Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 20

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 20

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1, Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp tác giả Nguyễn Trãi, một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

 2, Nắm được những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của Đại Cáo Bình Ngô: là bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của dân tộc, bản cáo trạng tội ác của kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, áng văn yêu nước giàu tư tưởng nhân văn. Đồng thời ĐCBN còn là áng văn chính luận mẫu mực. Qua đó giáo dục bồi dưỡng ý thức độc lập, niềm tự hào dân tộc cho các em HS.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

--SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại cáo bình ngô
mục tiêu bài học
 1, Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp tác giả Nguyễn Trãi, một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
 2, Nắm được những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của Đại Cáo Bình Ngô: là bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của dân tộc, bản cáo trạng tội ác của kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, áng văn yêu nước giàu tư tưởng nhân văn. Đồng thời ĐCBN còn là áng văn chính luận mẫu mực. Qua đó giáo dục bồi dưỡng ý thức độc lập, niềm tự hào dân tộc cho các em HS.
phương tiện thực hiện
--SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
 c. Tiến trìng dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
 Đầu thế kỉ XV, trên bầu trời Đại Việt toả sáng rạng ngời một ngôi sao, một con người đẹp nhất và cũng có nỗi oan thảm khốc nhất: ức Trai Nguyễn Trãi. Ta sẽ học kĩ hơn tác giả này ở chương trìnhlớp 10 THPT.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc tiểu dẫn SGK
GVH: Nhớ và kể lại cuộc đời của Nguyễn Trãi đã học ở THCS ?
GV: Cho H/S đọc mục 1 SGK, gọi HS trả lời
GVH: Anh (chị) hãy cho biết những tác phẩm chính của nhà thơ ? 
GVH: Anh (chị) hiểu như thế nào là một nhà văn chính luận kiệt xuất ?
GVH: Anh (chị) hiểu như thế nào là một nhà thơ trữ tình ? dẫn chứng ?
GV: Cho HS đọc tiểu dẫn trong SGK.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm của thể loại Cáo, chủ đề và bố cục của bài Cáo Bình Ngô ?
GV: Gọi HS đọc diễn cảm bài Cáo.
GVH: Luận đề chính nghĩa được hiểu như thế nào ở đoạn một ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết Nguyễn Trãi tố cáo tội ác của giặc Minh trên lập trường nào ?Thủ pháp nghệ thuật, giọng điệu khi miêu tả ?
GVH: Tác giả đã khắc hoạ hình tượng Lê Lợi với những phẩm chất như thế nào ?
GVH: Nguyễn Trãi tuyên bố điều gì trước toàn thiên hạ ?
GV: Cho HS đọc ghi nhớ, dặn dò học thuộc lòng một phần của bài cáo.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
HSĐ&TL: 
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là con của Nguyễn ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) và bà Trần Thị Thái (con của Trần Nguyên Đán).
- Sớm mồ côi mẹ, hai cha con đỗ Thái học sinh ( Tiến sĩ) cùng năm (1400) và làm quan dưới Triều Hồ.
- Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta
- Ông giúp Lê Lợi tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, hăm hở tham gia công cuộc xây dựng đất nước nhưng bị bọn gian thần dèm pha, bị nghi oan và không được tin dùng.
- Năm 1439, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, Lê Thái Tông vời ông ra giúp nước trở lại. Năm 1442 vụ án Lệ chi viên xảy ramãi đến năm 1464 vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông.
=> Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là người phải chịu oan khiên nhất trong lịch sử.
2. Sự nghiệp thơ văn.
a, Những tác phẩm chính:
HSĐ&TL:
 * Đại cáo bình Ngô, áng thiên cổ hùng văn, bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam.
 * Quân trung từ mệnh tập, có sức mạnh bằng 10 vạn quân.
 * Dư địa chí: cuốn sách địa lí đầu tiên ở nước ta.
 * Hai tập thơ ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập.
b, Nguyễn Trãi, nhà văn chính luận kiệt xuất.
+ Dựa vào luận điểm cốt lõi, xuyên suốt: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
+ Có sự lập luận chặt chẽ, sắc bén, giọng điệu linh hoạt.
c, Nguyễn Trãi, nhà thơ trữ tình sâu sắc
+ Ông là một con người bình thường, trần tục hoà quyện với con người anh hùng vĩ đại.
+ Ông đau nỗi đau con người, yêu tình yêu con người, đau đớn chứng kiến thói đời nghịch cảnh: hoa thường hay héo cỏ thường tươi
+ Khát khao dân giàu nước mạnh, yên ấm thanh bình. Tình cảm vua tôi, cha con, gia đình bạn bè, quê hương chân thành.
+ Tình cảm thiên nhiên phong phú: khi thì hoành tráng, lúc thì xinh xắn tinh vi, êm đềm ngọt ngào.
- Về mặt nghệ thuật:
+ Có cống hiến đặc biệt trong thơ Nôm: sáng tạo cải biến thể loại, sử dụng hình ảnh quen thuộc, dân dã bình thường rất Việt Nam, cảm xúc thơ tinh tế.
II. Nội dung chính
1, Vài nét về tác phẩm
HSĐ&TL
HSPB: + Một thể loại văn nghị luận cổ có nguồn gốc từ TQ được vua chúa dùng để tuyên bố, trình bày một sự nghiệp, sự kiện trọng đại.
 + Đại cáo bình Ngô: là bản bá cáo lớn, trọng đại đối với toàn thiên hạ về việc đã đánh xong giặc Ngô.
 + Bố cục: SGK
2, Đọc – Hiểu tác phẩm
HSĐ&TL
a, Tư tưởng nhân nghĩa và sự khẳng định chủ quyền
- Hai câu đầu nêu cao tư tưởng nhân nghĩa – yên dân – trừ bạo. Nhân nghĩa là chống xâm lược, thương dân mà phạt kẻ có tội. Và như vậy là chính nghĩa.
- Tiếp theo là chân lí khách quan về độc lập chủ quyền của nước Đại Việt: thời gian, cương vực lãnh thổ, lịch sử văn hoá.
 c,Bản cáo trạng hùng hồn đẫm nước mắt:
- Nhà thơ đứng trên lập trường dân tộc và nhân dân phê phán, vạch tội, kết án công minh và nghiêm khắc.
+ Âm mưu, quỷ kế của giặc khi chúng dùng luận điệu xảo trá: phù Trần diệt Hồ.
+ Chủ trương cai trị vô nhân đạo, hà khắc: tàn sát người vô tội, bóc lột dã man, huỷ diệt cả môi trường sống.
+ Kết thúc bản cáo trạng bằng hai câu đanh thép: “Độc ác thay”. Dùng cái vô hạn để nói cái vô hạn, lấy cái vô cùng để nói cái vô cùng.
c, Quá trình chinh phạt gian khổ và chiến thắng vẻ vang
* Hình tượng người anh hùng Lê Lợi và những năm tháng gian nan của cuộc khởi nghĩa.
* Quá trình phản công chiến thắng.
 d, Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
- Lời tuyên bố trang nghiêm trịnh trọng về nền độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước nay đã được lập lại. Tương lai tốt đẹp đang chờ đón.
- Nhắc đến sức mạnh truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật thịnh - suy, bĩ - thái mang đậm triết lí phương đông.
III. Củng cố
- Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, là áng thiên cổ hùng văn, anh hùng ca chiến thắng của dân tộc ta trong 10 năm kháng chiến chống Minh, niềm tự hào của con dân Đại Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc