Giáo án Tin học lớp 10 - Năm học 2007 - 2008

Giáo án Tin học lớp 10 - Năm học 2007 - 2008

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 Qua bài học này sẽ giúp cho HS biết được:

• Các chức năng chung của một hệ soạn thảo văn bản bất kỳ, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.

• Khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.

• Các quy ước chung trong soạn thảo văn bản.

• Hai cách gõ dấu tiếng việt trong soạn thảo văn bản. (HS cần chọn và nhớ một trong hai cách gõ này).

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

• Sử dụng bảng hoặc máy chiếu nếu có điều kiện.

• Lấy một hệ soạn thảo văn bản bất kỳ để trình diễn sau mỗi đặc điểm của hệ soạn thảo văn bản được nêu (Nếu dạy bằng máy chiếu).

III. NỘI DUNG

 

doc 55 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1236Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học lớp 10 - Năm học 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III
SOẠN THẢO VĂN BẢN
Tiết 37, 38:
§ 14. KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
Ngày soạn: 27/12/2007
Ngày dạy: / /200...
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	Qua bài học này sẽ giúp cho HS biết được:
Các chức năng chung của một hệ soạn thảo văn bản bất kỳ, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.
Khái niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
Các quy ước chung trong soạn thảo văn bản.
Hai cách gõ dấu tiếng việt trong soạn thảo văn bản. (HS cần chọn và nhớ một trong hai cách gõ này).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sử dụng bảng hoặc máy chiếu nếu có điều kiện.
Lấy một hệ soạn thảo văn bản bất kỳ để trình diễn sau mỗi đặc điểm của hệ soạn thảo văn bản được nêu (Nếu dạy bằng máy chiếu).
III. NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Dẫn dắt vấn đề vào bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều công việc liên quan đến soạn thảo văn bản, em nào có thể kể tên một số công việc ?
Hoạt động 2: Bài mới
GV: Các em biết gì soạn thảo văn bản trên máy tính ?
GV: Có cần thiết phải vừa nhập văn bản vừa trình bày văn bản hay không ?
GV: Lưu ý HS không nhất thiết phải vừa nhập văn bản vừa trình bày.
GV: Trong lúc soạn thảo văn bản trên giấy ta thường có các thao tác sửa đổi nào ?
GV: Giới thiệu HSTVB sẽ cung cấp các công cụ cho phép ta thực hiện công việc sửa đổi văn bản một cách nhanh chóng.
GV: Sau khi nhập sửa đổi văn bản xong chúng ta phải làm gì tiếp theo ?
GV: Lưu ý cho HS đây là điểm mạnh và ưu việt của HSTVB so với cách soạn thảo văn bản truyền thống, nhờ nó ta có thể lựa chọn cách trình bày phù hợp và đẹp mắt cho văn bản ở mức kí tự, đoạn văn bản hay cả trang văn bản.
GV: Ngoài những chức năng trên, hệ soạn thảo văn bản còn cung cấp một số công cụ giúp tăng hiệu quả trong việc soạn thảo văn bản.
GV: Một số tiện ích hổ trợ khác cho việc soạn thảo văn bản: giao diện giữa người sử dụng với phần mềm ngày càng đẹp và thân thiện với các công cụ trực quan, các phương tiện hổ trợ việc nhập văn bản,...
GV: Khi soạn thảo và xử lý văn bản trên máy tính chúng ta phải tuân thủ các đơn vị xử lý, các quy ước chung. 
GV: Trong khi viết bản hoặc dạy bằng máy chiếu nên chỉ rõ cho HS thấy từng thành phần mà GV định nghĩa.
GV: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều loại văn bản là sản phẩm của nhiều hệ soạn thảo trong đó có các văn bản không tuân thủ theo các quy ước chung của việc soạn thảo gây khó chịu cho người đọc. Vì vậy một yêu cầu quan trọng khi bắt đầu học soạn thảo văn bản là các em phải tuân thủ theo các quy ước chung này để văn bản được soạn ra có tính nhất quán và khoa học.
