Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 14

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 14

NHaứn

A . MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm .

2. Đọc và hiểu bài thơ giàu triết lý nhân sinh.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học .

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ .

2. Giới thiệu bài mới .

 Sống gần trọn thế kỉ thứ XVI (1949 - 1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến cảnh bất công, ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam Lê , Mạc, Trịnh . Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người:

 Còn bạc còn tiền còn đệ tử

 

doc 7 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHaứn
A . mục tiêu bài học 
Giúp HS:
1. Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm .
2. Đọc và hiểu bài thơ giàu triết lý nhân sinh.
b. phương tiện thực hện 
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ .
2. Giới thiệu bài mới .
 Sống gần trọn thế kỉ thứ XVI (1949 - 1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến cảnh bất công, ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam Lê , Mạc, Trịnh . Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người:
 Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
 Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần , dâng sớ xin vua chém kẻ lộng thần. Vua không nghe, ông cáo quan về sống tại quê nhà với triết lý . 
 "Nhàn một ngày là tiên một ngày "
 Để hiểu quan niệm sống nhàn của Nguyên Bỉnh Khiêm như thế nào , ta tìm hiểu bài thơ Nhàn của ông .
phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi H/S đọc tiểu dẫn
GVH: Phần tiểu dẫn SGK trình nội dung gì ?
+Về nguồn gốc
+ Về quá trình trưởng thành của Nguyễn Bỉnh Khiêm . 
GVH: Về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
GV:Gọi H/S đọc SGK
GVH: Theo anh (chị ) bài thơ có bố cục như thế nào ?
GVH: Chủ đề bài thơ ?
GVH: Nội dung hai câu thơ đầu thể hiện hoàn cảnh , tâm trạng tác giả như thế nào ? các dùng số từ và nhịp điệu có gì đáng chú ý ?
GVH: Hai tiếng "thơ thẩn "cùng với "dầu ai vui thú nào" gợi ý gì ?
GVH: Cuộc sống của bậc đại ẩn am Bạch Vân được miêu tả như thế nào ở câu 5&6 ?
GVH: Anh(chị) hiểu như thế nào là nơi vắng vẻ, chốn lao xao ? Quan điểm của tác giả vẻ dại khôn như thế nào ?
GVH: Nội dung của hai câu thơ cuối ?
GVH: Anh(chị) thử tìm một số nhà thơ trung đại có tư tưởng như nhà thơ ?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả 
HSĐ&TL:
HSPB: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm .
+Nguồn gốc :Sinh 1491 mất 1585 . Quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo , ngoại thành Hải Phòng .
+ Quá trình trưởng thành :đỗ Trạng nguyên năm 1535 (44 tuổi ) làm quan dưới triều Mạc.
Ông sống thẳng thắn cương trực . Ông dâng sớ chém 18 tên lộng thần không được nhà vua chấp nhận , ông cáo quan về quê, lập Am Bạch Vân dạy học . Học trò có nhiều người nổi tiêng như: Nguyễn Hàng , Nguyễn Dữ , Phùng Khắc Hoan .Ông được suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (người thầy sông tuyết ):Vua Mạc, Chúa Trịnh nhiều lần đến hỏi ông , ông đều mách bảo , với mục đích hạn chế chiến tranh chết chóc. Ông được nhà Mạc phong tước Trình Quốc Công. Trong dân gian vẫn gọi ông là Trạng Trình vì ông có nói nhiều những câu sấm ngữ.
HSPB: Ông để lại 700 bài thơ chữ Hán trong "Bạch Vân am thi tập" và 170 bài thơ chữ Nôm trong " Bạch Vân quốc ngữ thi". Nội dung thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lý giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. Đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội.
2. Tác phẩm
HSĐ&TL:
HSPB: Vị trí trích trong tập "Bạch Vân quốc ngữ thi".
Bài thơ có bố cục 2/4/2.
=> Bài thơ thể hiện quan điểm về cuộc sống nhàn tản: Không vất vả, không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an nhàn của bản thân. Hòa hợp với tự nhiên, lánh xa quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
II. Nội dung chính
1. Vẻ đẹp cuộc sống 
+ Mai , cuốc :dụng cụ đào xới đất . cần câu dùng để bắt cá . 
+ Thơ thẩn dầu ai :dù ai có cách vui thú nào cũng mặc , ta cứ thơ thẩn theo cách sống của ta. 
=> Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn. Đó là sống không vát vả, cực nhọc . nhịp điệu 2/2/1/2 ở câu thơ đầu diễn tả trạng thái ung dung trong những việc hàng ngày (lao động , vui chơi ). Ba chữ "một" trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang thật khiêm tốn , bình dị.
+ Hai tiếng thơ thẩn gợi ra trạng thái thảnh thơi của con người . Đó là một con người vô sự trong lòng không bận chút cơ mưu , tự dục . Mấy tiếng "dầu ai vui thú nào "thể hiện không bận tâm tới lối sống bon chen, chạy đua với danh lợi , khẳng định lối sống của mình đã chọn . Đó là lối sống không vất vả không cực nhọc .
=> Hai câu thơ thể hiện :không quan tâm tới xã hội chỉ no an nhàn của bản thân sống hòa hợp với tự nhiên .
Đặc biệt sống hòa nhịp với thiên nhiên .
"Thu ăn măng trúc , đông ăn giá ,
Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao"
 Nhịp thơ của hai câu là 1/3/1/2 . nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm, ăn , tắm đều thích thú , mùa nào thức ấy .Cách sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên . 
- Măng , trúc , giá , hồ sen , ao tất cả đều gần gũi với cuộc sống quê mùa chất phác , sinh hoạt rất đạm bạc mà thanh cao. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực , còn thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn , là cuộc sống hòa nhịp với tự nhiên của con người . Từ trong cuộc sống nhàn ấy đã tỏa sáng nhân cách.
2. Vẻ đẹp nhân cách
- Hai tiếng "ta dại ", "người khôn "khăng định phương châm sống của tác giả , pha chút mỉa mai với người khác . Ta dại có nghĩa là ta ngu dại . Đây là ngu dại của bậc đại trí . người xưa có câu "Đại trí như ngu" nghĩa là ngừoi có trí tuệ lớn thường không khoe khoang , bề ngoài xem rất vụng về , dại dột . cho nên khi nói "ta dại "cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với cuộc đời .
+Tìm nơi: “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái , an toàn .
+ "chốn lao xao" là chốn vụ lợi . giành giật hãm hai lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới xã hội , chỉ quan tâm tới bản thân .
3. Vẻ đẹp trí tuệ
- Hai câu thơ cuối mượn tích xưa song tính chất bi quan điển tích mờ đi mà nổi nên ý nghĩa coi thường phú quý . lại một lần nữa .Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm lối sống cho riêng mình
- Trạng Trình là bậc trí giả uyên thâm. Ông nắm vững lẽ biến dịch, hiểu thấu quy luật hoạ/ phúc, bĩ / thái, cùng/ thông, táng/ đắc. Vì vậy mà ông có nhãn quan tỏ tường. Với cái nhìn thông tuệ thì tìm đến cái say chỉ là để tỉnh.
=> Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao để rồi tác giả từ bỏ chốn lao xao quyền quý đến nơi vắng vẻ đạm bạc mà thanh cao.
III. củng cố
HHSPB:
- Chữ nhàn trong bài thơ cũng giống chữ nhàn của Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Những bậc đại hiền này nhàn thân mà không nhàn tâm. Tuy về nhàn mà các ông luôn ưu ái với đời.
- Nó khác xa lối sống nhàn “Độc thiện kì thân”(làm tốt cho riêng mình)
- Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK
	Phong caựch ngoõn ngửừ sinh hoaùt
	(Tiếp theo)
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc SGK
GV: Nhắc lại để học sinh nhớ đoạn hội thoại trong SGK.
GVH: Tính cụ thể được thể hiện như thế nào qua đoạn hội thoại ?
GV: Cho H/S đọc SGK
GVH: Tính cảm xúc được thể hịên như thế nào ?
GVH:Tính cá thể được thể hiện như thế nào?
GV: Cho H/S đọc đoạn. Nhật kí của Đặng Thuỳ Trâm – SGK
GVH: Những từ nào, kiểu câu cách diễn đạt trong đoạn nhật kí thể hiện đặc trưng chính cụ thể ?
GVH: Ghi nhật kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ cá nhân ?
GV: Cho H/S đọc những câu ca dao SGK
GVH:Anh(chị) tìm dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
GV: Cho H/S đọc SGK
GVH: Đoạn đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt song có khác , giải thích vì sao ? 
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng cơ bản
1. Tính cụ thể
HSĐ&TL:
HSPB:Tính cụ thể được biểu hiện qua hội thoại:
+ Có địa diểm và thời gian (buổi trưa khu tập thể)
+ Có người nói (tất cả).
+ Có người nghe.
+ Có đích tới cụ thể. 
+ Có cách diễn đạt cụ thể.
ị Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, cách nói năng, từ ngữ, diễn đạt 
2. Tính cảm xúc
HSPB: Tính cảm xúc được biểu hiện:
a. Lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu.
(Thân mật, quát nạt hay yêu thương trìu mến, giục giã ).
b. Khẩu ngữ tăng thêm cảm xúc rõ rệt.
(gì, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi ).
c. Loại câu già sắc thái biểu cảm (cảm thán, cầu khiến , gọi, đáp trách mắng).
3. Tính cá thể
- Mỗi người có một giọng nói khác nhau, có thói quen dùng từ khác nhau.
- Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người.
III.Củng cố
HS: Đọc và chép lại lời ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
- Những từ thể hiện tính cụ thể 
+ Thăm bệnh nhân đ giữa đêm khuya trở về 
+ Về phòng thao thức không ngủ được.
+ Không gian rừng im lặng.
+ Đôi mắt nhìn qua bóng đêm.
Thấy viễn cảnh tươi đẹp.
Sống giữa tình thương trên đất Đức Phổ.
Cảnh chia li cảnh đau buồn
Với từ ngữ diễn đạt có hoàn cảnh, công việc, suy nghĩ riêng của Đặng Thuỳ Trâm.
- Nhưng câu văn thể hiện cách ghi nhật kí.
- Kiểu diễn đạt: Nói với riêng mình.
- Ghi nhật kí có lợi cho ngôn ngữ cá nhân:
+ Tìm tòi từ ngữ thể hiện sự việc, tình cảm cụ thể.
+ Tìm tòi từ ngữ để diễn đạt đúng với phong cách ghi nhật kí viết ngăn gọn mà đầy đủ.
Câu ca dao thứ nhất:
- Xưng hô mình, ta (thể hiện tình cảm)
- Bộc lộ cụ thể; Nỗi nhớ (Đặc trưng tình cảm)
- Hình ảnh con người(đối tượng nhớ): Hàm răng 
Câu ca dao thứ hai:
- Đối tượng giao tiếp: Cô yếm thắm 
- Ngưòi nói:Chàng trai nông dân
- Nội dung nói: Cầu khiến- lại đây
- Công việc: Đập đất trồng cây
- Lời tỏ tình: Đặc trưng tình cảm 
- Đây là đoạn đối thoại giữa người nói là Đăm Săn. Người nghe là tôi tớ dân làng. Nội dung nói rất cụ thể: Đăm săn kêu gọi họ về với mình. Dân làng nghe và đồng tình. Song nó không có dấu hiệu của khẩu ngữ. Đây là văn viết, đã là văn viết phải có sự lựa chọn từ ngữ, phát huy sức mạnh của hình ảnh và dấu câu.ở đây là dấu “!”(dấu cảm). Hình ảnh “nghìn chim sẻ, vạn chim ngói, phía bắc mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang”.
Đọc "tiểu thanh kí"
(Độc Tiểu Thanh kí)
a. mục tiêu bài học
- Cảm nhận được tâm sự xót thương , day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những người tài hoa. 
- Thấy được nghệ thuật bài thơ nhất là ngôn ngữ , hình ảnh hàm súc cùng với vận dụng sáng tạo lối kết cấu thơ Đường . 
B . Phương tiện thực hiện .
-SGK, SGV.
- Thiết kế bài học .
D . Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Giới thiệu bài mới .
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn
GVH: Tiểu dẫn SGK giới thiệu nội dung gì ?
GV: Gọi H/S đọc văn bản 
- Giải nghĩa các từ khó
GVH: Bố cục bài thơ như thế nào ? Nêu chủ đề ?
GVH: Hai câu thơ đầu thể hiện nội dung gì ?
"Hồ Tây giấy tàn".
GHV: Vì sao Nguyễn Du đồng cảm với số phận Tiểu Thanh (câu hỏi 1).
GVH: Nguyễn Du đã cảm nhận như thế nào về con ngừời tài hoa ?
"Son phấn.
 còn vương "
GVH: Hai câu kết, nhà thơ thể hiện nội dung gì ?
 Chẳng biết chăng
GVH: Em hãy phân tích hai câu thơ này?
I. Giới thiệu chung
1.Tiểu dẫn
- Giới thiệu sơ qua về Nguyễn Du và nàng Tiểu Thanh 
+ . Nguyễn Du (1765- 1820) là đại thi hào của dân tộc Việt Nam , ngoài những tác phẩm viết bằng chữ Nôm , Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán . "Độc Tiểu Thanh kí" là một trong những bài thơ chữ Hán nổi tiếng của ông . 
Nguyễn Du rất quan tâm tới số phận bất hạnh của những người phụ nữ có tài hoa nhan sắc . 
+ Tiểu Thanh người Quảng Lăng ,tỉnh Giang Tô , Trung Quốc , nàng thông minh và nhiều tài nghệ . Năm 16 tuổi nàng làm vợ lẽ một người ở Hàng Châu , tỉnh Chiết Giang nàng họ Phùng và lấy chồng tên là Phùng. Vợ cả ghen bắt ở riêng biệt trên một ngọn núi Cô Sơn thuộc địa phận Hàng Châu. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ ,từ . Nàng chết lúc mười tám tuổi .Tập thơ, từ nàng để lại bị người vợ cả đem đốt. Trước khi chết , nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái . Đó là bản thảo thơ ,từ còn lại của nàng . Đây cũng là phần dư. Nguyên Du đã đọc phần dư ấy để viết bài thơ này.
2.Văn bản
 Bố cục rất sáng tạo 2/4/2.
- Bài thơ miêu tả số phận bất hạnh của Tiểu Thanh một con người tài hoa nhan sắc . Đồng thời thể hiện suy nghĩ ,thái độ của Nguyễn Du đối với nàng . 
II. Nội dung chính
1. Hai câu đầu
- Hai câu thơ đầu mang đến cho người đọc cảm giác hẫng hụt , mất mát. Tây Hồ vẫn còn đó nhưng vườn hoa thì không . Cảnh đẹp mất rồi chỉ còn lại sự hoang tàn . Kí của Tiểu Thanh còn đó nhưng đâu có phải vẹn nguyên Nó chỉ còn sót lại vài bài gọi là phần dư. Có chăng chỉ còn lại hai tâm hồn ,một Tiểu Thanh , một Nguyễn Du. Tâm hồn Tiểu Thanh chỉ còn ghi lại trên trang giấy dù chỉ ít ỏi . Nguyễn Du khóc ,viếng nàng "Thổn thức "bên cửa sổ.
- Bởi Nguyễn Du nhận ra Tiểu Thanh là con người có tài , có sắc nhưng bị vùi dập , chết oan ức . Cái chết của nàng là bằng chứng xót xa cho kiếp con người "Hồng nhan bạc phận ".Nguyễn Du đã từng thương xót , chia sẻ nỗi lòng mình với biết bao người con gái như vậy.Từ Đạm Tiên đến nàng Kiều , từ người đàn bà gẩy đàn ở Long Thành cho đến Tiểu Thanh đều là kiếp người ấy . 
2. Bốn câu thơ tiếp theo
- Nguyễn Du cảm nhận về cuộc đời Tiểu Thanh: 
+ Son phấn là sắc đẹp ,văn chương là hồn . Nguyễn Du lại chạm vào nỗi đau muôn thuở của cuộc đời . Nỗi đau ấy ,oan ức dường ấy không thể hỏi và trông cậy vào đâu . Ngay đến cả lực lượng thần uy tối cao là ông trời cũng không hỏi được Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
- Nỗi oán hận xưa nay đến trời cung không có câu trả lời . Vì thế trời cũng không thể hỏi chỉ còn biết cam chịu mà thôi , Nguyễn Du bất lực lại quay về với Tiểu Thanh với chính mình : Cái án phong lưu khách tự mang
- Phong lưu, phong vận, phong nhã đều chỉ người tài hoa, nhan sắc.Nguyễn Du như muốn nói cùng Tiểu Thanh nàng có tài, có nhan sắc như thế lại bị nỗi oan kỳ lạ ấy, thế thì nàng giống ta rồi. Nhưng ai là người giải đáp vì sao những người tài hoa nhan sắc lại phải chịu nỗi đau oan ức kỳ lạ ở trên đời? Nguyễn Du cũng không tìm được câu trả lời.”Đau đời có cứu được đời đâu”(Huy Cận). 
3. Hai câu kết
 Nguyễn Du như hỏi Tiểu Thanh. Hôm nay ta khóc nàng vậy 300 năm sau ai là nguời khóc ta.
- Nguyễn Du hỏi Tiểu Thanh cũng như hỏi mình. Có cái gì xót xa đến rưng rưng.
Xuân Diệu cho đó là Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya Hai câu cuối đã khép lại nhưng tấm lòng đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh cứ sống mãi trong trái tim bạn đọc. 
 Năm 1965, Việt Nam long trọng kỷ niệm hai trăm năm ngày sinh của Nguyễn Du. Cũng những ngày này, hội đồng hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới.
III. Củng cố
- Tham khảo phần ghi nhớ SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc