Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 11

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 11

LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS hiểu được khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, từ đó viết được các đoạn văn tự sự.

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

 C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 8 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện viết đoạn văn tự sự
	 A. Mục tiêu bài học
	Giúp HS hiểu được khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, từ đó viết được các đoạn văn tự sự.
	B. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
 C.Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
Phương pháp 
Nội dung cần đạt
I. Đoạn văn trong văn bản tự sự.
(H/S đọc phần 1, 2, 3 SGK)
GVH: Ba phần 1, 2, 3 SGK trình bày nội dung gì ?
GVH: Đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm gì ?
II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự
 (H/S đọc SGK) trả lời câu hỏi)
GVH: Đoạn văn trên có thể hiện đúng dự kiến của tác giả không? Nội dung, giọng điệu của đoạn mở đầu kết thúc có gì giống nhau khác nhau ?
GVH: Anh (chị) rút được kinh nghiệm gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc ?
H/S đọc phần 2 SGK và trả lời câu hỏi.
GVH: Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không ? Vì sao? Theo anh (chị) đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà học sinh định viết.
GVH: Học sinh đã thành công khi viết đoạn văn này ở nội dung nào ? Nội dung nào còn bỏ trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào phần để trống (cần bổ sung đó) để hoàn chỉnh đoạn văn cần viết.
GVH: Anh (chị) nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự ?
III. Luyện tập
1.H/S đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi
GVH: Đoạn văn kể sự việc gì? ở phần nào? Của văn bản tự sự nào?
GVH: Đoạn trích cố tình sai sót về ngôi kể, kể rõ chỗ sai đó? Và sửa lại cho hoàn chỉnh.
GVH: Từ phát hiện và chỉnh sửa, anh (chị) có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong bài tự sự.
GVH:Viết đoạn văn dựa vào chín câu đầu tiên "Lời tiễn dăn" đề thể hiện rõ tâm trạng cô gá i?
IV.Củng cố
- Ba phần 1, 2, 3 SGK trình bày về đặc điểm của đoạn văn trong văn bản tự sự.
Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý khái quát thường gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý cụ thể.
- Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau.
Đoạn phần mở bài " giới thiệu câu chuyện.
Đoạn ở thân bài " kể diễn biến sự việc chi tiết.
Đoạn kết bài " Tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau (cách tả người, kể sự việc) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa văn bản.
- Mở đầu và kết thúc truyện ngắn "Rừng Xà Nu) đúng như dự kiến của nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc).
 Mở đầu tả rừng xà nu hết sức tạo hình
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc
Trong rừng xà nu cây nào là không bị thương.
Trong rừng  sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh cây ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên.
 Kết thúc miêu tả rừng xà nu mờ dần, xa dần.
T'nú lại ra đi, cụ Mết và Dít đưa anh đến tận cửa rừng xà nu.
Trận đại bác đêm qua đánh ngã bốn, năm cây xà nu toQuanh đó vô số những cây con đang mọc lênCó những cây mới nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt như lưỡi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa.
Ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến tận chân trời.
Mở đầu và đoạn cuối có giọng điệu giống nhau. Miêu tả cây xà nu; rừng xà nu khác nhau: đầu truyện mở ra cuộc sống hiện tại. Kết thúc gợi ra sự lớn lao mạnh mẽ hơn ở những ngày tháng phía trước.
- Xác định được nội dung cần viết, định ra hướng viết. ở mỗi sự việc cần phác thảo những chi tiết. Mỗi chi tiết cần miêu tả nét chính, đặc sắc, gây ấn tượng. Đặc biệt có sự việc, chi tiết phải được thể hiện rõ chủ đề (nội dung cần thể hiện). Cố gắng thể hiện mở đầu, kết thúc có chung một giọng điệu, cách kể sự việc.
- Đây là đoạn văn trong văn bản tự sự vì có câu nêu sự việc khái quát (câu chủ đề) và các câu thuộc chi tiết làm rõ sự việc.
Chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị.
Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp. Chị Dậu nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên (cần bổ sung).
Một đoàn người áo quần rách rưới nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kẻ cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào ào vây lấy chị.
Chị Dậu ứa nước mắt (cần bổ sung).
Nén xúc động, chị Dậu dang rộng cánh tay như muốn ôm lấy mọi người nghẹ nghào nói: Cách mạng thành công rồi cả dân tộc đã đứng dậy! Bà con ơi! Chúng ta hãy lên huyện bắt bọn quan lại, phá kho thóc chia cho dân nghèo.
Đoạn văn thuộc phần thân bài trong truyện ngắn "Trời sáng" học sinh dựa vào "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố để viết.
HS viết đoạn văn này đã thành công khi miêu tả sự việc chị Dậu được cán bộ Đảng giác ngộ, cử về Đông Xá vận động bà con vùng lên. Tuy nhiên những dự cảm về ngày mai tươi đẹp cần phải được bổ sung thêm. Đặc biệt là tả tâm trạng chị Dậu khi về làng.
Bổ sung (gợi ý) " chị Dậu nhìn thấy trên trời phía đông một màu hồng ửng lên. ánh sáng rực rỡ, chói chang rọi vào bóng tối phá đi cái thăm thẳm của màn đêm bao phủ.
Chị Dậu ứa nước mắt. Tự nhiên chị như thấy cái ngày nắng chang chang chị đội đàn chó con, tay dắt con chó cái cùng đứa con gái bảy tuổi sang nhà Nghị Quế thôn Đoài. Cái lần mang anh Dậu ốm ngất ở đình về, cái lần vật lộn với tên tri phủ Tư Ân, xô quan cụ ngã.
Có ý tưởng hình dung sự việc định viết. Nó sẽ xảy ra như thế nào? Dự kiến kể lại sự việc đó. Mỗi sự việc cần phải miêu tả như thế nào để gây được ấn tượng đặc biệt phải giữ được sự liên kết câu trong đoạn cho mạch lạc chặt chẽ.
- Đoạn văn kể về sự việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong. ở phần thân đề, của văn bản "Những ngôi sao xa xôi".
Đáng lẽ phải dùng ngôi thứ nhất (tự kể). Người chép cố tình chép sai năm chỗ.
Da thịt cô gái
Cô rùng mình
Phương Định cẩn thận
Cô khoả đất
Tim Phương Định cũng đập không " Tất cả đều sửa bằng từ "tôi".
Chú ý tới ngôi kể và đảm bảo thống nhất ngôi kể.
- Gợi ý: Tôi đau khổ nhìn em yêu của tôi phải cất bước theo chồng. Em cúi đầu lặng lẽ, bước từng bước một. Thỉnh thoảng em lại ngoái đầu nhìn lại bản làng, vừa như chờ đợi ngóng trông điều gì? Tôi hiểu tâm trạng em. Mỗi bước đi lòng em càng thương, càng nhớ. Nhớ con đường lên nương, nhớ đường mòn xuống núi, qua suối, qua khe...nhớ cả nơi chúng mình hò hẹn. Em thẫn thờ như cái xác không hồn. Em dừng lại nơi rừng ớt như muốn chờ. Em tới rừng cà như muốn đợi. Em ngắt dăm ba lá ớt như kéo dài thời gian để chờ, để đợi. Em yêu dừng lại chờ tôi tới. Em bẻ lá cho tôi ngồi như mọi lần. Lòng tôi cũng rưng rưng.
Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK.
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Củng cố và hệ thống cái tri thức về văn học dân gian đã học, kiến thức chung, kiến thức cụ thể về thể loại và tác phẩm hoặc đoạn trích.
Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.
Phương tiện thực hiện
SGK, SGV
Thiết kế bài học
Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
Nội dung ôn tập
Định nghĩa về văn học dân gian ? Trình bày đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm đoạn trích đã học).
2. Văn học dân gian có những thể loại nào? Chỉ ra đặc trưng của các thể loại: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ.
3. Đặc trưng thể loại VHGD:
GVH: Sử thi có đặc trưng gì ?
GVH: Truyền thuyết có đặc trưng gì ?
GVH: Truyện cổ tích có đặc trưng gì ?
GVH: Truyện cười có đặc trưng gì ?
GVH: Ca dao có đặc trưng gì?
GVH: Truyện thơ có đặc trưng gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của qua trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Đặc trưng cơ bản:
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Văn học dân gian là sản phẩm của sáng tác tập thể.
Văn học dân gian có tính thực hành phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
(Lấy dẫn chứng các tác phẩm đã học)
Gồm 3 thể loại: + Truyện cổ dân gian
	+ Thơ ca dân gian
	+ Sân khấu dân gian
Mỗi thể loại lại bao gồm nhiều tiểu loại, VD:
Truyện cổ (Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn).
Thơ ca dân gian gồm: (Ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố, vè).
Sân khấu dân gian (chèo, tuồng đồ, cải lương, múa rối cạn, múa rối nước).
Đặc trưng các thể loại.
Sử thi: Dòng tự sự dân gian có quy mô lớn. Xây dựng được nhân vật mang cốt cách cộng đồng cư dân thời cổ đại. Ngôn ngữ có vần nhịp. Chia làm hai loại sử thi anh hùng và sử thi thần thoại.
Truyền thuyết: Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật có liên quan lịch sử nhưng lại không phải là lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá. Qua đó nhân dân muốn gửi gắm tâm hồn và lí tưởng của mìn. Truyền thuyết có nội dung phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước, lao động và sáng tạo văn hóa. Nhân vật truyền thuyết thường nửa thần, nửa người hoặc con người được lí tưởng hóa.
Dòng tự sự dân gian miêu tả cuộc đời số phận bất hạnh của con người lương thiện đồng thời thể hiện ước mơ đổi đời của họ . Có 2 loại:
Kể về sinh hoạt của nhân dân (cổ tích sinh hoạt).
Kể về các loài vật biết nói tiếng người (cổ tích loài vật).
Nhân vật truyện cổ tích thần kì thường là người mồ côi, em út, đứa con riêng trong truyện thường xuất hiện nhân vật phù trợ như bụt, ông lão, bà lão, vật báu trả ơn. Những nhân vật ấy có cả ở phái ác như: Chăn tinh, Đại bàng, Hồ tinh.
Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt là con người ở cả hai đối cực hoặc thông minh, hoặc đần độn, có tài năng và sự kém cỏi. Sức khỏe vô địch.
Truyện cổ tích loài vật kể về loài vật nhưng vẫn hướng về con người.
Truyện cười rất ngắn gọn. Nhân vật ít. Truyện gồm hai yếu tố cái cười và bản chất cái cười. Cái cười tạo ra bởi mâu thuẫn giữa bình thường / không bình thường. Có / không. Thật / giả. Bên trong / bên ngoài. Hiện tượng / bản chất. Thường dựa vào thủ pháp cử chỉ, lời nói để gây cười. Cái cười mang ý nghĩa phê phán hoặc khôi hài.
Là lời hát đã tước bỏ tiếng đệm tiếng láy, chỉ còn lời. Người ta có thể bè vào nhiều làn điệu dân ca. Ca dao là tiếng nói thể hiện tình cảm ở nhiều hoàn cảnh, nghề nghiệp khác nhau. Ca dao có cấu trúc bằng nhiều mô típ, những công thức, dưới hình thức đối đáp, sử dụng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ tu từ. Chủ đề bài ca thuộc nhiều hạng người trong xã hội.
Truyện thơ có cấu trúc đồ sộ. Lời thơ kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình.
Trả bài làm văn số 2
mục tiêu bài học
Giúp học sinh biết vận dụng tổng hợp những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩa cảm xúc và kĩ năng về tìm ý, lập dàn ý và diễn đạtĐồng thời tự đánh giá, rút kinh nghiệm những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau.
B- Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học
Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau.
2. Tiến trình tổ chức dạy học
a. Xác định yêu cầu của bài làm.
GV cho học sinh đọc lại đề bài ( Lớp 10 A3 câu 1, 10A4 câu 3, SGK trang 81). 
Đề 1: HS cần xác định rõ yêu cầu của đề là luyện tập phương thức tự sự, ôn lại những kiến thức đã học: lập dàn ý, chọn sự việc, chọn chi tiết tiêu biểu; kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
Đề 2: HS cần xác định rõ yêu cầu phải bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về một truyện cười mà các em yêu thích. Hiểu được thi pháp truyện cười, giá trị ý nghĩa của nó trong đời sống thường nhật.
Cả hai đề đều cần ở các em những cảm xúc và suy nghĩ sao cho phù hợp với đề bài, chân thành, không khuôn sáo giả tạo, bộc lộ rõ sự tinh tế
b. Nhận xét chung:
Do tính chất tự do khi lựa chọn của đề bài nên không có một đáp án cụ thể nào. Gv chỉ có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em.
Cụ thể : Những bài viết tốt là: Em T. Nhung, H. Anh, Đ. Hải, N. Thu, P. Tú (10A3); em: M. Hoàn, N. Hiền B, V. Anh, Nhung (10A4).
 Những em có bài viết kém là: N. Hiệp, T. Bộ, N. Hoà(10A4).
Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả tuy đã sửa từ bài trước, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém, không chịu sửa lỗi ở nhà). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, không tái phạm lần 3 trên cùng một lỗi, có kiểm tra ở lần sau.
c. Biểu dương và sửa lỗi:
- Gv chọn một số bài, đoạn văn tiêu biểu có ý hay, sáng tạo, có cảm xúc đọc cho HS nghe cùng học và rút kinh nghiệm.
- Cũng nên chọn một số bài mắc lỗi kiến thức, diễn đạt, chính tả đọc và cùng các em sửa , rút kinh nghiệm.
d. Trả bài tổng kết
GV trả bài cho HS và dành thời gian nhất định cho các em xem lại bài của mình để các em tự sủa bài viết. Đồng thời chủ động khuyến khích các em hỏi, giải đáp những thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc điểm đã cho.
Tổng kết và nhắc các em chuẩn bị cho bài viết số 3 ở nhà
Ra đề bài viết số 3
(Học sinh làm ở nhà)
Mục tiêu bài học
Giúp HS: + Hiểu sâu hơn về văn bản biểu cảm, nhất là những kiến thức về vai trò quan sát thể nghiệm đời sống với việc làm văn. Từ đó các em có thể vận dụng kết quả quan sát và thể nghiệm vào nội dung bài viết văn.
 + Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn vói con người và cuộc sống. Nhận thức tốt về bản thân trong mối quan hệ với XH.
B. phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học
 1, Phương pháp dạy học
SGKNC đã chỉ dẫn khá cụ thể GV chỉ cần dựa vào đó để triển khai .
Nhắc HS ôn lại những kiến thức đã học về lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn biểu cảm.
2, Tiến trình thực hiện
a. Giới thiệu đề bài
GV cho HS chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Những cảm xúc và suy nghĩ của anh (chị) trước một hiện tượng cuộc sống, một công việc, hoặc một con ngưòi cụ thể ?
Đề 2: Cảm nghĩ của anh (chị) về một bài ca dao, một câu danh ngôn mà anh (chị) yêu thích ?
b. Hướng dẫn cho HS làm bài
GV nhắc nhở HS về ý thức và thái độ làm bài, thời gian làm bài, động viên khuyến khích khả năng sáng tạo của các em. Giải đáp thắc mắc nếu có.
HS làm bài tự giác, không chép, copy bài bạn hoặc từ tài liệu, tự chọn thời điểm, thời gian. Cố gắng viết bài bằng cảm xúc thực và niềm yêu thích.
3. Đáp án
HS có thể tự chọn đề, đề tài, nội dung, tác phẩm theo ý cá nhân miễn sao không lạc đề. Nội dung có thể xem xét, đánh giá dựa trên kết quả các em trình bày trong bài viết. Đặc biệt chú ý đến những em có bài viết, hướng viết lạ, sáng tạo.
4. Thang điểm:
 * Điểm 8,9: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu của mỗi đề. Có sáng tạo, cảm xúc. Có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ, không sai quá 2 lỗi chính tả.
 * Điểm 5,6,7: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề. Diễn đạt chưa thật tốt, có thể còn mắc lỗi về chính tả nhưng không phải những từ cơ bản. Không sai kiến thức.
 * Điểm 4,3,2: Bài làm lan man sơ sài, có lỗi kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Sai nhiều chính tả.
 * Điểm 0,1: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc