Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.

3. Thái độ: Cho học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị:

Các hình vẽ trong sách giáo khoa.

III. Phương pháp dạy học:

Vấn đáp + Trực quan + Hoạt động nhóm.

IV. Trọng tâm bài giảng:

Các kiểu dinh dưỡng, hô hấp và lên men ở VSV.

V. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

docx 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Hiền
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Trung Kiên
Ngày soạn: 27/2/2019
Giáo án Sinh học 10
BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.
3. Thái độ: Cho học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào trong đời sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
Các hình vẽ trong sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học:
Vấn đáp + Trực quan + Hoạt động nhóm.
IV. Trọng tâm bài giảng:
Các kiểu dinh dưỡng, hô hấp và lên men ở VSV.
V. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vi sinh vật
- GV: Lấy 1 giọt nước dưới hồ đem quan sát dưới kính hiển vi, thấy có rất nhiều sinh vật. Và gọi đó là vi sinh vật. Vậy em có nhận xét gì về kích thước của vi sinh vật?
- GV: Tế bào của trực khuẩn và nấm men là 2 đại diện của vi sinh vật, trực khuẩn thuộc tế bào nhân sơ còn nấm men thuộc tế bào nhân thực
- GV: Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào (ví dụ tảo lục, vi khuẩn spirulina), một số là tập hợp đơn bào (ví dụ tập đoàn volvox, tập đoàn pediastrum). Như vậy vi sinh vật là gì?
- GV: Thế giới sinh vật được chia thành 5 giới (theo oaitayko và magulis) thì theo em vi sinh vật thuộc giới nào?
- GV: Lấy ví dụ một trực khuẩn đại tràng (Ecoli) sau 20 phút lại phân chia 1 lần. Sau 24 giờ phân chia 72 lần, tạo ra 4.722.366,5 x 1017 tế bào tương đương 4.722 tấn. Em có nhận xét gì về tốc độ sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật?
- GV: Sinh trưởng và sinh sản nhanh là do hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
- GV: Trong tự nhiên, có thể gặp vi sinh vật ở môi trường nào?
- GV: Điều đó chứng tỏ rằng: vi sinh vật có khả năng thích ứng lớn, phân bố rộng
- HS: Vi sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi.
- HS: Vi sinh vật không phải là đơn vị phân loại mà là tập hợp một số sinh vật thuộc nhiều giới.
- HS: Sinh trưởng và sinh sản nhanh.
- HS: Môi trường đất, nước, không khí, sinh vật.
I. Khái niệm vi sinh vật:
1, Khái niệm:
VSV là những sinh vật nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi, gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau
2. Đặc điểm:
+ Tốc độ hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh.
+ Phân bố rộng
Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường và các kiểu dinh dưỡng
- GV: Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào nguồn gốc các chất dinh dưỡng thì VSV có những loại môi trường nuôi cấy cơ bản nào? Kể tên?
- GV: Có 3 loại môi trường:
+ MT1: 50ml dd nước nho ép.
+ MT2: 50ml dd glucose 20%.
+ MT3: 50ml dd nước nho ép, 10g glucose. Hãy xác định tên 3 loại môi trường trên. Giải thích?
- GV: Dựa vào tiêu chí cơ bản nào để phân chia kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
- GV: Vậy em hãy cho biết vi khuẩn lam (sống trên bề mặt nước) và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh (sống ở đáy biển) thuộc kiểu dinh dưỡng nào? Tại sao?
- HS: Có 3 loại môi trường, môi trường tự nhiên, bán tổng hợp và tổng hợp.
- HS trả lời:
+ MT1 là môi trường tự nhiên
+ MT2 là môi trường tổng hợp
+ MT3 là môi trường bán tổng hợp
- HS: Nguồn năng lượng và nguồn cacbon
- HS: Vi khuẩn lam vì sống trên bề mặt nước nên hấp thu ánh sáng mặt trời và CO2 nên kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng
- Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh sống ở dưới đáy biển nên không có ánh sáng, vì thế nguồn năng lượng lấy từ các phản ứng hóa học của một số chất vô cơ từ các kẻ nứt của đáy biển thải ra và nguồn cacbon là CO2 dồi dào trong nước biển
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng.
1. Các loại môi trường cơ bản
- Môi trường tư nhiên gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng các chất.
- Môi trường bán tổng hợp gồm các chất tự nhiên và chất hóa học.
- Môi trường nuôi cấy VSV có thể dạng đặc hoặc lỏng.
2. Các kiểu dinh dưỡng
Gồm 4 kiểu dinh dưỡng
- Quang tự dưỡng
- Hóa tự dưỡng
- Quang dị dưỡng
- Hóa dị dưỡng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hô hấp và lên men
- GV: Chuyển hoá vật chất là một quá trình phức tạp, sau khi hấp thụ các chất và năng lượng trong tế bào diễn ra các phản ứng hoá sinh để biến đổi các chất.
(?) Hãy thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau?
- GV: Em hiểu thế nào là lên men? Cho ví dụ?
- HS thảo luận và đại diện nhóm trả lời các nhóm nhận xét và bổ sung.
- HS thảo luận và đại diện nhóm trả lời các nhóm nhận xét và bổ sung.
- HS: Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, chất cho electron và chất nhận electron là các phân tử hữu cơ. Làm sữa chua, làm giấm
III. Hô hấp và lên men:
Hô hấp:
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kị khí
Khái niệm
Là quá trình OXH các phân tử hữu cơ.
Quá trình phân giải cacbohiđrat để thu NL cho TB.
Chất nhận điện tử cuối cùng 
Ôxi phân tử.
-Ở SV nhân thực chuỗi truyền điện tử ở màng trong ti thể.
-Ở SV nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất.
Phân tử hữu cơ NO3- và
 SO42-
Sản phẩm tạo thành 
CO2, H2O, NL (38ATP) 
NL
(2 ATP)
2. Lên men:
- Lên men là quá trình chuyển hoá kị khí diến ra trong tến bào chất.
- Chất cho điện tử và chất nhận điện tử là các phân tử hữu cơ.
- Sản phẩm tạo thành sữa chua, rượu, giấm
4. Củng cố:
Câu 1: Vi sinh vật là gì?
Là virut kí sinh gây bệnh cho sinh vật khác.
Là vi trùng có kích thước hiển vi sống hoại sinh hoặc kí sinh.
Là những cơ thể sống có kích thước hiển vi.
Cả a và b.
Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV?
Đời sống tự do, kí sinh hoặc hoại sinh.
Nguồn cacbon mà chúng sử dụng.
Nguồn năng lượng.
Cả b và c. (đúng)
Câu 3: Hô hấp ở vi sinh vật là gì?
Là chuỗi phản ứng ôxi hoá khử diễn ra ở màng tạo thành ATP. (đúng)
Là quá trình trao đổi khí ôxi và CO2 giữa cơ thể và môi trường.
Là quá trình phân giải các chất cung cấo năng lượng cho tổng hợp chất mới.
Là quá trình phân giải các chất không cần ôxi.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_22_dinh_duong_chuyen_hoa_vat_cha.docx