Chủ đề:
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Định dạng văn bản là một chức năng rất quan trọng của phần mềm word, là một công việc tinh tế của con người, tạo ra một văn bản đúng yêu cầu, đúng mục đích sử dụng, thể hiện rõ trọng tâm.
2. Các năng lực cần hướng tới:
• Luyện gõ tiếng Việt có dấu.
• Định dạng được: kí tự, đoạn, trang văn bản.
3. Mục tiêu của chủ đề:
• Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
• Biết khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản.
• Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản.
• Thực hiện được việc định dạng văn bản theo mẫu.
• Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản.
• Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt.
Chủ đề: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. GIỚI THIỆU CHUNG Định dạng văn bản là một chức năng rất quan trọng của phần mềm word, là một công việc tinh tế của con người, tạo ra một văn bản đúng yêu cầu, đúng mục đích sử dụng, thể hiện rõ trọng tâm. Các năng lực cần hướng tới: Luyện gõ tiếng Việt có dấu. Định dạng được: kí tự, đoạn, trang văn bản. Mục tiêu của chủ đề: Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng Biết khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản. Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản. Thực hiện được việc định dạng văn bản theo mẫu. Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản. Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính Biết khái niệm định dạng văn bản: định dạng kí tự (phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ), định đạng đoạn văn bản (căn lề), định dạng trang văn bản (đặt lề trang giấy, hướng giấy). Biết cách sử dụng thanh công cụ định dạng hoặc bảng chọn để định dạng phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ của kí tự. Biết cách sử dụng nút tương ứng trên thanh công cụ (hoặc lệnh trong bảng chọn) để căn lề trái, phải của đoạn văn bản. Biết cách đặt lề trang giấy, hướng giấy. Thực hiện việc mở văn bản đã có và tiến hành định dạng kí tự (lựa chọn phông chữ, kiểu chữ), đoạn văn bản (căn lề, khoảng cách lề) để có văn bản như mẫu trong SGK. Nội dung có các bài: Bài 16. Bài tập và thực hành 7. Các nội dung chính: Định dạng kí tự Định dạng đoạn văn bản Định dạng trang II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC * Phần chung: Thời gian Tiến trình dạy học Hoạt động của HS Hổ trợ của GV Sản phẩm - Kết quả Tiết 1 Kiểm tra miệng 15p Nhận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của gv. Đặt câu hỏi với gv khi nội dung yêu cầu chưa rõ. Chiếu câu hỏi lên bảng, hoặc phát phiếu câu hỏi cho hs. Phần trả lời của hs. Vào bài. 5p Lắng nghe, suy nghĩ, đặt câu hỏi (nếu cần) Nêu nội dung vào bài. Định dạng kí tự 10p Định dạng kí tự theo mẫu của gv gởi. Đoạn văn bản chưa định dạng, gởi cho hs: Dữ liệu: là tập hợp các thông tin được lưu trong thiết bị nhớ. Gv cho hs mẫu văn bản, yêu cầu định dạng giống mẫu. Gởi cho hs (nhớ phóng to trước khi gởi): Văn bản định dạng của hs Định dạng đoạn 10p Vb gốc chưa định dạng (gởi cho hs): Định dạng đoạn văn bản. Trong các thuộc tính định dạng đoạn văn, chúng ta sẽ xét các thuộc tính cơ bản: căn lề, vị trí lề đoạn văn (so với lề trang), khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau, định dạng dòng đầu tiên, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn. Gv cho hs mẫu văn bản, yêu cầu định dạng giống mẫu. Vb mẫu nhớ phóng to trưỡc khi gởi: Văn bản định dạng của hs Định dạng trang 5p Nhận bài tập và làm bài. Gv cho hs mẫu văn bản, yêu cầu định dạng giống mẫu. Văn bản định dạng của hs Tiết 2 Tiết 3 Bài tập và thực hành 7. Gõ và trình bày: đơn xin nhập học và ba đoạn đầu của cảnh đẹp quê hương.