Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 23

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 23

Hửng ủaùo vửụng Traàn Quoỏc Tuaỏn

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Giúp HS thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử.

- Hiểu được và cảm phục tài năng đức độ của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và những bài học đạo lí quý báu mà ông đã để lại cho đời sau.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

--SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

 C. TIẾN TRÌNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hửng ủaùo vửụng Traàn Quoỏc Tuaỏn
mục tiêu bài học
Giúp HS thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử.
Hiểu được và cảm phục tài năng đức độ của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và những bài học đạo lí quý báu mà ông đã để lại cho đời sau.
phương tiện thực hiện
--SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
 c. Tiến trìng dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc tiểu dẫn SGK.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết những đặc điểm cơ bản về tác giả ?
GVH: Anh (chị) hãy trình bày đôi nét về tác phẩm Đại Việt sử kí, và về văn bản ?
GVH: Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của TQT với vua về kế sách giữ nước ?TQT nhấn mạnh vào điều gì ?
GVH: Anh (chị) cho biết phản ứng của TQT khi đem lời cha dặn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai con có ý nghĩa như thế nào ? 
GVH: Anh (chị) phân tích những dẫn chứng cho they TQT là một Vị quan tướng có công lao và uy tín bậc nhất trong triều đình nhà Trần?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết nghệ thuật viết sử, khắc hoạ nhân vật có gì đặc biệt ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết chi tiết hiển linh của TQT có ý nghĩa như thế nào ? 
I. giới thiệu chung
1. Tác giả:
HSĐ&TL: 
 a, Lê Văn Hưu (1230 – 1322), người quê xã Thiên Trung, huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hoá. Là nhà sử học nổi tiếng đời Trần, cũng là người biên soạn Đại Việt sử kí.
 b, Ngô Sĩ Liên (?-?), người làng Chúc Lí, nay thuộc Chương Mĩ, Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, từng làm tư nghiệp Quốc Tử Giám (hiệu trưởng), là một trong những nhà sử học nổi danh thời trung đại, người tiếp tục sự nghiệp làm sử của Lê Văn Hưu, cũng là tác giả chính biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư.
2. Tác phẩm
HSĐ&TL:
* Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời trung đại được Ngô Sĩ Liên hoàn tất vào năm 1479. Nó được xây dựng trên cơ sở của cuốn Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu đời Trần với nội dung ghi chép những mốc lịch sử quan trọng của nước Nam ta từ thời Hồng Bàng đến năm 1428 – Lê Lợi lên ngôi vua.
* Đoạn trích thuộc tập 2, quyển VI, phần bản kỉ, kỉ Nhà Trần. Bố cục gồm 03 phần:
+ Thượng sách giữ nước: lời nói của TQT với vua Trần
+ TQT với lời trăng trối của người cha
+ Nhắc lại những công tích lớn và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.
II. Nội dung chính
1, Lòng trung quân ái quốc, thương dân.
HSĐ&TL
HSPB: 
- Đó là lòng trung quân ái quốc. Lòng trung thành với vua Trần. Tất cả thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và có ý thức trách nhiệm công dân rất cao.
+ Lời dặn dò ân cần, cặn kẽ tỉ mỉ => thể hiện trí thông minh uyên bác, lịch lãm, vốn kinh nghiệm dồi dào. Đồng thời điều đó cũng thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng tận tuỵ với nước với dân cho đến phút cuối.
+ Điều TQT nhấn mạnh là xây dựng đội quân tinh nhuệ, một lòng đoàn kết từ cơ sở, nới sức dân làm kế sâu rễ bền gốc.
2, Tích cách chân thành không tự tư tự lợi.
+ Thái độ và việc làm trước lời di huấn ghê gớm của An Sinh Vương Trần Liễu (anh ruột Trần Thái Tông – Cảnh), TQT đã không cho là phải. Ông đã đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi gia đình, cá nhân.
+ Trong câu chuyện với Dã Tượng và Yết Kiêu, TQT chỉ muốn kiểm chứng một lần nữa quyết định của mình và ông đã đúng. Cả hai người ông hỏi đều là những bậc trung thần nghĩa sĩ. Chi tiết ông khóc khi nghe hai gia nô trả lời là một chi tiết đắt giá, nó cho thấy nhân cách cao cả của ông.
+ Câu chuyện ông kể và thái độ của ông trước hai phản ứng trái ngược nhau của hai người con đã bộc lộ tính cách then trọng, trung nghĩa và lối giáo dục con cái trong nhà một cách công bằng và nghiêm khắc của ông.
3, Vị quan tướng có công lao và uy tín bậc nhất trong triều đình nhà Trần.
+ Khi mất ông được nhà vua truy tặng tước lớn: Thượng phụ (cha vua). Lúc còn sống được hưởng những quyền hạn đặc biệt, có quyền phong tước cho người khác.
+ Nhưng TQT lại là người rất khiêm tốn, giản dị, luôn kính cẩn giữ nghĩa vua tôi.
+ Ông là chỗ dựa tinh thần cho hai vua những lúc vận nước lâm nguy, tiến cử được nhiều người hiền tài, là soạn giả của nhiều sách huấn luyện quân sự, binh pháp.
4, Nghệ thuật viết sử đậm văn
+ Văn sử triết bất phân
+ Chuyện được kể bằng những chi tiết chọn lọc, chân thực, có tác dụng khái quát tư tưởng cao, đặt nhân vật vào nhiều tình huống khác nhau, xen kẽ lời nhận xét phẩm bình ngắn gọn.
+ Nghệ thuật kể chuyện mạch lạc, khúc triết, mạch truyện lôgic.
+ Mục đích làm nổi bật tấm lòng thương dân yêu nước và khí phách của người anh hùng dân tộc, nét đẹp được bất tử trong lòng người.
III. Củng cố
- Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc