Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 17: Quang hợp - Năm học 2018-2019

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 17: Quang hợp - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài dạy:

 1. Về kiến thức:

 - Nêu được khái niệm quang hợp và những loài sinh vật nào có khả năng quang hợp.

- Hiểu được cơ chế của quang hợp.

- Mô tả được vị trí diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng và pha tối.

- Mô tả được mối liên quan giữa 2 pha.

- Oxi trong quang hợp có vai trò quan trọng đối với sinh quyển.

 2. Kỹ năng:

- Kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng ngoài tự nhiên.

- So sánh, khái quát.

- Hoạt động nhóm.

- Liên hệ vận dụng kiến thức vào thực tế.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng cũng như bảo vệ cho lá phổi của con người.

- Quang hợp sử dụng khí CO2, giải phóng khí O2, góp phần điều hòa không khí, ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.

4. Định hướng phát triển năng lực

2. Mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực thu nhận và xử lý thông tin.

II. Nội dung trọng tâm.

- Nắm được cơ chế của pha sáng và pha tối trong quang hợp.

 

docx 11 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 17: Quang hợp - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21	Tiết KHDH 21	 Ngày soạn: 13/01/2019	Ngày dạy: 15/01/2019
Bài 17: QUANG HỢP
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Về kiến thức:
 - Nêu được khái niệm quang hợp và những loài sinh vật nào có khả năng quang hợp.
- Hiểu được cơ chế của quang hợp.
- Mô tả được vị trí diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng và pha tối.
- Mô tả được mối liên quan giữa 2 pha.
- Oxi trong quang hợp có vai trò quan trọng đối với sinh quyển.
 2. Kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng ngoài tự nhiên.
- So sánh, khái quát.
- Hoạt động nhóm.
- Liên hệ vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng cũng như bảo vệ cho lá phổi của con người.
- Quang hợp sử dụng khí CO2, giải phóng khí O2, góp phần điều hòa không khí, ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.
4. Định hướng phát triển năng lực
2. Mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực thu nhận và xử lý thông tin.
II. Nội dung trọng tâm. 
- Nắm được cơ chế của pha sáng và pha tối trong quang hợp.
III. Phương tiện dạy học.
1.Giáo viên:
- Sách giáo viên, SGK lớp 10, Phiếu học tập để HS thảo luận
- Tranh vẽ phóng to các hình 17.1 và 17.2 SGK.
 2. Học sinh:
- Xem lại kiến thức về khái niệm quang hợp đã học ở lớp 6.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào? 
- Phiếu học tập của nhóm để tham gia thảo luận.
IV. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp quan sát tranh..
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp nghiên cứu SGK.
- Thảo luận nhóm
V. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ
 3. Hoạt động dạy và học
 a. Mở bài: Có 2 thí nghiệm như sau:
 Vậy theo các em tại sao bình thứ 2 chuột lại chết (có phải chăng chuột đã sử dụng hết nguồn oxi có trong bình và thải ra nhiều CO2 tích động trong bình-> chuột chết)? Còn bình 1 thì chuột vẫn còn sống do chuột đã sử dụng nguồn oxi từ cây thải nên cây đã quang hợp để tạo ra oxi cho chuột hô hấp, vậy quang hợp là gì và có mối quan hệ như thế đối với hô hấp? Vậy chúng ta hãy tìm hiểu bài 17: Quang hợp.
 b. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
4 phút
2 phút
5 phút
8 phút
9 phút
7 phút
Hoạt động 1: Khái niệm quang hợp.
(?) ở bài trước thì hô hấp tế bào xảy ra ở ty thể và tế bào chất vậy còn quang hợp xảy ra ở bào quan nào của tế bào thực vật?
(?) Theo các em làm thế nào thực vật có thể sống được?
(?) Vậy các em hãy nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 và em hãy cho biết quang hợp là gì?
(?) Theo em những sinh vật nào có khả năng quang hợp ?
(?)Trong nhóm đó thì QH ở thực vật và tảo có một số điểm khác nhỏ so với vi khuẩn là gì?
- Vi khuẩn QH tạo ra NADH ở pha sáng, hệ sắc tố của chúng cũng khác nhau.
(?) Phương trình tổng quát của quang hợp?
(?)- Tại sao khi trời nắng, Chúng ta ngồi dưới gốc cây thì cảm thấy rất dể chịu ?
(?) Ở cây xanh chứa các nhóm sắc tố quang hợp nào? Nhóm nào là nhóm sắc tố chính?
Liên hệ thực tế: Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
- Rau quả mà chúng ta ăn hằng ngày là sản phẩm của quá trình nào?
Hoạt động 2: Cơ chế quang hợp.
II. Các pha của quá trình quang hợp.
(?) HS quan sát hình 17.1 và đọc SGk hãy cho biết quang hợp có mấy pha?
(?)Tính chất 2 pha của quang hợp thể hiện như thế nào?
(?) Giải thích lệnh ở SGK trang 68?
GV nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra lời giải đáp chính xác.
(?) Vậy em hãy cho biết mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp?
(?)- HS thảo luận nhóm và dựa vào hình vẽ treo trên bảng 17.1, cùng với SGK. Học sinh hãy hoàn thành phiếu học tập sau va đưa ra ý kiến chung.
Pha sáng
Khái niệm
Điều kiện
Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
(?) Giáo viên đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
(?) Hãy viết sơ đồ tóm tắt của pha sáng
(?). Ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
– Trong quang hợp, Ôxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình quang phân li nước:
H2O + năng lượng ánh sáng → ½ O2 + 2H+ + 2e- .
(?)- HS thảo luận nhóm và dựa vào hình vẽ treo trên bảng 17.1, cùng với SGK. Học sinh hãy hoàn thành phiếu học tập sau va đưa ra ý kiến chung.
Pha tối
Khái niệm
Điều kiện
Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
(?) Giáo viên đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
(?) Hãy so sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp?
Pha sáng
Pha tối
Điều kiện
Nơi xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
(?)Vì sao pha tối gọi là quá trình cố định CO2?
*Hiện nay phát hiện ra nhiều con đường cố định CO2 khác nhau nhưng phổ biến nhất là con đường C3 ( Chu trình Canvin).
(?) Tại sao chu trình calvin có tên gọi là C3?
(?) Dựa vào hình 17.2, kết hợp với thông tin SGK mục 2 của II ,em hãy sơ lược những điểm chính của chu trình C3?
- Quang hợp xảy ra ở lục lạp.
- Đó là có quá trình quang hợp.
- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ nguyên liệu vô cơ.
- Nhóm sinh vật có khả năng quang hợp: thực vật, tảo, một số vi khuẩn.
- PTTQ quang hợp:
CO2 + H2O + NLAS -> (CH2O) + O2 .
- Vì cây quang hợp, tạo ra O2, đồng thời điều hòa không khí: cân bằng nồng độ O2 và CO2 trong khí quyển, làm trong lành không khí.
-Gồm 3 nhóm chính:
 + Chlorophin(chất diệp lục): gồm dla và dlb có vai trò hấp thụ quang năng .
 + Carotenoit và phicobilin: là sắc tố phụ bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy khi cường độ ánh sáng quá cao.
- Những cây lá màu đỏ vẫn tiến hành quang hợp bình thường nhưng cường độ quang hợp
không cao. Vì cây lá đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi nhóm sắc tố dịch bào là carotenoit và antôxinanin.
- Là sản phẩm của quá trình QH.
Có 2 pha: pha sáng và pha tối.
* Tính chất 2 pha trong quang hợp:
- Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP.
- Pha tối: diễn ra cả khi có ánh sáng và trong bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbonhidrat.
- Câu nói ” pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” là không chính xác, Vì pha tối phụ thuộc vào pha sáng, dùng sản phẩm của pha sáng để hoạt động, do đó nếu tìng trạng không có AS kéo dài, pha tối cũng không thể tiếp tục xảy ra.
– pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.
– Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.
- HS nghiên cứu tranh 17.1 cùng phối hợp với SGK.
- Thảo luận hoàn thành các nội dung phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày nội dung đáp án.
* Phương trình : NLAS + H2O + NADP+ +ADP + Pi NADPH + ATP + O2
- được tạo ra từ quá trình quang phân li nước.
- HS nghiên cứu tranh 17.1 cùng phối hợp với SGK.
- Thảo luận hoàn thành các nội dung phiếu học tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày nội dung đáp án.
- Học sinh hoàn thành sự khác nhau giữa hai pha.
- Vì các phân tử CO2 tự do trong khí quyển được cố định lại trong phân tử cacbohidrat.
- sản phẩm đầu tiên của quang hợp là hợp chất 3C.
- Xảy ra tại pha tối của quang hơp.
- Chất kết hợp với CO2 đầu tiên là hợp chất 5C(RiDP) tạo thành hợp chất 3C, lúc này pha sáng cung cấp lực khử ATP, NADP để hợp chất 3C -> AlPG (3C) và ATP, NADPH ->ADP, NADP+ . Khi đó: 1 phần AlPG tham gia 1 số phản ứng trung gian để tái tạo RiDP, 1 phần biến đổi thành tinh bột và saccarozo.
Hoạt động 1: Khái niệm quang hợp.
Khái niệm.
Quang hợp xảy ra ở lục lạp.
 - Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ nguyên liệu vô cơ.
- Nhóm sinh vật có khả năng quang hợp: thực vật, tảo, một số vi khuẩn.
Phương trình tổng quát :
CO2 + H2O + NLAS -> (CH2O) + O2 .
Các sắc tố quang hợp. 
-Gồm 3 nhóm chính:
 + Chlorophin(chất diệp lục): gồm Dla và Dlb có vai trò hấp thụ quang năng .
 + Carotenoit và phicobilin: là sắc tố phụ bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy khi cường độ ánh sáng quá cao.
Hoạt động 2: Cơ chế quang hợp.
II. Các pha của quá trình quang hợp.
- Có 2 pha: pha sáng và pha tối.
* Tính chất 2 pha trong quang hợp:
- Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP.
- Pha tối: diễn ra cả khi có ánh sáng và trong bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbonhidrat.
* Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp.
– pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.
– Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.
Pha sáng.
- Điều kiện: Xảy ra khi có ánh sáng
- Nơi diễn ra : xảy ra ở màng tilacôit (hạt grana)
- Nguyên liệu: H2O, ADP, NADP+ .
- Sản phẩm : ATP, NADPH, O2. 
* Phương trình : NLAS + H2O + NADP+ +ADP + Pi NADPH + ATP + O2.
Pha tối.
- Điều kiện: không có ánh sáng
 - Nơi xảy ra : xảy ra trong chất nền của lục lạp (Stroma)
 - Nguyên liệu : ATP, NADPH, CO2.
 - Sản phẩm : tinh bột, sản phẩm hữu cơ khác.
- Treo kết quả bảng phụ về sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối.
* sơ lược những điểm chính của chu trình C3:
- Xảy ra tại pha tối của quang hơp.
- Chất kết hợp với CO2 đầu tiên là hợp chất 5C(RiDP) tạo thành 2 hợp chất 3C, lúc này pha sáng cung cấp lực khử ATP, NADP để hợp chất 3C -> AlPG (3C) và ATP, NADPH ->ADP, NADP+ . Khi đó: 1 phần AlPG tham gia 1 số phản ứng trung gian để tái tạo RiDP giúp tế bào hấp thụ nhiều CO2, 1 phần biến đổi thành tinh bột và saccarozo.
Củng cố (1-2phút):
- Cơ chế của quá trình quang hợp.
- Pha sáng và pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu?
- Mối quan hệ hệ giữa pha sáng và pha tối như thế nào?
5. Dặn dò:((1 phút)
 - Học sinh học bài củ
 - Trả lời các câu hỏi và bài tập ở sách giáo khoa trang 70.
 - Đọc phần em có biết.
 - Giữa hô hấp và quang hợp có mối liên hệ như thế nào?
 - Xem trước bài mới, tìm hiểu đặc điểm của quá trình nguyên phân .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_17_quang_hop_nam_hoc_2018_2019.docx