Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 17

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 17

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

Xây dựng được kết cấu cho văn bảm phù hợp với đối tượng thuyế minh

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

--SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

 C. TIẾN TRÌNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
mục tiêu bài học
Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Xây dựng được kết cấu cho văn bảm phù hợp với đối tượng thuyế minh
phương tiện thực hiện
--SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
 c. Tiến trìng dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc SGK
GVH: Thế nào là văn bản thuyết minh ? Theo em có mấy kiểu thuyết minh ?
GV: Cho H/S đọc hai văn bản SGK, có thể phân nhóm để đọc.
GVH: Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản?
GVH: Tìm các ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản?
GVH: Anh (chị) phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản? Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
GVH: Từ cách trả lời trên đây, hãy nêu thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh ?
GVH: Nếu phải thuyết minh bài “tỏ lòng” của Phạm Ngũ lão thì chọn hình thức kết cấu nào?
GVH: Nếu phải thuyết minh một di tích một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) giớ thiệu nội dung nào, sắp xếp ra sao? 
I. Khái niệm:
1. Thế nào là văn bản thuyết minh
HSĐ&TL: 
- Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
- Có nhiều loại văn bản thuyết minh. Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp. Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng. 
2. Kết cấu của văn bản thuyết minh
HSĐ&TL:
 * Văn bản 1: giới thiệu Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây. 
 * Văn bản 2: Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh.
 * Văn bản một các ý chính là:
+ Giới thiệu sơ qua làng Đồng Vân, Xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng, Tỉnh Hà Tây.
+ Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng giêng.
+ Luật lệ và hình thức thi.
+ Nội dung hội thi ( diễn bíên cuộc thi)
+ Đánh giá kết quả.
+ ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn
 * Văn bản hai ý chính là:
+ Trên đất nước ta có nhiều loại Bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Mê Linh ( Vĩnh Phúc), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
+ Miêu tả quả bưởi Phúc Thạch (hình thể màu sắc bên ngoài ,mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng).
+ Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng khuyến rũ, tép bưởi,vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh) 
+ ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi.
+Thời kỳ chống Pháp, Mỹ thương binh mới được ưu tiên...
+ ......
* Văn bản một: Các ý đã được sắp xếp theo trình tự thời gian, giới thiệu hội thi và thi một công việc cụ thể nên người trình bày phải theo thời gian. Sự việc. ấy được diễn ra từ lúc nào. người giới thiệu đã theo quá trình vận động của cuộc thi mà lần lượt tả, trình bày .
 * Văn bản hai: Là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau.
+ Lúc đầu gới thiệu quả bưởi Phúc Thạch theo trình tự từ hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong
+ Sau đó giơí thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch.
Người ốm.
Thương bệnh binh.
Bộ đội qua làng.
Sang cả Hồng Kông , Pari
Phần này theo trật tự logic.
=> Kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong và bên ngoài với nhận thức bên ngoài với nhận thức con người.
II. Luyện tập
HSĐ&TL
HSPB: Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp :
- Giới thiệu Phạm Ngũ Lão là một vị tướng, môn khách , cũng là con rể Trần Quốc Tuấn. Đã từng đánh đông ,dẹp bắc.
Ca ngợi sức mạnh của quân dân đời Trần trong đó có Phạm Ngũ Lão .
Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh.
+ So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước.
Gợi ý học sinh làm.
III. Củng cố
- Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK.
Bài viết số 4
( Kiểm tra học kì I)
Mục tiêu bài học
Giúp HS: + Qua kiểm tra, tập trung đánh giá các nội dung cơ bản của cả ba phân môn trong SGK Ngữ Văn 10 tập I
 + Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp và toàn diện để làm bài theo nội dung và cách thức đánh giá mới.
B. phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học
1, Tiến trình thực hiện
GV:
GV Hướng dẫn HS cách ôn tập và lưu ý hình thức kiểm tra.
Thảo luận trong tổ chuyên môn để thống nhất cách ra đề, nội dung ra đề để đáp ứng nội dung chương trình, phương thức kiểm tra đánh giá và điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của từng lớp.
Phân công ra đề ( cô Hải )
b. Tổ chức cho HS làm bài
GV nhắc nhở HS về ý thức và thái độ làm bài; động viên khuyến khích khả năng sáng tạo của các em. Giải đáp thắc mắc nếu có.
HS làm bài tự giác, không chép, copy bài bạn hoặc từ tài liệu, không mất trật tự, không được tráo đề.
c. Thu bài
GV cho HS thu bài theo bàn khi hết giờ
Nhắc nhở, nhận xét ý thức làm bài của các em 
HS:
Ôn tập theo hướng dẫn của GV, làm quen với hình thức kiểm tra.
Thực hiện làm bài nghiêm túc trên lớp.
Tự đánh giá chất lượng bài làm để chuẩn bị nghe GV trả bài.
Đề bài & Đáp án
( Có kèm theo Giáo án)
4. Thang điểm:
 * Điểm 8,9: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu của mỗi đề. Có sáng tạo, cảm xúc. Có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ, không sai quá 2 lỗi chính tả.
 * Điểm 5,6,7: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề. Diễn đạt chưa thật tốt, có thể còn mắc lỗi về chính tả nhưng không phải những từ cơ bản. Không sai kiến thức.
 * Điểm 3,4,2: Bài làm lan man sơ sài, có lỗi kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Sai nhiều chính tả.
 * Điểm 0,1: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc