Giáo án Sinh học Lớp 10 - Năm học 2009-2010

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm giới khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm

- Phân biệt đặc điểm các sinh vật thuộc nhóm VSV

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.

3. Thái độ hành vi

- Thấy được thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên chuẩn bị: Tranh vẽ H3.1- 3.2 và các phiếu học tập chuẩn bị trước

2. Học sinh chuẩn bị:

III. Phương pháp chủ yếu

- Vấn đáp gợi mở

- Nghiên cứu SGK tìm tòi, hoạt động nhóm

IV. Tiến trình bài giảng

1. Kiểm tra bài cũ

Nêu đặc điểm chung của giới khởi sinh và giới nấm?

2. Tiến trình bài mới

 

doc 102 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Tiết 1. Bài 1 - 2. 	CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG. GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT
Ngày soạn: 15/08/2009
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được các hệ thống sống là hệ thống mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc tương tác với nhau và với môi trường sống
- Nêu được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức
- Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản dến phức tạp.
- Nêu được khái niệm giới
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới
- Nêu được khái niệm đa dạng sinh vật và đặc điểm đa dng sinh vật ở Việt Nam
2. Kỹ năng
- Rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập
3. Thái độ hành vi
- Thấy được thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất.
- Thấy được thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên chuẩn bị: Tranh vẽ H1 và các phiếu học tập chuẩn bị trước
2. Học sinh chuẩn bị:
III. phương pháp dạy học
Vấn đáp gợi mở
Trực quan tìm tòi
Nghiên cứu SGK tìm tòi, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Tiến trình bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung bài học
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu cấp tế bào
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát H1 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày các cấp tổ chức của thế giới sống?
- Các thành phần cấu tạo nên tế bào? Vai trò của mỗi thành phần và mối quan hệ giữa chúng?
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
I. Cấp tế bào
1. Các phân tử
- Các chất vô cơ: Nước, muối khoáng 
- Các chất hữu cơ: 
2. Các đại phân tử: ADN, Pr, G, L
Bào quan: Ribôxôm, ti thể ...
II, Cấp cơ thể .
1, Cơ thể đơn bào.
2, Cơ thể đa bào.
Nhiều TB mô cơ quan hệ cơ quan cơ thể 
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu Cấp quần thể - Quần xã - hệ sinh thái 
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nêu khái niệm về các cấp quần thể - Quần xã - hệ sinh thái?
- Tại sao nói thế giới sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh?
- Tại sao nói thế giới sống liên tục tiến hoá?
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
III. Cấp quần thể - Quần xã - hệ sinh thái
1. Cấp quần thể - loài
- QT: các cá thể cùng loài sống chung với nhau trong một vùng địa lí
2. Cấp quần xã
- Gồm nhiều quần thể khác loài cùng sống chung trong 1 vùng địa lí nhất định
3. Cấp hệ sinh thái
- SV và MT tạo nên 1 thể thống nhất
4. Cấp sinh quyển
- Tập hợp tất cả các hệ sinh thái
1. Hoạt động 3. Tìm hiểu các giới sinh vật 
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp quan sát Bảng 2.1 và trả lời các câu hỏi:
- Thế nào là giới?
- Quan sát Bảng 2.1 và cho biết, giới sinh vật được chia thành bao nhiêu giới, đó là những giới nào?
- Đặc điểm chính của mỗi giới?
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
IV. CÁC GIỚI SINH VẬT
 1. Khái niệm giới
Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
 2. Hệ thống phân loại 5 giới
(Bảng 2.1 SGK)
2. Hoạt động 4. Tìm hiểu các bậc phân loại trong mỗi giới
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
- Nêu đặc điểm sắp xếp các bậc phân loại?
- Nguyên tắc đặt tên loài sinh vật?
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
V. CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRONG MỖI GIỚI
 1. Sắp xếp các bậc phân loại từ thấp đến cao
 2. Đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép: Homo sapiens
3. Hoạt động 5. Tìm hiểu đa dạng sinh học
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
- Các loại đa dạng sinh học? Thế nào là đa dạng loài?
- Tình hình đa dạng sinh học hiện nay? Làm thế nào để bảo tồn đa dạng sinh học?
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
VI. ĐA DẠNG SINH HỌC
- Đa dạng loài
 - Đa dạng quần xã
 - Đa dạng hệ sinh thái
4. Củng cố: Kể tên các cấp độ của thế giới sống
5. Hướng dẩn về nhà
- Chuẩn bị nôi dung bài 3 và đọc phần "em có biết"
Tiết 2. Bài 3 . GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM	
Ngày soạn :17/08/2009 
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm giới khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm
- Phân biệt đặc điểm các sinh vật thuộc nhóm VSV
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.
3. Thái độ hành vi
- Thấy được thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên chuẩn bị: Tranh vẽ H3.1- 3.2 và các phiếu học tập chuẩn bị trước
2. Học sinh chuẩn bị: 
III. Phương pháp chủ yếu
Vấn đáp gợi mở
Nghiên cứu SGK tìm tòi, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm chung của giới khởi sinh và giới nấm?
2. Tiến trình bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung bài học
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu giới khởi sinh
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nêu đại diện sinh vật trong giới khởi sinh
- Đặc điểm cấu tạo và phương thức dinh dưỡng của giới khởi sinh
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
I. Giới khởi sinh
- Đại diện: vi khuẩn
- Cấu tạo tế bào nhân sơ, đơn bào
- Phương thức dinh dưỡng đa dạng
+ Hoá tự dưỡng
+ Quang tự dưỡng
+ Hoá dị dưỡng
+ Quang dị dưỡng
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu giới nguyên sinh
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nêu đại diện sinh vật trong giới nguyên sinh
- Đặc điểm cấu tạo và phương thức dinh dưỡng của giới nguyên sinh
- Trả lời câu hởi lệnh SGK Tr 13
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
II. Giới nguyên sinh
1. Động vật nguyên sinh
- Đơn bào, không có thành xenlulô, không có lục lạp, dị dưỡng, vận động bằng lông hoặc roi
- Đại diện: Trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, trùng bào tử
2. Thực vật nguyên sinh (Tảo)
- Đơn bào hoặc đa bào, có thành xenlulô, có lục lạp, tự dưỡng QHợp
- Đại diện: Tảo lục đơn bào, tảo lục đa bào, tảo đỏ, tảo nâu
3. Nấm nhày
- Đơn bào hoặc cộng bào, không có lục lạp, dị dưỡng hoại sinh
- Đại diện: nấm nhày
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu giới nấm
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nêu đại diện sinh vật trong giới nấm
- Đặc điểm cấu tạo và phương thức dinh dưỡng của giới nấm
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
III. Giới nấm
- Đặc điểm cấu tạo: nhân thực đơn bào hoặc đa bào dạng sợi có kitin, không có lục lạp
- Dinh dưỡng: dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh
- Sinh sản: chủ yếu bằng bào tử
- Đại diện: Nấm men, nấm sợi
4. Hoạt động 4. Tìm hiểu giới khởi sinh
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nêu đại diện sinh vật trong nhóm VSV