-45p Gõ và trình bày phần còn lại của cảnh đẹp quên hương-45p Xem đề và làm bài trong sgk trang 113 – 114. Hướng dẫn hs làm các bài trong sgk trang 113 – 114. Nếu có thể gv nên gõ sẵn văn bản gốc (chưa định dạng) để gởi cho hs.Như vậy sẽ tập trung hơn về định dạng Văn bản định dạng của hs * Phần Chi tiết: 1. Kiểm tra miệng: Kiểm tra miệng-khởi động-vào bài Thời gian làm bài 15 phút Trò chơi tìm hình giống nhau trong các hình sau (so sánh các tính chất: màu, kích thước, hình dáng, kiểu đậm, nghiên): hình gốc A B B A ĐA C D B A A A B B A B A B B A C A B B A D A B B A 2. Định dạng kí tự: Gv: hướng dẫn phần lí thuyết định dạng kí tự cho hs Cách 1: sử dụng menu lệnh: format -> font Cách 2: sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn: Hs lắng nghe, và tìm hiểu nội dung trong sgk. Gv gởi bài tập cho hs làm. Bài 1. Yêu cầu: Hãy định dạng kí tự trong đoạn văn sau theo đúng mẫu. Đoạn văn mẫu: Dữ liệu: là tập hợp các thông tin được lưu trong thiết bị nhớ. Mẫu định dạng kí tự: 3. định dạng đoạn văn. Gv trình bày các lí thuyết về định dạng đoạn văn: Cách 1. Sử dụng menu lệnh: format -> paragraph Cách 2. Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ: Cách 3. Sử dụng các nút lệnh trên thanh thước ngang: Hs lắng nghe và tìm hiểu trong sgk. Gv gởi bài tập cho hs làm: Bài 2. Yêu cầu: Định dạng các đoạn văn bản theo đúng mẫu sau. Hai đoạn văn mẫu: Định dạng đoạn văn bản Trong các thuộc tính định dạng đoạn văn, chúng ta sẽ xét các thuộc tính cơ bản: căn lề, vị trí lề đoạn văn (so với lề trang), khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau, định dạng dòng đầu tiên, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn. Mẫu định dạng đoạn văn bản: 4. Định dạng trang. Gv: trình bày các lí thuyết về định dạng trang. Cách 1. Sử dụng menu lệnh file -> page setup Thẻ margins Thẻ paper Cách 2: sử dụng thước ngang: Gv gởi bài tập cho hs Bài 3. Định dạng trang Yêu cầu: Định dạng trang cho tệp này theo đúng mẫu. Mẫu định dạng Hs làm bài tập. 5. Bài tập thực hành 7. Gv yêu cầu hs gõ và trình bày hai văn bản: đơn xin nhập học và cảnh đẹp quê hương theo mẫu trong sgk/113-115, làm xong thì gởi tệp lên máy gv. Gv hướng dẫn, phân tích đề. Hs làm bài tập và nộp lên máy gv. Gv trả lời các thắc mắc của hs (nếu có), quan sát và giúp đỡ hs khi cần. Gv nhận xét, rút kinh nghiệm các bài tập của hs gởi lên máy gv. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU BỔ TRỢ 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, 2. Tài liệu bổ trợ: - Các mạch kiến thức có liên quan được sưu tâm có liên quan đến nội dung chủ đề. - Sách giáo khoa tin học. IV. DỰ KIẾN THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ KHẮC PHỤC 1. Thuận lợi: - HS đều biết sử dụng máy tính. - Nhiều hs biết sử dụng word. - Nội dung kiến thức rất thông dụng, cần thiết. 2. Khó khăn: - Lần đầu tiên khi áp dụng dạy học theo phương pháp mới, nội dung của các bài trong chương trình của khối còn gây cho giáo viên nhiều bở ngở. - Đại đa số giáo viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống từ xa xưa, nên khi áp dụng phương pháp dạy học mới, phương pháp dạy học tích cực sẻ gây ra lúng túng và gây nhiều khó khăn cho họ khi áp dụng. - Hệ thống các môn học trong sách giáo khoa của bộ chưa thật sự có tính logic với nhau về mặt kiến thức, nên đôi khi muốn vận dụng cách dạy học tích hợp liên môn chưa thật sự thuận lợi, còn gặp nhiều khó khăn cho giáo viên khi chọn chủ đề tích hợp thích hợp cho việc dạy. 3. Khắc phục khó khăn: - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi chi tiết và bài tập bám sát chuẩn yêu cầu. - Gv chuẩn bị thêm tài liệu hướng dẫn để hs nghiên cứu trong tiết dạy.
Tài liệu đính kèm: