Giáo án Tin học 10 - Trường THPT Cát Ngạn

Giáo án Tin học 10 - Trường THPT Cát Ngạn

I. MỤC TIÊU

- Biết tin học là một ngành khoa học có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

- Biết sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội.

- Biết đặc trưng ưu việt của máy tính.

- Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

II Phương tiện, phương pháp dạy học.

-Phương tiện: sử dụng bảng đen.

-Phương pháp: sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải, đàm thoại, đặt vấn đề.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Bài giảng

 

doc 112 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1528Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 10 - Trường THPT Cát Ngạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2008
Tiết 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
§1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU
- Biết tin học là một ngành khoa học có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
- Biết sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội.
- Biết đặc trưng ưu việt của máy tính.
- Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.
II Phương tiện, phương pháp dạy học.
-Phương tiện: sử dụng bảng đen.
-Phương pháp: sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải, đàm thoại, đặt vấn đề...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định
Bài giảng
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của GV và HS
1. Sự hình thành và phát triển của tin học.
 - Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ và động lực cho sự phát triển đó là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người.
 - Tin học dần hình thành và phát triển trở thành một nghành khoa học độc lập, với nội dung, MỤC TIÊU và phương pháp nghiên cứu mang đặc thù riêng.
2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.
* Vai trò:
 - Ban đầu máy tính ra đời chỉ với mục đích tính toán đơn thuần, dần dần nó không ngừng được cải tiến và hỗ trợ rất nhiều cho con người trong các lĩnh vực khác nhau.
 - Ngày nay thì máy tính đã xuất hiện ở khắp nơi, chúng hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn cho con người.
* Một số đặc tính giúp máy tính trở thành công cụ hiện đại và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
- MT có thể làm việc 24/24 mà không mệt mỏi.
- Tốc độ xử lý thông tin nhanh. 
- Độ chính xác cao.
- MT có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn trong một khoảng không gian hạn chế.
- Giá thành máy tính ngày càng hạ nhờ những tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật.
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến.
- Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn.
3. Thuật ngữ “Tin học”.
Tiếng Pháp: Informatique.
 Anh: Informactics
 Mỹ: Computer Science (KH máy tính).
* Khái niệm về tin học.
- Tin học là một nghành khoa học dựa trên máy tính điện tử.
- Nó nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung của thông tin.
- Nghiên cứu các quy luật, phương pháp thu thập, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng của nó trong đời sống xã hội.
Chúng ta nhắc nhiều đến tin học nhưng nó thực chất là gì thì ta chưa được biết hoặc biết rất ít.
Khi nói đến Tin học là nói đến máy tính cùng các DL trong máy tính được lưu trữ và xử lý phục vụ cho các mục đích khác nhau trong mỗi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vậy tin học là gì? Trước tiên ta tìm hiểu sự phát triển của Tin học trong một vài năm gần đây.
 Thực tế cho thấy Tin học là ngành ra đời chưa lâu nhưng những thành quả mà nó mang lại cho con người thì vô cùng to lớn. Cùng với tin học, hiệu quả công việc được tăng lên rõ ràng nhưng cũng chính từ nhu cầu khai thác thông tin của con người thúc đẩy cho tin học phát triển.
Câu hỏi: Hãy kể tên những ngành trong thực tế có dùng đến sự trợ giúp của tin học?
HS: Trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
Trong vài thập niên gần đây sự phát triển như vũ bão của tin học đã đem lại cho loài người một kỷ nguyên mới “kỷ nguyên CNTT” với những sáng tạo mang tính vượt bậc đã giúp đỡ rất lớn cho con người trong cuộc sống hiện đại. 
Tại sao nó lại phát triển nhanh và mang lại nhiều lợi ích đến thế?
Con người muốn làm việc sáng tạo đều cần đến thông tin. Chính vì vậy mà máy tính cũng như những đặc trưng riêng biệt của nó đã ra đời. Qua thời gian, tin học ngày càng phát triển và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Ban đầu máy tính ra đời với mục đích giúp đỡ cho việc tính toán thuần tuý. Song thông tin ngày càng nhiều và càng đa dạng đã thúc đẩy con người không ngừng cải tiến máy tính để phục vụ cho nhu cầu mới.
Trước sự bùng nổ thông tin hiện nay máy tính được coi như là một công cụ không thể thiếu của con người. Trong tương lai không xa một người không biết gì về máy tính có thể coi là không biết đọc sách. Vậy thì càng nhanh tiếp xúc với máy tính nói riêng và tin học nói chung thì càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới hiện đại.
Vd: Lấy ví dụ cụ thể về những đặc tính của máy tính.
Từ những hiểu biết ở trên ta đã có thể rút ra được khái niệm Tin học là gì.
HS: Đọc phần in nghiêng trong SGK.
Hãy cho biết Tin học là gì?
HS:Trả lời câu hỏi.
Tóm tắt lại ý chính.
IV. Củng cố.
- Đặc tính của máy tính.
MT có thể làm việc 24/24 giờ mà không mệt mỏi.
Tốc độ sử lý thông tin nhanh.
Độ chính xác cao.
Lưu trữ một lượng thông tin lớn trong một khoảng không gian hạn chế.
Liên kết với nhau thành mạng và có thể chia sẻ dữ liệu.
MT ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến.
Giá thành máy tính ngày càng hạ nhờ những tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật.
- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A.Giá thành của MT ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao.
B.Các chương trình trên MT ngày càng đáp ứng được ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn.
C.Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lý và giao tiếp trong xã hội.
D.Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.
Câu 2: Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau?
Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào?
Động cơ hơi nước
Máy điện thoại
Máy phát điện
Máy tính điện tử
Câu 3: Chọn khẳng định đúng nhất trong các khẳng định sau?
Học Tin là học sử dụng máy tính.
Tin học là một ngành khoa học.
Máy tính có khả năng thay thế hoàn toàn con người.
Máy tính là thiết bị tính toán không có độ tin cậy cao.
Ngày soạn: 16/08/2009
Tiết 2
§2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết K/N thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính..
- Hiểu đơn vị đo thông tin là bít và các đơn vị bội của bit.
2. Kỹ năng
- Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bít.
II. Phương tiện, phương pháp dạy học.
-Phương tiện: sử dụng bảng đen.
-Phương pháp: sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải, đàm thoại, đặt vấn đề...
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Hãy nêu những đặc tính ưu việt của máy tính?
 Đáp: Những đặc tính ưu việt của máy tính:
- MT có thể làm việc 24/24 mà không mệt mỏi.
- Tốc độ xử lý thông tin nhanh. 
- Độ chính xác cao.
- MT có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn trong một khoảng không gian hạn chế.
- Giá thành máy tính ngày càng hạ nhờ những tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật.
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến.
- Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn.
Bài giảng
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu. 
* Thông tin: Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó.
Chính xác hơn: Thông tin là sự phản ánh các hiện tượng, sự vật của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội.
Vd:....
* Dữ liệu: Là thông tin được đưa vào máy tính.
2. Đơn vị đo thông tin.
 Bit (Binary Digital-số nhị phân) là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin.
Vd1: (Tung đồng xu)
Vd2: (Dãy bóng đèn)
 Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin.
1Byte( 1B)=8Bit
1 KB( KiloByte)=1024B.
1 MB( MegaByte)=1024KB.
1 GB( GigaByte)=1024MB.
1 TB( TeraByte)=1024GB.
1 PB( PetaByte)=1024TB.
3. Các dạng thông tin.
Các dạng cơ bản:
- Dạng văn bản: báo chí, sách vở,...
- Dạng hình ảnh: tranh, bản đồ, băng hình,...
- Dạng âm thanh: tiếng nói, ...
4. Mã hoá thông tin trong máy tính.
 Thông tin muốn máy tính sử lý được cần chuyển hoá, biến đổi thông tin thành một dãy bit. Cách làm như vậy gọi là mã hoá thông tin.
- Để mã hoá văn bản dùng bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) gồm 256 ký tự được đánh số từ 0-255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.
 Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự.
Vd: Kí tự A.
Mã thập phân là 65
Mã nhị phân là 01000001
Trong cuộc sống xã hội, sự hiểu biết về một thực thể nào đó càng nhiều thì những suy đoán về thực thể đó càng chính xác.
Vd: “Cái bàn dài 3m, rộng 0,5m, màu trắng”. Khi chúng ta có các thông tin này thì sẽ hình dung rõ ràng, cụ thể hơn về cái bàn.
Đó là thông tin. Vậy thông tin là gì?
HS: Trả lời câu hỏi
(Thông tin của một thực thể qua các ví dụ đã được minh hoạ).
HS: Lấy vài vd khác.
Những thông tin đó con người có được là nhờ vào quan sát, số liệu, tín hiệu,... Nhưng đối với máy tính chúng có được những thông tin đó là nhờ đâu? Đó là nhờ thông tin được đưa vào máy tính.
Muốn máy tính nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ thông tin về đối tượng này. Có những thông tin ở một trong hai trạng thái hoặc đúng hoặc sai. Do vậy người ta đưa ra đơn vị Bit để biểu diễn thông tin trong máy tính.
Bit là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một sự kiện có hai trạng thái và khả năng xuất hiện của hai trạng thái đó như nhau. Người ta dùng hai con số 0 và 1 trong hệ nhị phân với khả năng sử dụng hai con số đó là như nhau để quy ước. 
HS: Biểu diễn trạng thái của dãy 8 bóng đèn bằng hệ nhị phân.
GV: Nhận xét bài làm của HS
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp được, nó phải được chuyển đổi thành các ký hiệu mà máy có thể hiểu và sử lý. Việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin.
GV: Quay lại ví dụ 8 bóng đèn
Mỗi văn bản bao gồm các kí tự thường và hoa, các chữ số, các dấu phép toán và các kí hiệu đặc biệt. Để mã hoá thông tin dạng văn bản như trên người ta dùng hệ thống bảng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0-255.
Bộ mã ASCII chỉ mã hoá được 256(=28) ký tự, chưa đủ để mã hoá tất cả các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới→ việc trao đổi thông tin trên toàn cầu là khó khăn. Bởi vậy người ta xây dựng bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá. Bộ mã Unicode có thể mã hoá được 65536(=216) kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính tất cả các ngôn ngữ trên thế giới bằng 1 bộ mã.
IV. Củng cố.
	Sử dụng bảng mã ASCII để mã hoá họ và tên của bạn? (Xem phụ lục 2 - SGK).
	Đọc trước phần tiếp theo của bài này. Làm các bài tập trong sách BT.
- Một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1:Chọn phương án đúng nhất cho câu hỏi sau: “1 byte bằng bao nhiêu bít?”
2 bit	 B. 10 bit C. 8 bit	D. 16 bit
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất: “Đơn vị đo nhỏ nhất dùng để đo thông tin là gì?”
	A. Byte	B. Bit	C. Gigabyte	D. Kilobyte
Câu 3: Hãy chọn phương án ghép đúng?
	Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng: 
	A. Hệ thập phân (10)	B. Hệ nhị phân (2)
	C. Hệ đếm cơ số 16	D. A, B và C đều đúng.
Câu 4: Chọn phương án đúng nhất?
 Máy tính có thể lưu trữ và xử lý các dạng thông tin nào?
	A. Dạng văn bản	C. Dạng âm thanh
	B. Dạng hình ảnh	D. A, B và C đều đúng.
Câu 5: Chọn phương án đúng nhất cho câu hỏi sau: “Thông tin là gì?”
Các văn  ... g www và các tài nguyên khác của Internet.
Câu hỏi 2: Các cách tìm kiếm thông tin trên Internet?
Đáp án: Có 2 cách thường được sử dụng: Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ và tìm kiếm nhờ các trang web động trên các máy tìm kiếm.
3.Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
Em hiểu như thế nào về thư điên tử?
Địa chỉ thư được viết như thế nào? Hãy cho một số ví dụ minh hoạ về địa chỉ thư?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Dịch vụ chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư: thư, âm thanh, hình ảnh,Người dùng muốn sử dụng, phải đăng kí hộp thư điện tử gồm: Tên truy cập và mật khẩu. Mỗi địa chỉ thư là duy nhất.
Ngoài việc khai thác các dịch vụ trên Internet, người dùng cần phải biết bảo vệ mình trước các nguy cơ trên Internet như: tin tặc, virus, thư điện tử,vấn đề bảo mật thông tin rất quan trọng trong thời đại Internet.
Vậy em đã biết có những cách nào để bảo vệ thông tin?
Ở chương 2, ta đã nói đến mã hoá thông tin thành dữ liệu để đưa vào máy tính. Việc mã hoá thông tin còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Việc mã hoá được thực hiện như thế nào? Cho ví dụ?
Cũng như khi mở cửa, ta thu được không khí thì ta cũng thu được cả bụi và vi khuẩn vào. Internet cũng vây.
Chỉ nên sử dụng Internet vào các mục đích học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh đúng mức.
Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời.
Trả lời câu hỏi.
HS: Nghe giảng, ghi bài.
Nghe giảng.
Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Nghe giảng.
Nghe giảng.
3. Thư điện tử:
 - Khái niệm: Thư điện tử là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.
- Địa chỉ thư: @ trong đó do người dùng hộp thư tự đặt.
Vd: hoahong@yahoo.com
 thong@hotmail.com
- Có thể đăng kí hộp thư tại các website: www.vnn.vn; www.fpt.vn; www.yahoo.com; www.hotmail.com;....
4. Vấn đề bảo mật thông tin:
a. quyền truy cập website:
- Người ta giới hạn quyền truy cập với người dùng bằng tên và mật khẩu đăng nhập.
- Nếu không được cấp quyền hoặc gõ không đúng mật khẩu thì sẽ không thể truy cập được nội dung của Website đó.
b. Mã hoá dữ liệu:
- Mã hoá dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính bảo mật cho các thông điệp mà chỉ người biết giải mã mới đọc được.
- Việc mã hoá được thực hiện bằng nhiều cách, cả phần cứng lẫn phần mềm.
Nhận xét và phân tích: 
C/ốc
a
b
c
d
e
..
x
y
Z
CĐMH
c
d
e
f
h
..
z
a
b
Vd: từ ‘bac’ à ‘dce’.
c. Nguy cơ nhiểm virus khi sử dụng các dịch dụ Internet:
- Để bảo vệ máy tính của mình không bị nhiễm virus, người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus (Bkav, D2, Norton Antivirus,) và cập nhật phiên bản mới thường xuyên để ngăn ngừa virus mới.
4. Củng cố
- Thư điện tử là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.
- Địa chỉ thư: @ trong đó do người dùng hộp thư tự đặt.
- Người ta giới hạn quyền truy cập với người dùng bằng tên và mật khẩu đăng nhập.
- Mã hoá dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính bảo mật cho các thông điệp mà chỉ người biết giải mã mới đọc được.
- Việc mã hoá được thực hiện bằng nhiều cách, cả phần cứng lẫn phần mềm.
- Để bảo vệ máy tính của mình không bị nhiễm virus, người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus 
- Một số câu hỏi trắc nghiệm:
 Câu 1: Dịch vụ thư điện tử sử dụng giao thức:
	A) HTTP	C) UDP
 B) TCP/IP	D) SMTP
 Câu 2: Để gửi và nhận thư điện tử người dùng cần:
