hơn nữa bài cáo này viết vào năm 1428, tính đến nay chỉ gần 6 thế kỷ (tức hơn 600 năm). 1 c) Không thể sử dụng văn bản này để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được, vì bài viết này chỉ tập trung giới thiệu về cuộc đời cũng như những bước thăng trầm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sự nghiệp làm quan chứ không hề đề cập đến nhà thơ với tư cách là một nhà thơ (ví dụ như đặc điểm thơ, những bài thơ tiêu biểu, dẫn ra một bài thơ gắn liền với tên tuổi của ông) Củng cố kiến thức: - Thế nào là tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh? Những biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác trong VBTM - Thế nào là tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh? Những biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn trong VBTM 5. Bài tập về nhà: Viết một bài văn thuyết minh về ngôi trường THPT Hoàng Diệu trong đó phải đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của VBTM. (thứ 6 nộp và chấm điểm). Giáo viên hướng dẫn Ngày 17 tháng 02 năm 2017 Người soạn (Ký tên) Trầm Thị Long Tuyền Phạm Văn Tính
Tài liệu đính kèm: