Giáo án Tin học 10 - Năm học 2009 - 2010 - Nguyễn Phúc Đức

Giáo án Tin học 10 - Năm học 2009 - 2010 - Nguyễn Phúc Đức

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức:

- Biết tin học là 1 nghành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.

- Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

- Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội;

- Biết các đặc tính ưu việt của máy tính;

- Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

 2. Về kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận của máy tính: màn hình, chuột, bàn phím

 3. Về thái độ:

- Nhìn nhận tin học là một ngành khoa học mới mẽ cần phải nghiên cứu.

- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo

 

doc 128 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1413Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 10 - Năm học 2009 - 2010 - Nguyễn Phúc Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/8/2009 	Ngày dạy : 18/8/2009
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA TIN HỌC
Tiết PPCT : 1 	§1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
I. Mục tiêu 
 1. Về kiến thức: 
Biết tin học là 1 nghành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.
Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội;
Biết các đặc tính ưu việt của máy tính;
Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.
 2. Về kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận của máy tính: màn hình, chuột, bàn phím 
 3. Về thái độ: 
Nhìn nhận tin học là một ngành khoa học mới mẽ cần phải nghiên cứu.
Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.
II. Chuẩn bị
Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm. 
Phương tiện: Đồ dùng dạy học của giáo viên: thước,phấn,Computer và projector (nếu có). 
III. Tiến trình bài học
	1. Kiểm tra bài cũ : không
 2. Tiến trình bài học mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS VÀ CỦA HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: 
+ Nêu các phát minh khoa học kỷ thuật trong thời gian 1890 – 1920? 
+ Học sinh phát biểu.
+ Các hs khác bổ sung hoàn chỉnh
+ Ghi nội dung khái niệm.
+ Xã hội loài người đã xuất hiện loại tài nguyên mới?
+ Tin học được hình thành và phát triển như thế nào? Ngành tin học có ứng dụng như thế nào?
+ Các nhóm thảo luận, phát biểu.
+ Ngành tin học gắn liền với sự phát triển của máy tính điện tử.
Hoạt động 2:
+ Sự ảnh hưởng của máy tính trong 
+ Học sinh thảo luận .
+ Ghi nội dung khái niệm.
cuộc sống ngày nay?
+ Hs thảo luận và đại diện nhóm trả lời
+ Nêu những đặc tính ưu việt của máy tính trong kỉ nguyên thông tin? 
+ Hs xem và nhắc lại.
Hoạt động 3:
+ Giới thiệu một số từ chuyên ngành tin học từ hình vẽ.
+ Giới thiệu một số thuật ngữ tin học? 
+ Hs trao đổi.
I. Sự hình thành và phát triển của khoa học.
Sự hình thành và phát triển của tin học.+ Xem nội dung trong mục 1 SGK trang 4
+ 1890 – 1920 phát minh:
Ô tô, máy bay, sau đó là máy tính điện tử.
+ Nguồn tài nguyên mới là thông tin.
+ Tin học được hình thành và phát triển thành 1 ngành khoa học độc lập có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng có ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
II.Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.
+ Xem nội dung trong mục 2 SGK trang 5,6
MTĐT là công cụ lao động giúp việc tính toán, lưu trữ, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
+ 7 đặc tính ưu việt của máy tính. (SGK)
+ Hs xem hình 1 (máy vi tính)
III.Thuật ngữ “Tin học”.
+ Tin học:
Anh: informatics
Pháp: Informatique
Mĩ:Computer Science
+ Định nghĩa tin học:
SGK – trang 6.
 3. Củng cố:
Hãy nói đặc điểm nổi bật của sự hình thành và phát triển của máy tính?
Vì sao tin học được hình thành và phát triển như ngành khoa học?
Nêu những đặc điểm ưu việt của máy tính?
 4. Dặn dò
- Xem lại bài đã học
- Chuẩn bị bài “ Thông tin và dữ liệu”
Ngày soạn : 	16/8/2009	Ngày dạy : 18/8/2009
 Tiết PPCT : 2
§ 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
—–
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức : 
Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính.
	Biết các dạng biễu diễn thông tin trong máy tính.
	Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn bị bội của bit.
	Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
 2. Về kỹ năng : 
Bước đầu mã hóa thông tin đơn giản thành dãy bit, chuyển từ hệ 2, 16 sang hệ thập phân.
 3. Về thái độ:
Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.
II. Chuẩn bị
	- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
 	- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). 
III. Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ : 
Nêu những đặc điểm ưu việt của máy tính?
 2. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 Hoạt động 1: 
+ Mời hs cho 1 ví dụ về thông tin trong cuộc sống hằng ngày? Tương tự cho ví dụ dữ liệu? 
+ Học sinh phát biểu.
+ Các hs khác bổ sung hoàn chỉnh.
+ Thế nào là thông tin và dữ liệu? + Ghi nội dung khái niệm.
+ Học sinh thảo luận .
+ Ghi nội dung khái niệm
Hoạt động 2: 
+ Đơn vị đo lượng thông tin là gì? 
+ Học sinh định nghĩa khái niệm bit
+ Hs trao đổi.
+ Lấy ví dụ tung đồng xu, hình thành khái niệm bit
+ Ví dụ 8 bóng đèn cho lương thông tin là bao nhiêu.? 
+ Lương thông tin cho ta là 8 bit.
+ Giới thiệu bảng ký hiệu các đơn vị đo thông tin, đặt câu hỏi trả lời. 
+ Vẽ bảng ký hiệu.
Hoạt động 3: 
+ Hãy liệt kê các loại thông tin?
+ Loại thông tin phi số có mấy dạng? Cho ví dụ?
 + Có 2 loại: loại số và phi số.
 Có 3 dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Hoạt động 4:
+ Thế nào là mã hoá thông tin? 
+ Thông tin được biến thành dãy bit để máy tính xử lý.
+Việc mã hóa thông tin dạng văn bản được mã hóa như thế nào? Cho ví dụ?
+ Ta dùng bộ mã ASCII để mã hóa ký tự. Bộ mã ASCII sử dụng 8 bit để mã hóa ký tự.
Ví dụ: 
A có mã thập phân là 65
a có mã thập phân là 97
+ giới thiệu bộ mã ASCII cơ sở trang 169.
+ Mã ASCII mã hóa phạm vi bao nhiêu, gặp khó khăn gì? 
+ Mã hóa 256 ký tự, chưa đủ mã hóa tất cả các bảng chữ cái trên TG.
+ Giới thiệu bộ mã Unicode 
Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I.Khái niệm thông tin và dữ liệu:
+ Xem nội dung trong mục 1 SGK trang 7
+ Thông tin là những hiểu biết có thể có được về 1 thực thể nào đó.
+ Dữ liệu là thông tin đưa vào máy tính để xử lý.
II.Đơn vị đo lượng thông tin. 
+ Xem nội dung trong mục 2 SGK trang 7,8
+ Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit. Bit có 2 trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau.
Ví dụ: Đồng xu có 2 mặt.
Ví dụ: 8 bòng đèn với 2 trạng thái tắt cháy như nhau, cho lương tt 8 bit
+ Hs xem hình 2
+ Vẽ bảng ký hiệu
III.Các dạng thông tin.
* Thông tin có 2 loại: loại số và phi số.
Dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh.
 Hs xem hình 4,5,6 SGK trang 9
IV.Mã hoá thông tin trong máy tính.
Hs xem hình 6 SGK trang 10
+ Mã hóa tt là tt biến thành dãy bit.
+ Để mã hoá thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII để mã hoá các ký tự. Mã ASCII các ký tự đánh số từ: 0 đến 255
+ Bộ mã Unicode: có thể mã hóa 65536 =216 ký tự, có thể mã hóa tất cả các bảng chữ cái trên thế giới.
3. Củng cố:
- Hãy nêu 1 vài ví dụ về thông tin? Với mỗi loại thông tin cho biết dạng của nó?
 	- Hãy phân biệt bộ mã ASCII và bộ mã UNICODE?
4. Dặn dò:
	- Xem lại phần đã học
	- Chuẩn bị phần V của bài 2
Ngày soạn : 22/8/2009	Ngày dạy : 24/8/2009
Tiết PPCT : 3 
§ 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (TT)
—–
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức : 
Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính.
	Biết các dạng biễu diễn thông tin trong máy tính.
	Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn bị bội của bit.
	Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
 2. Về kỹ năng : 
Bước đầu mã hóa thông tin đơn giản thành dãy bit, chuyển từ hệ 2, 16 sang hệ thập phân.
 3. Về thái độ:
Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.
II. Chuẩn bị
 	- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
 	- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). 
III. Tiến trình bài học
1. Kiểm tra bài cũ : 
Đơn vị đo thông tin là gì? Kể tên những đơn vị đo thông tin thường dùng?
 2. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 5:
+ TT loại phi số được mã hóa như thế nào? 
+ Chúng được mã hóa chung thành dãy bit.
+ Thế nào là hệ đếm phụ thuộc vào vị trí và không thuộc vào vị trí?
+ Chúng ta sẽ mở rộng hệ đếm, trong cuộc sống chúng ta sử dụng hệ đếm cơ số 10 gọi là hệ thập phân gồm 10 chữ số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9. Cho ví dụ về hệ nhị phân 9 (cơ số mấy), và hệ cơ số 16?
Ví dụ: 
VI và IV, V có giá trị là 5 không phụ thuộc vi trí.
Số 15 và 51 pà phụ thộc vào vị trí
+ Các nhóm thảo luận cho VD: 
+ Hs lên bảng biểu diễn.
Hệ nhị phân: (cơ số 2) gồm 2 ký hiệu 0, 1 < 2
Hệ thập phân: (cơ số 10) gồm 10 chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 < 10
Hệ thập lục phân: (cơ số 16) gồm 16 ký hiệu 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F < 16
+ Giả sử số N là số có hệ đếm cơ số b, hãy biểu diễn tổng quát số hệ b phân trên? 
+ Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến khác nhau.
+ Gợi ý học sinh thảo luận.
+ Viết các ví dụ vừa trình bày. 
+ Các nhóm thực hiện.
+ Các nhóm thực hiện.
+ Hãy đổi các số trong hệ nhị phân và thập lục phân sang hệ thập phân.
+ Hs trao đổi.
+ Số nguyên có dấu quy ước: bit cao nhất là bit dấu (bit 7), số 1 là dấu âm, 0 là dấu dương.
Ví dụ: 101010102 thanh số nguyên có dấu?
+ Các nhóm thực hiện.
+ Các em xem nội dung bài trang 13 biểu diễn số thực và thảo luận? 
+ Học sinh thảo luận.
+ Hãy biễu diễn dưới dạng dấu phẩy động các số sau:
 11545; 25,1065 ; 
 0,00005678
+ Các nhóm thực hiện.
+ Biễu diễn chữ ‘TIN HOC’ dưới dạng nhị phân? 
+ Các nhóm thảo luận, lên bảng trình bày.
+ Nguyên lý mã hóa nhị phân có chung 1 dạng mã hóa là gì? (xem SGK trang 13) 
+ Học sinh trả lời.
V. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
Thông tin loại số:
Hệ đếm:
Hệ đếm La Mã không phụ thuộc vào vị trí. tập ký hiệu:
Các ký hiệu dùng trong hệ đếm là: 0,1,,b – 1. Số ký hiệu này bằng cơ số của hệ đếm. 
Trong hệ đếm cơ số b, giả sử số N có biểu diễn:
 dndn-1dn-2d1d0,d-1d-2...d-m
trong đó n+1 là chữ số bên trái, m là số thập phân bên phải.
N = dnbn + dn-1bn-1 + + d0b0 + d-1b-1 + + d-mb-m
Hệ thập phân: (cơ số 10)
Kí hiệu gồm 10 chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
* Các hệ đếm thường dùng trong tin học:
 Hệ nhị phân: (cơ số 2) chỉ sử dụng 2 ký hiệu 0 và 1
Ví dụ: 10102 = ? 10
Hệ thập lục phân:(cơ số 16, hay gọi là hexa) sử dụng ký hiệu: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F
trong đó A,B,C,D,E,F có giá trị là 10,11,12,13,14,15.
Ví dụ: 22F16 = ? 10
Biểu diễn số nguyên:
+ Số nguyên có dấu: dung bit cao nhất để thể hiện dấu.
 Quy ước: 1 là dấu âm, 0 là dấu dương. 1 byte biễu diễn được số nguyên -127 đến 127
+ Số nguyên không âm: phạm vi từ 0 đến 255.
Biểu diễn số thực:
 Mọi số thực đều biễu diễn dưới dạng (được gọi là dấu phẩy động).Trong đó:
 0,1 < M < 1 gọi là phần định trị. K là phần bậc (nguyên, không âm)
Máy tính sẽ lưu thông tin gồm dấu của số, phần định tr ... uận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
 	- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). 
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ : 
Có mấy cách tìm kiếm thông tin? Địa chỉ E-Mail có dạng như thế nào?
 2. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để chiếu các câu hỏi cho hs trả lời. 
Yêu cầu từng nhóm trả lời câu hỏi 1
1. Hãy trình bày các khái niệm: siêu văn bản, trang web, website, trang web tĩnh, trang web động.
Trang web: mỗi siêu văn bản được gán một địa chỉ truy cập tạo thành trang web.
Website: gồm một hoặc nhiều trang web trong hệ thống WWW được tổ chức dưới một địc chỉ truy cập.
 Có hai loại trang web: trang web tĩnh và trang web động.
Có nhiều phần mềm soạn thảo văn bản để tạo một trang web đơn giản. Hoặc sử dụng phần mềm chuyên biệt như: Microsoft FrontPage.
 Truy cập trang web
Để truy cập vào các Website phải sử dụng một chương trình đặc biệt gọi là trình duyệt web.
Trình duyệt web là chương trình giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: Truy cập các trang web, tương tác với máy chủ trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác của Internet.
Có nhiều trình duyệt web khác nhau, trong đó thông dụng nhất là các trình duyệt: Internet Explorer, Netscape Navigator, Fire Fox
1. Hãy trình bày các khái niệm: siêu văn bản, trang web, website, trang web tĩnh, trang web động.
2. Địa chỉ thư điện tử gồm những thành phần nào? Phần nào là quyết định tính duy nhất của địa chỉ thư điện tử? Hãy giải thích.
3. Máy tìm kiếm là gì? Máy tìm kiếm có thể tìm được bất kì thông tin nào mà ta quan tâm không?
4.Kể tên một số máy tìm kiếm.
5. Hãy kể thêm tên các dịch vụ của Internet mà em biết. Em có sử dụng dịch vụ nào không? Nếu có, cho biết các lợi ích có được từviệc sử dụng dịch vụ đó.
6. Có những cách nào để bảo vệ thông tin.
7. Hãy trình bày một số điều cần lưu ý khi sử dụng các dịch vụ Internet và giải thích vì sao đó là những điều nên làm.
 3. Củng cố: Trong bài 	
 4. Dặn dò:
	- Xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài “Bài tập và thực hành 10”
Ngày soạn : 19/04/2009
Ngày dạy : 21/04/2009
Tuần : 35
Tiết PPCT : 64 
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 
—–
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức : 
	- Biết và làm quen với trình duyệt Internet Explorer.
	- Biết mở một số trang web để đọc thông tin và duyệt các trang web bằng các địc chỉ liên kết
 2. Về kỹ năng:
	- Sử dụng được trình duyệt web
	- Lưu thông tin trên trang web vào đĩa
 3. Về thái độ: 
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
- Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
- Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
 	Phòng máy được kết nối Internet. 
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ : Thông qua. 
 2. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giáo viên hướng dẫn HS thực hành theo nội dung trong SGK. 
· GV hướng dẫn các bước cơ bản khi sử dụng trình duyệt IE.
· HS theo dõi, ghi chép và thực hành. 
H. Em đã biết làm thế nào để truy cập một trang web?
Đ. Gõ địa chỉ trang web vào ô địa chỉ
· Hướng dẫn HS mở một vài trang web như:
www.edu.net.vn , 
www.thanhnien.com.vn,
www.vnn.vn
· Cho các nhóm tìm một số trang web khác về giáo dục, giải trí.
· Các nhóm nêu tên một số trang web về giáo dục, giải trí.
1. Khởi động trình duyệt IE.
Để khởi động trình duyệt web, ta thực hiện một trong các thao tác sau:
– Nháy đúp chuột vào biểu tượng của IE trên màn hình nền.
– Chọn Start ® All Programs ® Internet Explorer.
– Nhấn phím Internet trên bàn phím (nếu có ) 
2. Truy cập trang web bằng địa chỉ.
Cách 1: Khi đã biết địa chỉ của một trang web, để truy cập trang web đó thực hiện theo các bước sau:
– Gõ địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ.
– Nhấn phím Enter.
Cách 2: Nháy chuột vào liên kết trên trang web (hiện thời) để mở trang web mới tương ứng với liên kết này. 
Ngoài ra, có thể tìm một số địa chỉ trang web trong bảng chọn Favorites.
Nhấn mạnh:
– Cách khởi động trình duyệt IE
– Cách truy cập trang web.
 3. Củng cố: Nêu một số trang Web có liên quan đến học tập hoặc giáo dục.
 4. Dặn dò:
	- Xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài TH 10 (tt)
Ngày soạn : 19/04/2009
Ngày dạy : 21/04/2009
Tuần : 35
Tiết PPCT : 65 
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 (tt)
—–
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức : 
	- Biết và làm quen với trình duyệt Internet Explorer.
	- Biết mở một số trang web để đọc thông tin và duyệt các trang web bằng các địc chỉ liên kết
 2. Về kỹ năng:
	- Sử dụng được trình duyệt web
	- Lưu thông tin trên trang web vào đĩa
 3. Về thái độ: 
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
- Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
- Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
 	Phòng máy được kết nối Internet. 
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ : Thông qua. 
 2. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
Nội dung 
· Cho HS mở một trang web, chẳng hạn: www.vnn.vn
· Hướng dẫn HS mở tiếp một số mục trên trang chủ, mở các trang liên kết.
· HS theo dõi, thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
· Chú ý: Các liên kết thường là những cụm từ được gạch chân hoặc được hiển thị với màu xanh dương. Có thể dễ dàng nhận biết các liên kết bằng việc con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình bàn tay khi di chuột vào chúng.
· Ví dụ: Nháy chuột vào liên kết Giáo dục của trang www.vnn.vn thì trang web về giáo dục của www.vnn.vn sẽ được hiển thị.
· Ví dụ: truy cập trang web  nháy chuột vào liên kết “ phần mềm miễn phí” rồi nháy vào tên một phần mềm miễn phí để tải về.
3. Duyệt trang web
· Nháy chuột vào nút lệnh 
 (Back) để quay về trang trước đã duyệt qua.
· Nháy chuột vào nút lệnh (Forward) để đến trang tiếp theo trong các trang đã duyệt qua.
· Nháy chuột vào các liên kết để chuyển từ một trang web này đến một trang web khác.
4. Lưu thông tin.
 Nội dung trên trang web (đoạn văn bản, hình ảnh ) có thể được in ra hoặc lưu vào đĩa.
· Để lưu hình ảnh trên trang web đang mở, ta thực hiện các thao tác:
a. Nháy nút phải chuột vào hình ảnh cần lưu, một bảng chọn được mở ra.
b. Nháy chuột vào mục Save Picture As  khi đó Windows sẽ hiển thị hộp thoại để ta lựa chọn vị trí lưu ảnh.
· Để lưu tất cả các thông tin trên trang web hiện thời, ta thực hiện các thao tác:
a. Chọn lệnh File ® Save As 
b. Đặt tên tệp và chọn vị trí lưu tệp trong hộp thoại được mở ra.
c. Nháy chuột vào nút Save để hoàn tất việc lưu trữ.
· Để in thông tin trên trang web hiện thời, ta chọn lệnh File ® Print . Khi đó Windows sẽ hiển thị hộp thoại cho phép ta tiến hành in.
· Tải (download) tệp từ Internet: Nháy chuột vào một số nút liên kết để tải tệp từ máy chủ web về (các liên kết này thường có dạng: Download, Click here to download, Download now hoặc tên tệp .)
Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài : Nhấn mạnh cách lưu thông tin từ các trang web
Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau : chuẩn bị ôn tập cho thi học kỳ II
RÚT KINH NGHIỆM : 
CHƯƠNG IV 
Tuần.tiết 66+67
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 11 
—–
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức : 
	- Biết đăng kí một hộp thư điện tử mới. 
	- Biết tìm kiếm thông tin
 2. Về kỹ năng:
	- Thực hiện việc tìm kiếm thông tintrên Internet.
	- Thực hiện việc gửi và nhận thư điện tử.
 3. Về thái độ: 
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
- Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
- Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
 	- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
 	- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). 
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ : 
 2. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
BÀI THỰC HÀNH 11
THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MÁY TÌM KIẾM THÔNG TIN
(SGK TH10 Tr155)
 3. Củng cố:
 4. Dặn dò:
	- Xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài
Tuần.tiết 69
ÔN TẬP 
—–
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức : 
	Những kiến thức cơ bản của chương III và chương IV
 2. Về kỹ năng:
	- Soạn thảo những văn bản đơn giản, Trình bày văn bản rõ ràng và hợp lí.
	- Sử dụng các chức năng hỗ trợ soạn thảo văn bản.
	- Sử dụng được trình duyệt web.
	- Thực hiện việc tìm kiếm thông tin, gửi và nhận thư điện tử.
 3. Về thái độ: 
- Ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
- Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
- Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
 	- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
 	- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). 
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ : 
 2. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 3. Củng cố:
 4. Dặn dò:
	- Xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài
Tuần.tiết 70
THI HỌC KỲ II 
—–
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức : 
	Những kiến thức cơ bản của chương III và chương IV
 2. Về kỹ năng:
	- Soạn thảo những văn bản đơn giản, Trình bày văn bản rõ ràng và hợp lí.
	- Sử dụng các chức năng hỗ trợ soạn thảo văn bản.
	- Sử dụng được trình duyệt web.
	- Thực hiện việc tìm kiếm thông tin, gửi và nhận thư điện tử.
 3. Về thái độ: 
- Ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
- Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
- Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
 	- Phương pháp: Trắc nghiệm 100%
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ : 
 2. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
3. Củng cố:
 4. Dặn dò:
	- Xem lại bài.
	- Chuẩn bị bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tin102010.doc