Giáo án Tin học 10 - Tiết 60 bài 4: Bài toán và thuật toán (tiết 1)

Giáo án Tin học 10 - Tiết 60 bài 4: Bài toán và thuật toán (tiết 1)

TIẾT 60_BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu đúng khái niệm bài toán trong Tin học.

- Hiểu được khái niệm thuật toán.

2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được Input và Output của một số bài toán đưa ra.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập để tìm hiểu phương pháp giải bài toán trong tin học từ dễ đến khó.

- Nghiêm túc, ham học hỏi, có tính kỷ luật cao, chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

II. Trọng tâm

- Biết khái niệm bài toán và thuật toán.

III. Phương pháp – phương tiện dạy học

1. Phương pháp

- Thuyết trình, vấn đáp

 

doc 6 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 10 - Tiết 60 bài 4: Bài toán và thuật toán (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC
GIÁO ÁN 
 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Chuân
 Giáo sinh thực tập : Nguyễn Thị Phương Thu 
Thái Nguyên, tháng 2, năm 2017
Ngày soạn: 26/03/2017
Ngày giảng: 
Lớp: 
TIẾT 60_BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- Hiểu đúng khái niệm bài toán trong Tin học.
- Hiểu được khái niệm thuật toán.
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được Input và Output của một số bài toán đưa ra.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc trong học tập để tìm hiểu phương pháp giải bài toán trong tin học từ dễ đến khó.
- Nghiêm túc, ham học hỏi, có tính kỷ luật cao, chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.
II. Trọng tâm
- Biết khái niệm bài toán và thuật toán.
III. Phương pháp – phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp
2. Phương tiện
- SGK, sách bài tập, sách giáo viên tin học 10
- Giáo án bài soạn, giáo án điện 
- Bảng phụ
IV.Tiến trình lên lớp
1.Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số lớp:
 Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới 
Đặt vấn đề: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Lấy ví dụ 1 bài toán trong toán học, từ đó yêu cầu học sinh lấy ví dụ tương tự về bài toán?
HS: Cho ví dụ
GV: Vậy em có nhận xét gì về bài toán trong toán học?
HS: Trả lời
HS: Gồm có phần giả thiết và kết luận.
HS: Cho ví dụ
GV: Bài toán trong tin học cũng tương tự như vậy. Một bạn nêu khái niệm bài toán trong tin học?
HS: suy nghĩ, trả lời?
GV: chính xác khái niệm.
GV: Đưa ra 4 ví dụ, yêu cầu học sinh xác định đâu là bài toán trong tin học, đâu là bài toán trong toán học?
1. Giải phương trình bậc nhất
2. Quản lí điểm của học sinh
3. Tìm ước chung lớn nhất
4. Quán lí sách trong thư viện.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Chia học sinh làm 3 nhóm, nghiên cứu 3 ví dụ và xác định input, output của bài toán?
HS: Lắng nghe, hoạt động theo nhóm.
HS: làm bài và nhận xét
HS: làm bài và nhận xét
HS: làm bài và nhận xét
GV: Tổng hợp, nhận xét
HS: Ghi bàì
GV: yêu cầu học sinh lấy thêm các ví dụ khác dựa vào kiến thức môn Toán đã học.
1. Khái niệm bài toán
a. Khái niệm
Là việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện để từ thông tin đưa vào (Input) tìm được thông tin ra (Output).
Vậy bài toán trong tin học gồm:
Thông tin, dữ liệu vào: Input
Thông tin ra, kết quả: Output
b.Ví dụ Xác định Input và Output của các bài toán sau:
Vd1: Giải phương trình: 
 ax + b = 0
 Input: Hai số nguyên a và b
 Output: Kết luận nghiệm của PT.
Vd2: Giải phương trình
 ax2 + bx + c = 0 (a 0)
 Input: Số nguyên a, b, c với a 0.
 Output: Nghiệm của phương trình.
Vd3: Tìm UCLN (M,N)
 Input: Hai số nguyên dương M, N
 Output: UCLN(M,N).
GV: Trong toán học từ giả thiết làm sao ta tìm ra được kết luận?
GV: lấy ví dụ bài toán giải phương trình bậc nhất.
HS: Tìm ra cách giải của bài toán.
GV:Em hãy trình bày cách giải của bài toán trên?
HS: trình bày cách giải.
GV: Tổng hợp, nhận xét
HS: Lắng nghe, ghi bài
GV: Nêu khái niệm thuật toán trong SGK và phân tích.
HS: Lắng nghe, ghi bài
GV: Đưa ra ví dụ sau:
Cho 5 viên bi có kích cỡ khác nhau để trong hộp kín, chỉ dùng tay e hãy tìm viên bi lớn nhất?
GV: Nêu cách tìm.
GV:Tương tự, GV đưa ra ví dụ Tìm gt lớn nhất
GV: Em hãy xác định bài toán này?
HS: Lên bảng ghi Input và Output.
GV: Từ Input và Output, hãy nêu ý tưởng để tìm được số lớn nhất trong 1 dãy số.
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Phân tích, nhận xét ý tưởng của HS đưa ra.
HS: Lắng nghe, ghi bài
GV: Từ ý tưởng đó, em hãy xây dựng thuật toán theo cách liệt kê từng bước.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS
HS: Lắng nghe, ghi bài.
2. Khái niệm thuật toán
Vd: giải phương trình ax + b = 0
Cách giải: 
 - Nếu a = 0, b = 0 phương trình có vô 
 số nghiệm.
 - Nếu , phương trình có 
 nghiệm 
 - Nếu a = 0, phương trình vô 
 nghiệm.
Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên
* Xác định bài toán:
- Input: Số nguyên dương N và dãy N số nguyên.
- Output: Giá trị lớn nhất Max của dãy số.
* Ý tưởng: - Khởi tạo giá trị Max = a1
- Lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai > Max thì Max nhận giá trị mới là ai
* Thuật toán
- Theo cách liệt kê:
Bước 1: Nhập N và dãy a1 ...aN;
Bước 2: Max ¬ a1, i ¬ 2;
Bước 3: Nếu 1 > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc;
Bước 4: 4.1: Nếu ai > Max thì Max ¬ ai;
4,2: i ¬ i + 1 rồi quay lại bước 3;
4. Củng cố 
* Củng cố:
 - Xác định Input và Output của các bài toán
 - Khái niệm thuật toán và các tính chất của thuật toán.
 * Bài tập: tương tự như bài toán tìm giá trị lớn nhất, xây dựng thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất của dãy số nguyên
 1. Xác định input/output
 2. Nêu ý tưởng
 3. Xây dựng thuật toán bằng phương pháp liệt kê
5 .Bài tập về nhà 
 - Học bài hôm nay học, làm bài 1, 2 SGK trang 44
 - Đọc trước phần còn lại của phần 2. Tiết sau học lý thuyết tiếp.
V. Nhận xét, rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_19_Tao_va_lam_viec_voi_bang.doc