GV: Vì mục đích thẩm mỹ, chúng ta có thể đặt các dấu (?), (!), (:) cách từ đứng trước nó một kí tự trống (space).
GV: Hiện nay đã có một số phần mềm ứng dụng xử lý được các loại chữ như: chữ Việt, chữ Hán,... Để xử lý chữ Việt trên máy tính các em cần phải phân biệt được các công việc: Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính; lưu trữ, hiển thị, in ấn văn bản chữ Việt; gửi văn bản chữ Việt qua mạng máy tính.
GV: Chúng ta đưa văn bản chữ Việt vào máy tính nhưng trên bàn phím không có một số kí tự trong tiếng việt. Vậy làm thế nào để gõ được các kí tự đó ?
GV: Có hai kiểu gõ các kí tự tiếng việt hiện nay là VNI và TELEX nhưng các em chỉ cần nhớ một trong hai cách này.
GV: Hai bộ mã sử dụng phổ biến hiện nay dựa trên bộ mã ASCII là TCVN3 và VNI, ngoài ra còn có bộ mã Unicode dùng chung cho mọi ngôn ngữ của mọi quốc gia trên thế giới. Bộ mã Unicode được quy định sử dụng trong các văn bản hành chính quốc gia.
GV: chúng ta nên sử dụng bộ mã này vì vấn đề thống nhất và thuận tiện.
GV: Để hiển thị và in được chữ Việt chúng ta cần phải có các bộ phông chữ Việt tương ứng với từng bộ mã.
Vấn đề: Văn bản chữ Việt khi gửi từ máy tính này sang máy tính khác có thể không hiển thị đúng do việc thiếu phông chữ Việt.
Giải quyết: Nên sử dụng bộ mã Unicode.
HS: Làm đơn từ, thông báo, báo cáo, ...
HS: Sạch đẹp, có thể thêm các hình ảnh, chữ nghệ thuật, ...
HS: Ghi định nghĩa. 
HS1: Nhất thiết;
HS2: Chưa nhất thiết. 
HS: Xoá, chèn thêm, thay thế,
Ghi bài.
HS: Trình bày văn bản đó.
Ghi bài.
HS: nghe và ghi bài
HS: nghe và ghi bài.
HS: Ghi chú ý này.
HS: dùng các phần mềm hổ trợ (chương trình điều khiển)
HS: nghe và ghi bài
HS: Nghe và ghi bài.
CHƯƠNG III
SOẠN THẢO VĂN BẢN
Tiết 37, 38:
§ 14. KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
Là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: nhập văn bản, sửa đổi, trình bày, kết hợp với các văn bản khác, lưu trữ và in văn bản. 
1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
a) Nhập và lưu trữ văn bản:
b) Sửa đổi văn bản:
- Sửa đổi kí tự và từ: xoá, chèn, thêm hoặc thay thế kí tự, từ hoặc một cụm từ.
- Sửa đổi cấu trúc của một văn bản: xoá, sao chép, di chuyển, chèn thêm một đoạn văn bản hoặc hình ảnh, công thức,...
c) Trình bày văn bản:
- Định dạng kí tự:
+ Phông chữ: (Times New Roman. VNI-Times, ...)
+ Cỡ chữ: (12, 13, 14,...)
+ Kiểu chữ: (Thường, đậm, nghiêng, gạch chân,...)
+ Màu chữ: (Xanh, đỏ, vàng,...)
+ Khoảng cách giữa các ký tự trong một từ và giữa các từ với nhau.
+ Chữ cao, chữ thấp.
- Định dạng đoạn văn bản:
+ Vị trí lề trái, phải.
+ Căn lề (trái, phải, giữa, đều hai bên).
+ Dòng đầu tiên của đoạn (thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn).
+ Khoảng cách các dòng trong một đoạn.
+ Khoảng cách giữa các đoạn.
- Định dạng trang văn bản:
+ Lề trái, phải, trên, dưới của trang.
+ Hướng giấy (ngang, đứng)
+ Kích thước trang giấy.
+ Tiêu đề trên, dưới, số thứ tự trang,...
d) Một số chức năng khác:
+ Tìm kiếm và thay thế tự động (từ hoặc cụng từ trong một đoạn hoặc cả văn bản).
+ Gõ tắt, tự động sữa lỗi chính tả (văn bản tiếng anh).
+ Tạo bảng và thực hiện tính toán trong bản.
+ Chèn hình ảnh, kí hiệu đặc biệt,...
+ Kiểm tra chính tả (văn bảng tiếng anh).
+ Chữ nghệ thuật.
...
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản:
a) Các đơn vị xử lý trong văn bản:
+ Kí tự (character): đơn vị nhỏ nhất tạo thành văn bản.
+ Từ (Word): là tập hợp các ký tự nằm giữa hai kí tự trống (space) mà không chứa kí tự trống.
+ Dòng văn bản: là tập hợp các từ theo chiều ngang trên cùng một dòng.
+ Câu (Sentence): là tập hợp các từ và được kết thúc bằng dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!),...
+ Đoạn văn (Paragraph): là tập hợp các câu có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa. Các đoạn được phân biệt với nhau bằng dấu chấm xuống dòng. (Enter).
+ Trang, trang màn hình: Toàn bộ văn bản được thiết kế để in ra trên một trang giấy được gọi là trang (Page), phần văn bản hiển thị trên màn hình tại một thời điểm được gọi là trang màn hình.
b) Một số quy ước chung trong soạn thảo văn bản:
+ Các dấu ngắt câu như: (.), (,), (!), (?), (:),...phải đặt vào sát từ đứng trước nó, tiếp theo là một kí tự trống (space) nếu còn nội dung.
+ Giữa các từ chỉ dược dùng một kí tự trống (space) để ngăn cách, giữa các đoạn chỉ được xuống dòng bằng một lần Enter.
+ Các dấu mở ngoặc ((, {, [, <) phải được đặt sát bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo nó.
+ Các dâu đóng ngoặc ( ), }, ], >) phải được đặt sát bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước nó.
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản:
a) Xử lý chữ việt trong máy tính:
b) Gõ chữ việt:
- Một số trình gõ chữ việt hiện nay: Vietkey, Unikey, Vietware, VietSpell, ...
- Quy ước, ý nghĩa của các phím theo kiểu gõ TELEX:
s = sắc, f = huyền, r = hỏi, x = ngã, j = nặng, aa = â, aw = ă, ee = ê, (uw, w, ]) = ư, (ow, [) = ơ, z = khử dấu.
Lặp dấu: ddd = dd, ooo = oo, [[ = [, ]] = ].
c) Bộ mã chữ Việt: 
- Bộ mã chữ Việt dựa trên bộ mã ASCII:
+ TCVN3 (hay ABC): sử dụng nhiều ở miền bắc.
+ VNI: sử dụng nhiều ở miền nam.
- Bộ mã Unicode: sử dụng chung cho các ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới.
d) Bộ phông chữ Việt:
- Phông dùng cho bộ mã TCVN3: .VnTimes, .VnAral, .VnBook, ...
- Phông dùng cho bộ mã VNI: VNI-Times, VNI-Arial, VNI-Univer, VNI-Book, ...
- Phông dùng cho bộ mã Unicode: Arial, Tahoma, Times New Roman, ...
IV. CỦNG CỐ:
- Chuyển đổi từ nhóm kí tự gõ theo kiểu TELEX sang cụm từ tiếng việt tương ứng và ngược lại.
Ví dụ: Soanj thaor vawn banr Soạn thảo văn bản
- Nếu sử dụng máy chiếu và có máy tính có thể gọi HS lên gõ các bài tập trên máy tính trong trường hợp có bật và không bật chế độ gõ chữ Việt.
V. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	- Học thuộc và ghi nhớ một trong hai kiểu gõ chữ Việt.
	- Học bài và làm bài tập để tiết sau giải bài tập./-
......
...
Tiết 39, 40:
§ 15. LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD
Ngày soạn: 30/12/2007
Ngày dạy: / /200...
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	Qua bài học HS cần phải biết được:
Cách khởi động và kết thúc MS Word.
Cách tạo và lưu một văn bản mới.
Ý nghĩa của các đối tượng trên màn hình làm việc của MS Word.
Làm quen với hệ thống bảng chọn (Menu), thanh công cụ (Tools bar), tổ hợp các phím tắt.
Gõ văn bản tiếng Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản, lưu văn bản và mở một văn bản đã lưu trước đó.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sử dụng bảng hoặc máy chiếu nếu có điều kiện.
Nếu dạy bằng máy chiếu sẽ cho HS nhìn trực quan màn hình làm việc của MS Word.
III. NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
Dẫn dắt vấn đề vào bài mới: Hôm trước chúng ta đã được học về HSTVB, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về HSTVB thông dụng nhất hiện nay đó là MS Word của hãng phần mềm Microsoft. Phần mềm này được thiết kế chạy trên nền Windows.
GV: Word được khởi động như mọi phần mềm khác trong Windows.
Hoạt động 2: Giảng bài mới.
GV: Giới thiệu màn hình làm việc của MS Word.
GV: Giới thiệu qua các thành phần chính trên màn hình Word. Sau đó đi vào chi tiết.
GV: Word cho phép người dùng thực hiện thao tác trên văn bản bằng nhiều cách: sử dụng thanh bảng chọn, biểu tượng trên thanh công cụ hay tổ hợp phím tắt.
GV: giới thiệu thanh công cụ (Tools bar). Thường nằm dưới thanh menu, chứa các nút lệnh thông dụng để thao tác với văn bản nhanh hơn.
Chú ý: Clipboard là bộ nhớ tạm thời trong Windows.
GV: Giới thiệu một số tổ hợp phím tắt để thao tác nhanh với văn bản.
GV: sau khi soạn thảo xong hoặc chưa xong một văn bản chúng ta có thể lưu trữ để sử dụng cho lần sau hoặc tiếp tục soạn thảo cho xong.
GV: khi đặt tên tệp chỉ cần gõ tên còn phần đuôi sẽ được Word tự mặc định là .DOC.
GV: Chúng ta đi vào các thao tác soạn thảo một văn bản đơn giản.
GV: Sau khi khởi động Word sẽ mở ra với một văn bản trống có tiêu đề mặc định là Document 1. Chúng ta bắt đầu việc soạn thảo trên văn bản trống này.
GV: Cần phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột.
GV: Màn hình văn bản chỉ hiển thị một phần văn bản muốn xem các phần khác ta sử dụng con trỏ hoặc các thanh cuộn.
Lưu ý: Khi con trỏ chuột di chuyển thì con trỏ văn bản không di chuyển.
GV: Trong khi gõ văn bản, con trỏ soạn thảo đến vị trí cuối cùng của dòng sẽ tự động xuống dòng, văn bản thường có nhiều đoạn mỗi đoạn gồm nhiều dòng. Để sang một đoạn mới ta nhấn phím Enter ... ối tính hiệu (Bridge) giữa hai mạng LAN, cổng giao tiếp chung giữa hai mạng khác nhau (Gateway), 
GV: mạng không dây cho phép thực hiện các kết nối ở mọi nơi, mọi thời điểm mà không cần sử dụng các thiết bị kết nối cồng kềnh, phức tạp như mạng có dây.
GV: người ta thường sử dụng bộ định tuyến không dây (Wireless Router) ngoài chức năng là một điểm truy cập không dây nó còn có chức năng định tuyến đường truyền.
GV: Các máy tính trong mạng muốn giao tiếp được với nhau thì phải sử dụng cùng một giao thức truyền thông. Trong đó giao thức truyền thông được sử dụng phổ biến hiện nay là TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol )
GV: ngoài cách phân loại mạng theo môi trường truyền thông chúng ta còn một cách phân loại mạng dưới góc độ địa lí. Tuỳ theo khoảng cách kết nối mà chúng ta có mạng LAN, WAN hoặc Internet.
GV: Theo mô hình ghép nối mạng chúng ta lại có cách phân loại mạng theo chức năng của các máy tính trong mạng đó là mô hình mạng ngang hàng và mô hình mạng khách - chủ.
GV: mô hình peer to peer thích hợp với mạng quy mô nhỏ và không cần bảo mật tài nguyên sử dụng trên mạng. Mô hình Client – Server có ưu điểm là quản lý dữ liệu tập trung, chế độ bảo mật tốt thích hợp cho các cơ quan nhà nước, các xí nghiệp, nhà máy có yêu cầu cao về bảo mật dữ liệu (tài nguyên). 
Nghe giảng, ghi tựa đề của bài vào vở.
Nghe giảng, quan sát hình vẽ và ghi bài.
HS: Nghe, quan sát và ghi bài.
Nghe giảng, quan sát hình vẽ và ghi bài.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
HS: Nghe giảng, quan sát hình vẽ và ghi bài.
HS: Nghe giảng, quan sát hình vẽ và ghi bài.
HS: Nghe giảng, quan sát hình vẽ và ghi bài.
HS: Nghe giảng, quan sát hình vẽ và ghi bài.
CHƯƠNG IV
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Tiết 57, 58:
§ 20. MẠNG MÁY TÍNH
1. Mạng máy tính là gì ?
Mạng máy tính bao gồm ba thành phần sau:
Các máy tính;
Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;
Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
Việc kết nối các máy tính thành mạng là cần thiết để giải quyết các vấn đề như:
Sao chép một khối lượng dữ liệu rất lớn từ máy này sang máy kia;
Nhiều máy có thể cùng dùng chung thiết bị, phần mềm,
2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính
a) Phương tiện truyền thông (media):
Phương tiện truyền thông để kết nối máy tính trong mạng gồm hai loại: có dây và không dây.
Kết nối có dây: dùng cáp truyền thông nói chung là cáp (cable) mạng (cáp xoắn đôi, cáp đồng trục và cáp quang) để kết nối. Để tham gia vào mạng máy tính phải có card mạng (Network Interface Card) và được nối với cáp mạng nhờ giắc cắm.
Các kiểu bố trí máy tính trong mạng:
Kiểu đường thẳng: (Bus)
Kiểu vòng: (Ring)
Kiểu hình sao: (Star)
Kết nối không dây: phuơng tiện truyền thông không dây có thể là sóng radio, bức xạ hồng ngoại hay sóng truyền qua vệ tinh. Để tổ chức một mạng không dây đơn giản chỉ cần có:
Điểm truy cập không dây WAP (Wireless Access Point) là thiết bị có chức năng kết nối các máy tính trong mạng không dây, kết nối mạng không dây với mạng có dây;
Mỗi máy tính tham gia mạng không dây cần có card mạng không dây (Wireless Network Card).
b) Bộ giao thức truyền thông (Protocol): 
Là bộ quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị truyền và nhận dữ liệu.
Như vậy: Để các máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau chúng phải sử dụng cùng một giao thức như một ngôn ngữ giao tiếp chung của mạng.
3. Phân loại mạng máy tính
Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network ): là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, ví dụ trong một phòng, một toà nhà, xí nghiệp,
Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network): là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn (>10km), thường là kết nối các mạng LAN lại với nhau. 
Mạng toàn cầu (Internet): là mạng kết nối các máy tính trên thế giới lại với nhau không phân biệt khoảng cách.
4. Các mô hình mạng
a) Mô hình mạng ngang hàng (Peer to Peer): trong mô hình này tất cả các máy tính đều bình đẳng như nhau. Các máy đều có thể sử dụng tài nguyên của máy khác và cung cấp tài nguyên của mình cho các máy tính khác sử dụng.
b) Mô hình khách – chủ (Client – Server): trong mô hình này máy chủ (Server) quản lí toàn bộ các máy khách, đảm nhận vai trò phục vụ cho các máy khách (Client) bằng cách phân bổ tài nguyên của máy chủ cho các máy khách sử dụng. Máy khách chỉ được phép sử dụng các tài nguyên do máy chủ cung cấp.
IV. CỦNG CỐ
Cho học sinh biệt lại các mạng LAN – WAN – Internet.
Nêu được ưu điểm và khuyết điểm của mô hình mạng ngang hàng (Peer to Peer) và mô hình mạng khách chủ (Client – Server).
...
...
Tiết 59, 60:
§ 21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
Ngày soạn: 20/03/2007
Ngày dạy: / /200...
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	Qua bài học này sẽ giúp cho HS biết được:
Khái niệm về Internet, các lợi ích do Internet mang lại.
Sơ lượt về giao thức truyền thông được sử dụng thông dụng hiện nay TCP/IP.
Các cách kết nối với Internet.
Khái niệm về địa chỉ IP.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sử dụng bảng hoặc máy chiếu nếu có điều kiện.
Kết hợp các hình vẽ trong sách giáo khoa để giới thiệu giúp cho học sinh dễ nắm bắt bài hơn.
III. NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
GV: Mạng máy tính là gì? Tại sao cần phải nối mạng máy tính?
GV: Giao thức truyền thông là gì ?
GV: Người ta căn cứ vào đâu để phân loại mạng máy tính ?
Hoạt động 2: Giảng bài mới
Dẫn dắt vấn đề: Em nào có thể cho biết mạng máy tính nào lớn nhất hiện nay?
GV: Internet cung cấp cho chúng ta nguồn tài nguyên thông tin hầu như vô tận, giúp học tập, nghiên cứu, vui chơi, giải trí,
GV: Người dùng ở khoảng cách xa vẫn có thể giao tiếp (nghe, nhìn) trực tiếp với nhau thông qua các dịch vụ được cung cấp trên Internet như: Chat, Video chat, điện thoại Internet,
GV: Nhờ Internet người dùng có thể nhận được một khối lượng thông tin khổng lồ chỉ trong vài giây với chi phí rất thấp.
GV: Internet được thiết lập vào năm 1983 và không ngừng phát triển ngày càng lớn mạng với con số người sử dụng lên đến hàng trăm triệu.
GV: Với lợi ích như vậy chúng ta muốn sử dụng Internet thì cần phải làm gì ? 
GV: Hai cách phổ biến kết nối máy tính với Internet là sử dụng modem qua đường điện thoại và sử dụng đường truyền riêng.
GV: Sử dụng đường truyền riêng phù hợp với những nơi có nhu cầu kết nối liên tục và trao đổi thông tin với khối lượng lớn.
GV: Với sự phát triển của công nghệ ngày này có thêm nhiều phương thức kết nối Internet với tốc độ rất cao, giá thành hạ và kết nối rất thuận tiện ở mọi nơi, mọi thời điểm.
GV: Internet kết nối nhiều mạng trên khắp thế giới lại với nhau vậy thì các mạng này giao tiếp với nhau như thế nào ?
GV: Các thông tin truyền đi trong mạng được chia thành các gói nhỏ, mỗi gói được chuyển đi trong mạng không phụ thuộc lẫn nhau.
GV: nội dung của gói tin bao gồm:
Địa chỉ nhận, địa chỉ gởi.
Dữ liệu, độ dài.
Thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ khác.
GV: làm thế nào để gói tin đến đúng máy nhận ?
GV: Địa chỉ IP hiện nay có 3 lớp, tuỳ số lượng máy tính tham gia vào mạng để dùng lớp thích hợp.
Lớp A: 1-126, có 16.387.064 máy chủ;
Lớp B: 127-191, có 64.516 máy chủ;
Lớp C: 192-223, có 254 máy chủ;
GV: Thông thường trường cuối cùng của tên miền là từ viết tắt của quốc gia hoặc tổ chức quản lý. Ví dụ: vn (Việt Nam), uk (Anh), AU (Úc), gov (tổ chức chính phủ). edu (tổ chức giáo dục), com (tổ chức thương mại), int (tổ chức quốc tế), net (tổ chức mạng),
HS1: lên bảng trả lời.
HS2: lên bảng trả lời.
HS: mạng máy tính lớn nhất hiện nay là mạng Internet.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: kết nối Internet.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: sử dụng chung bộ giao thức truyền thông.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: nghe giảng và ghi bài.
HS: gói tin phải có chứa địa chỉ của máy nhận.
HS: nghe giảng và ghi bài.
§ 21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
1. Internet là gì ?
Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính trên khắp thế giới bằng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, thư điện tử và rất nhiều khả năng khác nữa.
Internet là mạng máy tính lớn nhất toàn cầu, nhiều người sử dụng nhất nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó. Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo, doanh nghiệp và hàng triệu người dùng trên thế giới.
Với sự phát triển của công nghệ thì Internet phát triển không ngừng về cả số lượng và chất lượng.
2. Kết nối Internet bằng cách nào ?
Sử dụng Modem kết nối Internet qua đuờng điện thoại: Đây là cách kết nối thuận tiện nhưng tốc độ đường truyền không cao. Để kết nối ta phải cần phải có: Máy tính, modem kết nối, đường điện thoại, làm hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền sử dụng và mật khẩu sử dụng.
Sử dụng đường truyền riêng (Leased line): Người dùng thuê một đường truyền riêng kết nối từ máy của mình tới nhà cung cấp dịch vụ (ISP – Internet Sevice Provider). Đây là cách kết nối tuy khá phức tạp nhưng ưu điểm là tốc độ đường truyền rất cao thích hợp sử dụng cho mạng LAN của các cơ quan, xí nghiệp, điểm cung cấp dịch vụ Internet , 
Một số phương thức kết nối khác:
Sử dụng đường truyền ADSL (Asymmetric Digital Subcriber line – đường thuê bao bất đối xứng)
Sử dụng Internet thông qua đường truyền hình cáp.
Sử dụng công nghệ không dây, Wi-Fi cung cấp khả năng kết nối Internet ở mọi nơi, mọi lúc.
3. Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào ?
Để các máy tính có thể trao đổi thông tin với nhau, các máy tính trong Internet sử dụng bộ giao thức truyền thông thống nhất là TCP/IP. Gồm hai giao thức cơ bản:
TCP (Transmission Control Protocol): giao thức điều khiển truyền tin. Giao thức này có chức năng chia thông tin thành các gói nhỏ, phục hồi thông tin từ các gói tin nhận được và truyền lại những gói tin bị lỗi trong lúc truyền.
IP (Internet Protocol): Giao thức tương tác trong mạng, chịu trách nhiệm về địa chỉ và cho phép gói tin trên đường đến đích qua một số máy nhất định.
Mỗi máy tính tham gia vào mạng đều phải có một địa chỉ duy nhất và được gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP được biểu diến dưới dạng một dãy số có 4 số nguyên được phân cách nhau bởi 3 dấu “.” ví dụ: 192.168.10.1. Để thuận tiện và dễ nhớ địa chỉ IP còn được biểu diễn dưới dạng ký tự (tên miền) ví dụ: www.vnn.vn, www.fpt.vn. Tên miền có nhiều trường phân cách nhau bởi dấu “.”.
IV. CỦNG CỐ:
Nhắc lại các cách kết nối Internet;
Khi truyền tin, thông tin được chia nhỏ và được truyền đi không phụ thuộc lẫn nhau, gói tin phải chứa địa chỉ của máy gửi và máy nhận;
Mỗi máy tính khi tham gia vào mạng được đánh địa chỉ IP duy nhất.
...
...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tin 10 KHII Chuan 3 cot.doc