- Đặc điểm chung của nhóm VSV
- Vai trò của VSV?
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
IV. Các nhóm vi sinh vật
- Có kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường
- Có vai trò quan trọng đối với HST và đời sống con người
- Đại diện: Vi khuẩn, ĐVNS, tảo đơn bào, nấm men
V. Củng cố
Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK VI. Hướng dẫn về nhà 
1. Trả lời câu hỏi SGK 2. Chuẩn bị nôi dung bài 4
Tiết 3. Bài 4 - 5. GIỚI THỰC VẬT VÀ GIỚI ĐỘNG VẬT	
Ngày soạn: 23/08/2009
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải
1. Kiến thức
- Phân biệt đặc điểm các ngành trong giới thực vật.
- Nêu được các ngành trong giới động vật 
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.
3. Thái độ hành vi
- Thấy được sự đa dạng và vai trò quan trọng của giới thực vật và giới động vật để có ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực, động vật, đặc biệt là tài nguyên rừng.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên chuẩn bị: Tranh vẽ H4, H5.
2. Học sinh chuẩn bị: Mẫu cây rêu, dương xỉ, thông, lúa, đậu, Cá, ếch, thằn lằn, chim bồ câu .... (hoặc tranh vẽ)
III. Phương pháp chủ yếu
Vấn đáp gợi mở
Nghiên cứu SGK tìm tòi, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số vai trò của VSV trong đời sống
2. Tiến trình bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung bài học
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm chung của giới thực vật
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát các mẫu vật và trả lời các câu hỏi:
- Nêu đặc điểm cấu tạo của giới thực vật
- Phương thức dinh dưỡng của giới thực vật
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT
1. Cấu tạo 
- Nhân thực, đa bào
- Có thành xenlulô, có lục lạp
2. Dinh dưỡng:
- Có khả năng quang hợp (tự dưỡng)
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu các ngành thực vật và đa dạng giới thực vật
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H4 và trả lời các câu hỏi:
- Nêu các ngành sinh vật và đặc điểm của chúng trong giới thực vật
- Đặc điểm đa dạng của giới thực vật
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
II. Các ngành thực vật và đa dạng giới thực vật
- Thực vật gồm 4 ngành: 
* Rêu
* Quyết
* Hạt trần
* Hạt kín
- Đa dạng: 290 nghìn loài, có vai trò quan trọng với tự nhiên và đời sống con người
Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm chung của giới động vật
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát các mẫu vật và trả lời các câu hỏi:
- Nêu đặc điểm cấu tạo của giới động vật
- Phương thức dinh dưỡng của giới động vật
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
III. Đặc điểm chung của giới động vật
1. Cấ 1. Cấu tạo 
- Nhâ - nhân thực, đa bào
- Có hệ vận động và hệ thần kinh
2. Dinh dưỡng:
- Không có khả năng quang hợp, mà sống dị dưỡng,
- Có khả năng di chuyến để bắt mồi
Hoạt động 4. Tìm hiểu các ngành động vật và đa dạng giới động vật
- TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H5 và trả lời các câu hỏi:
- Nêu các ngành sinh vật và đặc điểm của chúng trong giới động vật
- Đặc điểm đa dạng của giới động vật
- TT2: HS thảo luận nhóm, kết hợp nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
- TT3: GV nhận xét, đưa ra kết luận và ghi tóm tắt các ý chính.
II. Các ngành động vật và đa dạng giới động vật
- Động vật gồm 2 nhóm
+ ĐV KX: 
* Thân lỗ 
* Ruột khoang
* Giun dẹp
* Giun tròn
* Giun đốt
* Thân mềm
* Chân khớp
* Da gai ...  lên được.
III. INTEFÊRON:
1. Khái niệm: Intefêron là loại prôtêin đặc hiệu do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
2. Vai trò và các tính chất cơ bản của intefêron
