MỤC TIÊU CHUNG
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: câu chuyện, không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kế chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết lỗi dùng từ Hán Việt và biết cách sửa những lỗi đó.
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
- Biết giới thiệu, đánh giá (dưới hình thức thuyết trình) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện (theo lựa chọn cá nhân).
- Biết sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng
GIÁO ÁN MINH HỌA Tổ:.............................................................. Ngày soạn:. Ngày dạy:... Giáo viên:. Tuần:1->4 Tiết:1 đến tiết 11 BÀI 1. SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ (11 TIẾT) MỤC TIÊU CHUNG - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: câu chuyện, không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kế chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật. - Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Nhận biết lỗi dùng từ Hán Việt và biết cách sửa những lỗi đó. - Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Biết giới thiệu, đánh giá (dưới hình thức thuyết trình) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện (theo lựa chọn cá nhân). - Biết sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng ĐỌC TRI THỨC NGỮ VĂN HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tri thức Ngữ văn về các yếu tố của truyện kể qua bài tập điền các từ ngữ vào chỗ trống: (Cốt truyện, người kể chuyện, sự kiện, sự việc, biến cố, sự kiện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật) - trong tác phẩm tự sự và kịch được tạo nên bởi hoặc chuỗi . - Sự kiện là ., dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra. - Sự kiện trong . được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kế nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận.... ) tạo thành. - Truyện kể chỉ tồn tại khi có . - là phương tiện đề văn học khám phá và cắt nghĩa về con người. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. I. TRI THỨC NGỮ VĂN 1. Cốt truyện - Cốt truyện trong tác phẩm tự sự (thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết,... ) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện). - Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra. 2. Truyện kể - Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kế nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận.... ) tạo thành truyện kể. 3. Người kể chuyện - Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện. Trong nhiều loại hình tự sự dân gian, người kể chuyện có thể là người trực tiếp diễn xưởng để kể lại câu chuyện cho công chúng. Trong các hình thức tự sự của văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện” mà nhà văn tạo ra để thay minh thực hiện việc kể chuyện. Nhờ người kể chuyện, người đọc được dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của truyện kề đề tri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian,... Người kể chuyện cũng khơi dậy ở người đọc những suy tư về ý nghĩa mà truyện kể có thể gợi ra. 4. Nhân vật - Nhân vật là con người cụ thể được khắc hoạ trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần linh, loài vật, đồ vật,... nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chi hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện đề văn học khám phá và cắt nghĩa về con người. VĂN BẢN 1, 2, 3 TRUYỆN KỂ VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI (2 tiết) (Thần thoại Việt Nam) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật. - Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản. - Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực chuyên biệt: + HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật. + Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản. + Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. 3. Phẩm chất - Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp; tôn trọng và có ý thức tìm hiểu nền văn học, văn hoá Việt Nam và các nước trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ/chuẩn bị bài mới 3. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG/MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: Kiến thức đời sống, xã hội c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV: tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ” về thể loại thần thoại và các vị thần. - HS trả lời. - GV gọi HS nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt vào bài mới: Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện “Thần Trụ Trời” được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các thần khác như “Thần Gió”, “Thần Sét” tiếp đến nữa là các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người như “Cuộc tu bổ các giống vật”, “Mười hai bà mụ”. Thần ở đây là thần của thần thoại không phải là thần trong thần tích hay thần nghĩa theo mê tính dị đoan, mà là nhân vật chính trong các câu truyện, được nhân dân hình dung như lực lượng có thật, có hình dạng, có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ, làm nên những kỳ tích lớn lao, tác động tới con người. Để hiểu và thấy được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc của thần thoại Việt Nam, hôm nay cô và các em may mắn được học thần thoại “Trần Trụ trời”, “Thần Gió”, “Thần Sét” qua bài học “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới”. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức về thể loại thần thoại, thần thoại Việt Nam, những tìm hiểu chung về Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới theo gợi ý của phiếu học tập. Phiếu học tập Thể loại thần thoại Khái niệm Phân loại Cốt truyện Nhân vật Thời gian, không gian Thần thoại Việt Nam Thần thoại Việt Nam gồm có mấy nhóm Văn bản 1,2,3 - Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới Thể loại Nhân vật Không gian, thời gian Tóm tắt - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. I. THỂ LOẠI THẦN THOẠI - Thần thoại là thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thuỷ. - Căn cứ vào chủ đề, có thể chia thần thoại thành hai nhóm: + Thần thoại kề về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (thần thoại suy nguyên). + Thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá (thần thoại sáng tạo). - Ra đời trong “tuổi ấu thơ” của loài người nên thần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử,... Vì vậy, thần thoại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hoá nguyên thuỷ của cộng đồng. - Cốt truyện: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). - Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường.... + Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại. - Thời gian, không gian:Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. - Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho thần thoại. 2. Thần thoại Việt Nam - Thần thoại Việt Nam vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người Kinh và các dân tộc thiểu số. - Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt. - Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm: + Thần thoại suy nguyên: nhiều truyện có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại khác trên thế giới. Nhân vật chính của thần thoại suy nguyên là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa, gió, sấm, sét, muôn loài. + Nhóm truyện thần thoại sáng tạo có nhân vật chính là các anh hùng thần thoại và anh hùng văn hoá. Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hoá của từng cộng đồng. 3. Văn bản 1,2, 3 - Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới: a. Thể loại: - Thần thoại thần thoại suy nguyên. b. Nhân vật - Thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió. c. Không gian và thời gian: - Không gian: vũ trụ rộng lớn - Thời gian: + Thần Trụ Trời: hỗn mang. + Thần Sét + thần Gió: Không xác định (phiếm chỉ). d. Tóm tắt: - Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” đã lý giải về sự hình thành của thế giới tự nhiên thông qua các vị ... ống hạ giới đi chơi vào những buổi trời tối”. *. Hành động, việc làm của thần Gió - Hành động, việc làm: + Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. + Đứa con thần Gió nghịch ngợm gây tai hoạ. * Cơ sở của sự tưởng tượng: - Hiện tượng gió trong tự nhiên. => Quan niệm, sự lí giải của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên. d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chùm truyện - Cách xây dựng nhân vật của chùm truyện: + Các vị thần đều vô cùng vĩ đại, có quyền lực và năng lực phi thường. + Các vị thần đều được nhân hóa, có ngoại hình, tính cách tương tự như đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên trong đời sống. 2. Ý nghĩa của văn bản “Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới” - Gửi gắm quan niệm, khát vọng của dân gian về sự hình thành của thế giới tự nhiên. - Sự sáng tạo và khát vọng chinh phục tự nhiên của con người. - Tôn trọng, ngưỡng vọng tự nhiên nhưng không sợ sệt. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết a) Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: HS khái quát giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung - Phản ánh nhận thức và quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. - Thể hiện niềm tôn kính đối với văn hoá tâm linh và niềm tin vào tín ngưỡng trời và đất. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo. - Ngôn từ nghệ thuật gần gũi, dễ hiểu - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường - Lối kể chuyện mạch lạc, tự nhiên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bài 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại. Gợi ý: - Chọn truyện thần thoại - Tìm chi tiết kì ảo (thuật lại chi tiết đó). - Ý nghĩa của chi tiết đó là gì? - Thông qua chi tiết kì ảo nói riêng và câu chuyện nói chung đã phản ánh khát vọng, mong muốn gì của nhân dân. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - Bài viết của HS. - Đoạn văn tham khảo: (sưu tầm) Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã không quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Từ đó, con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS tìm đọc thần thoại Việt Nam. Chọn và tóm tắt một thần thoại hoặc vẽ một vị thần trong thần thoại mà em thích nhất. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - Bài làm của HS. 4. Hướng dẫn ở nhà: - Học bài và thực hiện các yêu cầu của GV giao - Chuẩn bị trước: đọc và soạn bài “TẢN VIÊN PHÁN SỰ LỤC” Phụ lục 1. Phiếu tìm hiểu về các vị thần (Dành cho GV muốn thay thế HĐ thảo luận thành làm phiếu) Phụ lục 2. Rubic chấm phần thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (2 điểm) 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (6 điểm) 1 - 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Hiệu quả nhóm (2 điểm) 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG Phụ lục 3. Rubic chấm bài viết viết KẾT NỐI VỚI ĐỌC TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (3 điểm) 1 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả Sai kết cấu đoạn 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Chuẩn kết câu đoạn Không có lỗi chính tả 3 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Chuẩn kết câu đoạn Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (7 điểm) 1 – 4 điểm Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 5 – 6 điểm Nội dung đúng, đủ và trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 7 điểm Nội dung đúng, đủ và trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Điểm TỔNG Phụ lục 4. Hoạt động vận dụng, liên hệ Đề 1. Trong thế giới tinh thần của cư dân bản địa Kon Tum, Yàng là một vị thần có mọi quyền lực chi phối đến con người, là nơi trừng phạt cũng như làm phúc cho bất kỳ một người nào. Mỗi dân tộc tuy cùng chung một khái niệm Yàng nhưng mỗi nơi có một cách nói, thờ cúng khác nhau. Người Xê Đăng có khái niệm gọi thần Yàng, là bốc, là dạ. Nhưng cách gọi phổ biến, rộng rãi nhất là Kia hoặc Kiếc dùng để chỉ các vị thần. Trong nghi lễ thờ cúng, người Xê Đăng coi trọng nhất là ông trời, thần sấm sét (Chư drai) hay thần lúa (Xri). Tâm thức của họ luôn mong chờ một sự che chở linh thiêng vô hình và tìm đến sự nương tựa để chống đỡ những mối đe doạ đến đời sống của họ. Người Ba Na, Yàng được gọi một cách tôn kính là ông bốc (Bok), bà dạ (Yã). Trong đó Bốc Kơi Đơi, Dạ Cung Ké được coi là hai vị thần quan trọng nhất, là những vị thần sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Bên cạnh những vị thần quan trọng, người Băh nar còn thờ kính các vị thần như Bốc Kla (thần Cọp), Dạ Nôn (bà thiện), Dạ Cầu (bà ác), Yàng Đăk (thần nước), Yàng Kông (thần núi)... Ở người Jrai cũng có rất nhiều thần linh được đồng bào coi trọng như thần nhà (Yàng Seng), thần làng (Yàng Alabôn), thần nước (Yàng Pênla)... Đồng bào quan niệm đó là những vị thần gần gũi với người dân có nhà ở, giúp người dân có nhà ở, bảo vệ mùa màng, làng mạc... Ngoài ra, người Jrai còn thờ cúng các vị thần khác vào những ngày lễ như thần đất, thần sét... Trong tín ngưỡng thờ thần, người Giẻ Triêng chưa có sự đồng nhất giữa các cách gọi để phân biệt giữa đâu là thần, thánh và ma quỷ. Nhìn chung, tín ngưỡng đang còn nằm ở dạng đa thần. Tuỳ vào từng nơi, bản làng mà người gọi Yàng hoặc Năm để chỉ đến lực lượng siêu nhiên nào đó liên quan đến đời sống của họ. Ở người Brâu, dù là một dân tộc có số lượng ít nhất so với các dân tộc khác ở Kon Tum nhưng tín ngưỡng thờ thần thì rất phong phú và đa dạng như thần mặt trời (Yàng mắt ngay), thần rừng (Yàng Bri), thần nước (Yàng đúc)... Có thể nói, thế giới tâm linh của các dân bản địa Kon Tum rất phong phú, đa dạng. Thế giới đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của đồng bào nơi đây. Chính những yếu tố đó đã chi phối đến cách ứng xử của họ đối với cộng đồng. (Theo Nguyễn Văn Dũng - Báo Sức khoẻ & Đời sống, số 5/2006) Đề 2. Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Đề 3. Học sinh có thể trả lời: Niềm tin về bản thân, sức mạnh nội tại. Niềm tin xuất phát từ con người, lòng yêu thương, trắc ẩn VĂN BẢN 4 TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) Cấu trúc soạn tương tự phần Văn bản 1,2,3 ..
Tài liệu đính kèm: