Giáo án Sinh học 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

Giáo án Sinh học 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức

- HS nêu được các cấp tổ chức của TGS từ thấp đến cao

- HS giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

 - HS giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

 - HS trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

 2. Kỹ năng

HS rèn luyện các kĩ năng

 - Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng.

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Thái độ

- Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất.

II. Phương tiện dạy học

- Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.

- Phiếu học tập nhóm.

 

doc 9 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 11005Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SINH HỌC 10
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu bài dạy
	1. Kiến thức
- HS nêu được các cấp tổ chức của TGS từ thấp đến cao
- HS giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
	- HS giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
	- HS trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
	2. Kỹ năng
HS rèn luyện các kĩ năng
	- Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ
- Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ Hình 1 SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.
- Phiếu học tập nhóm.
III. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, vấn đáp, thông báo tái hiện, thảo luận, giải thích.
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ	
	Không kiểm tra – bài đầu chương trình học.
3. Hoạt động dạy và học
 Thế giới SV vô cùng đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loài sv khác nhau như động vật, thực vật, vsvDù TGS rất đa dạng nhưng nó lại có tính thống nhất rất cao và được tổ chức theo những nguyên tắc chặt chẽ. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài hôm nay để biết TGS được tổ chức ntn?
BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
GV đưa VD:
- Con gà là cơ thể sống
- Hòn đá là vật vô sinh
Sinh vật với vật vô sinh khác nhau ở những điểm nào?
GV: Em hãy nghiên cứu thông tin SGK và hình 1.1, nêu các cấp tổ chức của thế giới sống?
- Trong đó cấp tổ chức nào là cơ bản?
GV nhận xét và củng cố kiến thức
GV: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? 
GV: Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật?
GV: Trong các cấp của thế giới sống tế bào giữ vai trò quan trọng như thế nào?
GV chuyển ý: các cấp tổ chức sống ngoài được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ còn có những đặc điểm nào chúng ta cùng tìm hiểu phần II
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
GV chia lớp thành 6 nhóm
*Nhóm 1, 2 tìm hiểu mục 1 phần II và TL các câu hỏi sau.
-Nguyên tắc thứ bậc là gì?
-Thế nào là đặc tính nổi trội? Cho VD
-Đặc điểm nổi trội do đâu mà có? Những đặc điểm nổi trội cho cơ thể sống là gì?
*Nhóm 3,4 tìm hiểu mục 2 phần II và cho biết
-Hệ thống mở là gì?
-SV với MT có mqh ntn? Cho VD
-Làm thế nào mà SV có thể strg và phát triển tốt nhất trong MT?
*Nhóm 5,6 tìm hiểu mục 3 phần II và cho biết
-Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?
-Tại sao nói SV có chung nguồn gốc?
-SV thích nghi được với MT là do đâu?
Các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút, các nhóm 1,3,5 trình bày, nhóm 2,4,6 nhận xét, bổ sung
GV nhận xét cho điểm và kết luận kiến thức
GV lấy VD: 
-Từng tb TK chỉ có khả năng dẫn truyền XTK. Tập hợp khoảng 1012 Tb TK tạo nên não bộ con người, 1015 đường liên lạc giữa chúng giúp con người có được trí thông minh, trạng thái tình cảm mà ở từng tb TK không có được.
- Từng tb cơ chỉ thực hiện co rút nhưng tập hợp nhiều tb cơ sẽ tạo nên nhiều cử động phức tạp ở cơ thể người mà ở từng tb không có được.
Do đó khi nghiên cứu 1 tổ chức sống phải nghiên cứu xem mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành nên cấp tổ chức đó 1 cách tổng thể
GV lấy VD: ĐV lấy thức ăn, nước uống ở MT, hít thở không khí để sinh trưởng và phát triển, xong nó thải cặn bã vào MT. Nếu mật độ qt quá đông MT không đủ sức chứa sv sẽ cạnh tranh nhau làm MT bị ảnh hưởng, bị phá hủy
GV liên hệ: 
+Trong trồng trọt và chăn nuôi cần tạo đk tốt cho sv sinh trưởng và phát triển.
+ Con người tác động, khai thác MT cải tạo MT nhưng khai thác quá mức làm MT suy kiệt, ô nhiễm MT
GV mở rộng: tại sao không ăn uống hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh bệnh tật?
- Cơ quan nào trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cân bằng nội môi
HS nêu được
- SV có các biể hiện của sự sống TĐC, sinh sản, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động
- Vật vô sinh không có những biểu hiện của sự sống
HS tham khảo SGK, quan sát hình và trả lời.
HS: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
HS: Vì tế bào chứa đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như trao đổi chất, sin trưởng, sinh sản.
- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
HS: Trao đổi với nhau và trả lời.
HS thực hiện trả lời câu hỏi nhiệm vụ theo yêu cầu của GV
HSTL: cơ thể không điều chỉnh được dẫn đến lâm bệnh ( bệnh gutt, bệnh tiểu đường... trẻ em ăn quá nhiều tinh bột, đạm sẽ bị béo phì)
- Hệ nội tiết + hệ thần kinh
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
1) Khái niệm
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: phân tử ® đại phân tử ® bào quan ® tế bào ® mô ® cơ quan ® hệ cơ quan ® cơ thể ® quần thể ® quần xã ® hệ sinh thái ® sinh quyển.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Ngtắc thứ bậc: các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
 Bào quan ® tế bào ® mô ® cơ quan ® cơ thể
-Tính nổi trội: Được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc điểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn
-Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho TGS: TĐC và NL, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, có k/n tự điểu chỉnh tiến hóa thích nghi với môi trường
 2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng. SV không chỉ chịu sự tác động của MT mà còn góp phần biến đổi MT
- Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân bằng động động trong hệ thống (cân bằng nội môi) để giúp nó tồn tại, sinh trưởng, phát triển
3) Thế giới sống liên tục tiến hoá
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin di truyền trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Thế giới sống có chung một nguồn gốc trải qua hàng triệu triệu năm tiến hoá tạo nên sự đa dạng và phong phú ngày nay của sinh giới. 
- Sinh giới vẫn tiếp tục tiến hoá. 
4. Củng cố
	- Cho HS đọc lại phần kết luận trong SGK.
	- Sử dụng câu hỏi 3, 4 trong SGK để củng cố kiến thức cho HS.
5. Dặn dò
	- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
	- Xem trước bài mới và tìm hiểu về hệ thống 5 giới trong phân loại giới sinh vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Cac_cap_to_chuc_cua_the_gioi_song.doc