- Có bản chất là prôtêin
- Bền vững trước nhiều loại enzim, chịu được axit, nhiệt độ cao.
- Đặc tính sinh học là tác dụng không đặc hiệu với virut (kìm hãm sự nhân lên của virut)
- Có tính đặc hiệu cho loài
* Vai trò:
- Là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống virut và tế bào ung thư.
4. Củng cố: 
GV cho HS trả lời câu hỏi ở cuối bài
Đọc mục “ Em có biết”.
5. Dặn dò:
	- Trả lời các câu hỏi trong SGK
	- Tự nghiên cứu bài mới: Đọc, nghiên cứu, trả lời các câu hỏi lệnh và bài tập trong SGK. 
Tiết 50: Thực hành – TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS tìm hiểu, phát hiện mô tả được các triệu chứng biểu hiện, tác hại của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut và các sinh vật khác gây ra ở địa phương và cách phòng tránh.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ năng tìm hiểu, ghi chép ,kỷ năng giao tiếp với người khác. So sánh đối chiếu với những kiến thức về bệnh truyền nhiễm đã học với thực tiễn của địa phương
3. Thái độ:
- Có ý thức và biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm.
II. Phương pháp giảng dạy:
	- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu
	- Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh.
III. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: 
+ Liên hệ với cơ sở y tế địa phương ( bệnh viên, trạm y tế, trung tâm khám chữa bệnh )+ GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi, ghi chép, quan sát và điền nội dung vào bảng thu hoạch.
- HS:
+ Ôn lại kiến thức đã học về virut, bệnh truyền nhiễm, sưu tầm một số tranh ảnh, tài liệu về một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở người, vật nuôi và cây trồng.
+ Đĩa CD về các bệnh truyền nhiễm, truyên truyền phòng tránh bệnh truyền nhiễm. 
+ Bảng báo cáo một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở địa phương.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
a. Tổ chức các nhóm tìm hiểu:
 - GV chia lớp thành 2 hay 4 nhóm nhỏ.
 + Phân công các nhóm tới bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá để tìm hiểu
 + Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư ký và các thành viên đã được phân công công việc cụ thể
b. Hướng dẫn đặt kế hoạch tìm hiểu:
 - Chuẩn bị đề cương: Dưới dạng các câu hỏi có liên quan đến bệnh truyền nhiễm như:
 + Hiện nay ở địa phương đang có bệnh truyền nhiễm gì?
 + Nguyên nhân gây bệnh (nguồn bệnh) do đâu?
 + Số người măcs bệnh, độ tuổi
 + Biện pháp khắc phục bệnh truyền nhiễm.
 + Vấn đề truyên truyền bệnh truyền nhiễm ở địa phương.
 + Cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm.
 + Dự đoán bệnh truyền nhiễm trong thời gian tới.
- Phương pháp thực hiện:
 + Nhóm trưởng trực tiếp hỏi và trực tiếp trao đổi với nhân viên y tế về các vấn đề đã chuẩn bị.
 + Thư ký ghi chép các nội dung.
 + Các thành viên khác nghe, quan sát thu nhập tin tức.
c. Viết báo cáo: 
 Sau khi các nhóm đi thực tế ở các cơ sở y tế, nắm bắt được các thông tin về bệnh truyền nhiễm, có thể thảo luận nhóm rồi hoàn thành bảng sau:
Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Triệu chứng và tác hại
Phương thức lây lan
Phòng tránh
Bệnh Clamydia
- Gây ngứa, có thể chuyển thành viêm phần phụ, tổn thương 2 vòi trứng, dẫn tới vô sinh, có thể gây có thai ngoài tử cung
- Lây truyền qua đường quan hệ tình dục
- Giữ vệ sinh
- Thực hiện an toàn tình dục
Bệnh viêm gan B (virut HBV)
- Vàng da, sưng gan có khi xơ gan dẫn tới ung thư gan.
- Lây truyền qua đường máu, qua đường quan hệ tình dục, từ mẹ sang con.
- Thực hiện an toàn truyền máu.
- Không tiêm chích ma túy.
- Quan hệ tình dục an toàn.
Bệnh dại (virut Rhabdo)
- Người bị chó dại cắn tùy theo vết thương mà phát bệnh mau hay chậm.
- Sợ nước, sợ ánh sáng, bị sốt, chảy rớt dãi, có thể bị điên và chết.
- Do chó dại cắn
- Thực hiện tiêm phòng dại cho chó.
- Nếu bị chó cắn cần tiêm phòng và theo dõi chó.
- Nếu chó phát bệnh dại thì phải tiêm đủ liều.
Bệnh tả (vi khuẩn tả)
- Ỉa chảy, nôn, mất nước, thân nhiệt hạ, co rút cơ
- Qua ăn uống
- Tiếp xúc với nguồn bệnh
- Vệ sinh ăn uống 
 - Tiêm phòng
d.Báo cáo trước lớp:
 + Đại diện mỗi nhóm trình bày ngắn gọn báo cáo của nhóm.
 + Lớp nhận xét và bổ sung.
 + Giáo viên đánh giá kết quả của mỗi nhóm và cho điểm
 + GV giới thiệu đĩa CD về bệnh truyền nhiễm để bổ sung cho báo cáo của các nhóm.
4. Củng cố: 
GV nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm một số vấn đề khi đi tìm hiểu thực tế. 
5. Dặn dò:
	- Ôn tập kiến thức phần III.
	- Các nhóm chuẩn bị nội dung bài ôn tập bằng cách hoàn thành các nội dung ở bảng kiến thức SGK trang 160 – 161. 
Tiết 51 : ÔN TẬP PHẦN III
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về sinh học vi sinh vật.
2. Kỷ năng:
	- Rèn luyện kỷ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
3. Thái độ:
	- Biết vận dụng kiến thức vào thực tiển.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: 
+ GV kẻ sẵn các bảng kiến thức như SGK trang 160, 161 ra khổ giấy to.
 + Mảnh giấy với các nội dung của bảng kiến thức ở mục 2 và mục II SGK trang 161.
- HS chuẩn bị các nội dung trong SGK, làm bài tập trang 162, 163.
III. Phương pháp giảng dạy:
	- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động 1:
 - GV treo 3 bảng kiến thức đã kẻ sẳn lên giấy.
+ Yêu cầu đại diện của 3 nhóm lên viết đáp án của mình trên bảng
 - Trong thời gian các nhóm viết trên bảng GV đi từng nhóm ở dưới lớp để kiểm tra nội dung đã chuẩn bị.
- GV cho lớp thảo luận các nội dung của 3 nhóm trên bảng sau đó GV nhận xét, đánh giá và thông báo đáp án đúng.
 Hoạt động 2:
 - GV đưa nội dung kiến thức ở bảng 4, 5 mà các nhóm chuẩn bị lên máy chiếu.
 - Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá hoạt động nhóm và bổ sung kiến thức.
 - GV tổ chức HS hoạt động như sau:
 + Sẽ có 2 nhóm tham gia và nhóm giám sát.
 + Nhóm 1 sẽ chọn những mảnh giấy có ghi các pha sinh trưởng
 + Nhóm 2 sẽ chọn các đặc điểm của từng pha để gắn cho phù hợp
 + Nhóm giám sát sẽ kiểm tra và cùng cả lớp đánh giá kết quả.
 + GV thông báo kết quả cuối cùng. 
 - GV tổ chức các hoạt động tương tự như ở phần trên, các nhóm sẽ ghép những đặc điểm vào đúng giai đoạn của sự nhân lên của virut trong tế bào và lớp nhận xét đánh giá.
I. Chương 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG:
Bảng 1: Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
Các kiểu dinh dưỡng
Nguồn năng lượng và cacbon
Đại diện
Quang tự dưỡng
Ánh sáng, CO2
Tảo, vi khuẩn lam, VK lưu huỳnh màu tía, màu lục
Quang dị dưỡng
Ánh sáng, chất hữu cơ
Vi khuẩn tía, VK lục kog chứa lưu huỳnh
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ (NH4+, NO2+. H2, H2S, Fe2+)	CO2
VK nitrat hóa, VK ôxy hóa lưu huỳnh, VK hidrô
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ, Chất hữu cơ
VSV lên men, hoại sinh
Bảng 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở 
vi sinh vật
Đặc điểm
Đồng hóa
Dị hóa
Tổng hợp chất hữu cơ
+
-
Phân giải chất hữu cơ
-
+
Tiêu thụ năng lượng
+
-
Giải phóng năng lượng
-
+
Bảng 3: Các quá trình phân giải và tổng hợp ở vi sinh vật
Quá trình
Đặc điểm
Ứng dụng trong đời sống và sản xuất
Phân giải
Chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của enzim được phân giải thành chất hữu cơ đơn giản và giải phóng ATP
Sản xuất thực phẩm, chất dinh dưỡng cho người, vật nuôi, cây trồng. Phân giải các chất độc lạ, tạo bột giặt sinh học, cải thiện công nghiệp thuộc da
Tổng hợp
Chất hữu cơ phức tạp được tổng hợp từ các chất hữu cơ đơn giản nhờ xúc tác của enzim và sử dụng ATP
Sản xuất sinh khối (Prôtêin đơn bào), các axit amin không thay thế. Sản xuất các chất xúc tác sinh học, gôm sinh học.
II. Chương 2: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT
Bảng 4: Các hình thức sinh sản
Đại diện
Đặc điểm các hình thức sinh sản
Vi khuẩn
- Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi (trực phân)
- Xạ khuẩn (Nhóm vi khuẩn hình sợi) sinh sản bằng bào tử đốt.
- Một số vi khuẩn sống trong nước sinh sản bằng cách nảy chồi.
Nấm
- Đa số nấm men sinh sản theo kiểu nảy chồi. Một số nấm men sinh sản bằng cách phân đôi, nấm men còn sinh sản hữu tính.
- Nấm sợi (nấm mốc) sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính.
Bảng 5: Các hình thức nuôi cấy vi sinh vật
Nuôi cấy không liên tục
Nuôi cấy liên tục
Đặc điểm
- Không bổ sung chất dinh dưỡng mới
- Không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa
- Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng
- Rút bỏ không ngừng các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa.
Ứng dụng
Nghiên cứu đường cong sinh trưởng của VSV ở 4 pha để sử dụng có hiệu quả
Để thu được nhiều sinh khối hay sản phẩm vi sinh trong công nghệ sinh học.
Bảng 6: Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống đóng
Các pha
Đặc điểm
Tiềm phát
Tổng hợp ADN và enzim
Lũy thừa
Diễn ra quá trình phân bào, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa, chuyển hóa vật chất diễn ra mạnh mẽ.
Cân bằng
Tốc độ sinh trưởng và chuyển hóa vật chất giảm dần, số tế bào sống và chết bằng nhau.
Suy vong
Số tế bào chết lớn hơn số tế bào sống
Bảng 7: Sự nhân lên của virut trong tế bào
Các giai đoạn
Đặc điểm
1. Hấp phụ
Phagơ bám trên mặt tế bào vật chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào vật chủ.
2. Xâm nhập
Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của phagơ chui vào trong té bào vật chủ
3. Sinh tổng hợp
Bộ gen của phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình.
4. Lắp ráp 
Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới.
4. Củng cố: 
GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở SGK
5. Dặn dò:
	- Ôn tập để thi học kỳ 2
Đề thi học kì 2 năm học 2009- 2010 môn sinh học 10
Phần trắc nghiệm(4 điểm)
Câu 1: Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon là:
A, ánh sáng và chất hữu cơ B, Chất hữu cơ và CO2
C, Chất vô cơ và CO2 D, áng sáng và CO2
Câu2: (0,5) Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
A, Quang tự dưỡng B, Quang dị dưỡng
C, Hóa tự dưỡng D, Hóa dị dưỡng 
Câu 3:( 0,5) Chất nào sau đây là một trong những sản phẩm của quá trình lên men lactic? 
A, Glucôzơ B, A xít lactic
C, C2H5OH D, A xit amin
Câu 4:(0,5) Chất nào sau đây là một trong những sản phẩm của quá trình lên men etilic?
A, Glucôzơ B, A xít lactic
C, C2H5OH D, A xit amin
Câu5: (0,5) Vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào sau đây?
A, Nảy chồi B, Phân đôi
C, Tiếp hợp D, Bằng bào tử 
Câu6 (0,5) Để phân giải lipit, vi sinh vật cần tiết ra loại enzim nào sau đây?
A, Nuclêaza 	 B, Xenlulaza
C, Prôtêaza D, Lipaza 
Câu 7 (0,5)Bộ gen của mỗi vi rút là
A, ADN và ARN B, Luôn là ADN
C, ADN hoặc ARN D, Luôn là ARN
Câu8 (0,5) Vi rút có lối sống nào sau đây?
A, Cộng sinh B, Kí sinh bắt buộc
C, Hoại sinh D, Tự do 
Phần tự luận(6 điểm) 
Câu 9 (3,0) Hãy nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục?
Câu 10( 3,0) Phân biệt hai quá trình nguyyên phân và giảm phân?
Hết!

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2009_2010.doc