	A) Đăng ký thành viên của một trang web bất kì.	C) Đăng ký hộp thư điện tử 
 B) Sử dụng trình duyệt web	 D) Tất cả đều đúng. 
 Câu 3: Có hai cách tìm kiếm thường dùng: Tìm kiếm theo... và tìm kiếm nhờ...
	A) Các máy tìm kiếm/danh mục địa chỉ	C) Thư điện tử/các máy tìm kiếm
 B) Danh mục địa chỉ/các máy tìm kiếm D) Tất cả đều đúng
 Câu 4: Mỗi hộp thư điện tử được gắn với một địa chỉ duy nhất có dạng:
	A) @
 B) @ 
 C) @
 D) @ 
Ngày soạn: 04/04/2010
Tiết 63
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, cũng cố được nội dung cần thiết của chương IV.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HẠC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phiếu bài tập.
2.Chuẩn bị của học sinh: Ôn toàn bộ chương IV.
III. NỘI DUNG ÔN TẬP:
1.Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thư điện tử là gì? Trình bày quy tắc đặt địa chỉ thư?
Đáp án:
- Thư điện tử là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.
- Địa chỉ thư: @ trong đó do người dùng hộp thư tự đặt.
Câu 2: Tại sao phải mã hóa thông tin? Việc mã hoá được thực hiện ở phần cứng hay phần mềm?
Đáp án:
- Mã hoá dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính bảo mật cho các thông điệp mà chỉ người biết giải mã mới đọc được.
- Việc mã hoá được thực hiện bằng nhiều cách, cả phần cứng lẫn phần mềm.
3.Nội dung ôn tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Sửa bài thi cho học sinh.
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho tất cả các học sinh trong lớp và yêu cầu học sinh xem nội dung trong phiếu.
- Nhắc lại các kiến thức và phương pháp làm trắc nghiệm, hướng dẫn các em làm bài.
- Đối với các câu 1, 2 giáo viên yêu cầu học sinh xem lại bài 20 sách giáo khoa để có thể làm bài chính xác hơn.
.
- Đối với câu 3, 4, 5 thì giáo viên yêu cầu học sinh xem lại bài 21.
- Còn các câu 6, 7, 8 thì các em phải xem lại bài nào để làm?
- Giáo viên cho thời gian các em suy nghĩ để làm bài.
- Giáo viên gọi từng em lên làm từng câu và giải thích tại sao đúng và tại sao sai.
- Giáo viên nhận xét và giải thích.
Xem bài 20 sách giáo khoa để có thể làm bài chính xác hơn.
- HS xem lại bài và tìm đáp án.
- HS xem lại bài và tìm đáp án.
- HS làm bài.
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Mạng máy tính bao gồm 3 thành phần:
a. Các máy tính.
b. Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau.
c. Phần mềm cho phép giao tiếp giữa các máy tính.
d. Cả 3 thành phần trên.
Câu 2: Mạng Lan có đặc điểm
a. Có thể cài đặt trong phạm vi 1 quốc gia.
b. Có thể cài đặt trong phạm vi 1 thành phố.
c. Có thể cài đặt trong phạm vi có bán kính vài trăm met.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 3: Có mấy loại địa chỉ Internet?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 
Câu 4: Giao thức để máy tính nhận ra trong Internet là:
a. HTTP b. FTP
c. TCP/IP d. SMTP
Câu 5: Tìm kiếm thông tin trên Internet thường được sử dụng:
a. 4 b. 2 c. 1 d. 3 
Câu 6: Địa chỉ thư điện tử (E-mail) nào sau hợp lệ
a. hoangminh.fpt.vn
b. vinh@fpt.vn@
c. vinh@hn.vnn.vn
d. hoangminh@fpt.vn
Câu 7: Địa chỉ website nào sau đây hợp lệ:
a. hoangminh_fpt.vn
b. anh@fpt.vn
c. www.laodong.com.vn
d. manhhung.edu
Câu 8: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau đây?
a. www chính là Internet vì www là trang thông tin toàn cầu.
b. www là một trong những dịch vụ cơ bản triển khai trên Internet.
c. FPT và E_mail là 2 trong số các dịch vụ cơ bản của Internet.
d. TCP/IP là giao thức triển khai trên Internet.
4. Củng cố
- Mạng cục bộ (LAN): Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau.
- Mạng diện rộng (WAN): là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau 1 khoảng cách lớn. 
- Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
- Có 2 cách thường được sử dụng: Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ và tìm kiếm nhờ các trang web động trên các máy tìm kiếm.
- Địa chỉ thư: @ trong đó do người dùng hộp thư tự đặt.
Ngày soạn: 04/04/2010
Tiết 64
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Làm quen với việc sử dụng trình duyệt Internet Explorer.
- Làm quen một số trang web; đọc, lưu thông tin và duyệt các trang web bằng các liên kết.
- Sử dụng được trình duyệt web.
- Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet.
- Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HẠC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phòng máy.
2.Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Không.
3.Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo sách giáo khoa và cho biết các cách khởi động trình duyệt IE?
HS: Tham khảo sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và hướng dẫn các em các cách khởi động trên.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
GV: Quan sát từng nhóm học sinh thực hiện và giới thiệu cửa sổ của IE.
GV: Khi đã biết địa chỉ của một trang web vd:  là trang chủ của Vietnamnet, để truy cập đến trang web đó ta phải thực hiện như thế nào?
HS:Nghe giảng và nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
GV: Hướng dẫn các em truy cập 1 số trang web đã chuẩn bị sẵn (cần chọn lọc trước). vd: Mở trang web của đài truyền hình Việt Nam 
HS: Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Quan sát các nhóm thực hiện và hướng dẫn những nhóm chưa làm được.
HS: Nghe giảng và thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng các nút lệnh để chuyển qua lại các trang web đã mở.
HS: Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Các liên kết thường là những cụm từ được gạch chân hoặc được hiển thị với màu xanh dương. Có thể dễ dàng nhận biết các liên kết bằng việc con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình bàn taykhi di chuột vào chúng.
HS nghe giảng.
GV: Nội dung trên trang web có thể được in ra hoặc lưu vào đĩa. Vậy để lưu hình ảnh trên trang web đang mở ta phải thực hiện như thế nào? 
HS: Nghe giảng và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
GV: Vậy để lưu tất cả thông tin trên trang web hiện thời, ta phải thực hiện như thế nào?
HS trả lời.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện với 2 cách lưu hình ảnh và lưu thông tin trên.
HS: Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Quan sát các nhóm thực hiện và giải đáp thắc mắc cho các em.
HS: Thực hành và nghe giảng.
1. Khởi động trình duyệt IE:
 Các cách khởi động IE:
 - Chọn Start à All Programs à Internet Explorer.
 - Nháy đúp vào biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền.
 - Nhấn phím Internet trên bàn phím (nếu có).
2. Truy cập trang web bằng địa chỉ:
 Gõ vào ô địa chỉ: 
‚ Nhấn phím Enter
 Trang web được mở ra.
Hoặc:
 Gõ địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ 
thường bắt đầu bằng cụm từ http:// hoặc h rồi nhấn Enter.
‚ Nháy chuột vào liên kết trên trang web để mở trang web mới tương ứng với liên kết này.
3. Duyệt trang web:
 - Nháy chuột vào nút lệnh để quay về trang trước đã duyệt qua.
 - Nháy chuột vào nút lệnh (Forward) để đến trang tiếp theo trong các trang đã duyệt qua.
 - Nháy chuột vào các liên kết để chuyển từ 1 trang web này đến 1 trang web khác.
4. Lưu thông tin:
 Để lưu hình ảnh trên trang web đang mở:
  Nháy nút phải chuột vào hình ảnh cần lưu, một bảng chọn được mở ra.
 ‚ Chọn save picture as
 ƒ Lựa chọn thư mục chứa ảnh và đặt tên cho tệp ảnh (nếu không chấp nhận tên mặc định).
 „ Nháy chuột vào nút save để hoàn tất.
* Để lưu tất cả thông tin trên trang web hiện thời:
  Chọn File à Save as
 ‚ Đặt tên tệp và chọn vị trí lưu tệp trong hộp thoại được mở ra.
 ƒ Nháy chuột vào nút save để hoàn tất việc lưu trữ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tin Hoc 10(1).doc