Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 1 đến 33 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 1 đến 33 - Năm học 2020-2021

1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề:

 Biết tin học là 1 ngành khoa học.

 Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.

 Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.

 Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.

 Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.

 Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

 Biết khái niệm mã hóa thông tin.

 Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản.

 Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.

2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chủ đề :

 Nội dung 1: Tin học là một ngành khoa học. Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Tin học. Tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Đặc tính ưu việt của máy tính.

 Nội dung 2: Khái niệm thông tin và dữ liệu. Các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. Khái niệm mã hóa thông tin. Thực hiện được mã hóa số nguyên và xâu kí tự đơn giản. Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.

 

docx 54 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 1 đến 33 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2- 3
Ngày soạn: 10/08/2020
CHỦ ĐỀ 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀY KHOA HỌC- THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU.
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề:
Biết tin học là 1 ngành khoa học.
Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.
Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết khái niệm mã hóa thông tin.
Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chủ đề :
Nội dung 1: Tin học là một ngành khoa học. Do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Tin học. Tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Đặc tính ưu việt của máy tính.
Nội dung 2: Khái niệm thông tin và dữ liệu. Các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. Khái niệm mã hóa thông tin. Thực hiện được mã hóa số nguyên và xâu kí tự đơn giản. Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển :
3.1. Kiến thức
Biết tin học là 1 ngành khoa học.
Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.
Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết khái niệm mã hóa thông tin.
3.2. Kĩ năng
Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
3.3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong việc học tập và nghiên cứu về máy tính cũng như ngành khoa học Tin học.
3.4. Phát triển năng lực:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: biết nghiên cứu những tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề và tìm hướng giải quyết vấn đề.
Năng lực làm việc nhóm: Tạo thói quen làm việc, trao đổi, học tập với các bạn cùng nhóm.
3.5. Kiến thức liên môn:
4. Bảng mô tả yêu cầu cần đạt.
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Thông tin và dữ liệu.
Biết tin học là 1 ngành khoa học.
Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin.
Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.
Biết những đặc tính ưu việt của máy tính.
Biết khái niệm thông tin và dữ liệu.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết khái niệm mã hóa thông tin.
Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
5. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 
Khởi động
Có người anh đang làm việc cho công ty thuộc lĩnh vực Tin học sau này em muốn làm việc giống như anh của mình. Hãy cùng với bạn tìm hiểu về Tin học xem nó là ngành như thế nào, có những ứng dụng gì giúp ích cho cuộc sống. Nó sử dụng và giải quyết những vấn đề gì?
Hình thành kiến thức
a) Tin học có phải là một ngành khoa học?
à Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ.
b) Động lực nào cho Tin học phát triển? Ví dụ?
à Nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. Ví dụ: 
Quản lí học sinh: họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, cha, mẹ, dân tộc, tôn giáo, điểm toán, điểm tin, điểm lý... thực hiện các truy vấn như: tìm học sinh dân tộc, học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... trong thời gian ngắn và chính xác.
c) Kể tên các phần mềm và chức năng của nó mà em biết? Các lĩnh vực có ứng dụng của Tin học? 
Giáo dục: bài giảng điện tử, học tập online.
Y tế: mô phỏng đồ họa và tự động điều khiển giúp ích trong việc theo dõi và phẩu thuật.
Công việc văn phòng: soạn thảo văn bản, in ấn và lưu trữ được dễ dàng và tốt hơn.
Khí tượng thủy văn, địa chất và các ngành khoa học tự nhiên: dựa trên kết quả tính toán của máy tính mà ngành khí tượng có thể dự báo thời tiết chính xác, tìm hiểu cấu trúc địa tầng hay tìm dầu mỏ đều phải nhờ vào máy tính, nghiên cứu gen của Sinh học nhằm cải tiến giống lúa đều nhờ vào máy tính.
Thiết kế máy móc và các công trình kiến trúc.
Điều khiển tự động.
Tài chính và thương mại.
Lĩnh vực giải trí.
d) Hãy thực hiện nhanh phép tính sau đây: 15x3+7/8x19+25-16/7x40 sau đó thực hiện bằng máy tính bỏ túi và so sánh tốc độ làm việc? Những đặc tính ưu việt của máy tính?
Làm tính nhanh và chính xác.
Làm việc không mệt mỏi.
Lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế.
Giá thành ngày càng hạ.
Ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.
Liên kết với nhau tạo thành mạng máy tính để truyền thông và xử lí thông tin tốt hơn.
e) Khái niệm Tin học ngắn gọn?: Là ngành khoa học nghiên cứu phương pháp nhập / xuất, lưu trữ, truyền và xử lí thông tin một cách tự động bằng máy tính.
f) Một người chuẩn bị đi du lịch xem dự báo thời tiết để lên kế hoạch cụ thể cho chuyến đi. Học sinh đọc các thông báo của BGH... đó là các thông tin có giá trị đối với người được tiếp nhận?. Hãy cho biết thông tin là gì? 
à Thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết về con người và thế giới xung quanh ta.
g) Tin học (“tin” là thông tin, “học” là khoa học): ngành khoa học nghiên cứu thông tin. Vậy làm sao máy tính có thể xử lí các thông tin được?
à Cần phải biểu diễn thông tin thành các dãy bit để máy tính có thể hiểu và xử lí được thao tác này gọi là mã hóa thông tin. Thông tin đưa vào máy tính gọi là dữ liệu.
h) Đơn vị đo trọng lượng và độ dài phổ biến ta thường sử dụng là gì? Ngoài ra còn có các đơn vị đo nào khác? Đơn vị đo thông tin cơ bản là gì và các bội số của nó?
à Đơn vị đo thông tin cơ bản là bit. Các bội số của bit: byte, kb, mb, gb, tb, pb.
i) Thông tin cuộc sống xung quanh chúng ta gồm có những loại nào? Trong đó gồm những dạng nào?
 -> Có thể chia làm 2 loại: số (số nguyên, số thực), phi số (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, mùi vị, nhiệt độ...
j) Các hệ đếm thường dùng trong tin học?
Hệ thập phân: hệ đếm cơ số 10 sử dụng 10 kí hiệu từ 0 đến 9 để biểu diễn. Ví dụ: 536,4 = 5x102+3x101+6x100+4x10-1 =536,410
Hệ nhị phân: hệ cơ số 2 sử dụng 2 kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn. Ví dụ: 1012=1x22+0x21+1x20=510
Hệ cơ số 16: sử dụng 16 kí hiệu 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F. Trong đó từ A đến F tương ứng giá trị từ 10 đến 15 trong hệ thập phân. Ví dụ: 1BE16 = 1x162+11x161+14x160 = 44610
k) Biểu diễn số nguyên trong máy tính: có thể dùng 1 byte, 2 byte, 4 byte để biểu diễn.
Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte.
bit 7
bit 6
bit 5
bit 4
bit 3
bit 2
bit 1
bit 0
Đối với số nguyên có dấu ta sử dụng bit 7 biểu diễn dấu với quy ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương. Bảy bit còn lại biểu diễn giá trị vậy là ta có thể biểu diễn được từ -127 đến +127.
Đối với số nguyên dương ta sử dụng cả 8 bit để biểu diễn giá trị vậy ta có thể biểu diễn được từ 0 đến 255.
l) Biểu diễn số thực trong máy tính: mọi số thực đều có thể biểu diễn được ở dạng dấu phẩy động.
±Mx10±K trong đó 0,1<=M<1 là phần định trị và k là một số nguyên không âm gọi là phần bậc. Ví dụ: 13456,25 được biểu diễn ở dạng 0.1345625x105. Máy tính sẽ lưu trữ thông tin gồm dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc.
m) Biểu diễn văn bản: có thể dùng một dãy bit để biểu diễn một kí tự chẳng hạn bảng mã ASCII. Ví dụ: 01010100 01001001 01001110 để biểu diễn xâu kí tự “TIN”.
Hoạt động luyện tập
a) Hãy suy nghĩ xem trong các trường hợp sau đây vật mang thông tin là gì? Sau đó điền vào các ô trống?
Trường hợp
Văn bản
Hình ảnh
Âm thanh
Bài học hằng ngày ở lớp
Chữ trong sách
Hình vẽ trong sách
Lời nói của gv, hs
Một trận đấu bóng đá trên tivi.
Tên đội, tỉ số, thời gian
Hình ảnh về trận đấu.
Âm thanh bình luận viên, khán giả, trọng tài.
Cuốn truyện tranh Deremon.
Lời thoại của nhân vật
Hình vẽ.
Không có.
Đèn tín hiệu giao thông.
Thời gian
Xanh, đỏ, vàng
Không có.
b) Giả sử mỗi kí tự được biểu diễn bằng 16 bit, mỗi dòng trung bình 80 kí tự, mỗi trang sách in có 30 dòng, một quyển sách dày trung bình 200 trang. Hãy tính xem với USB dung lượng 16GB có thể chứa được dung lượng tương đương với bao nhiêu cuốn sách?
-> 16 bit =2 byte. Mỗi quyển sách chứa lượng thông tin là 2x80x30x200 gần bằng 1MB. Với 16GB chứa khoảng 16000 quyển sách với giả thuyết là sách không có hình ảnh.
c) Chuyển đổi các số sau đây?
C1) 1110001112 = ?10
C2) AF16C16 = ?10
d) Số -55 và 55,5 (dấu phẩy động) được biểu diễn như thế nào?
e) Dãy kí tự “THPT” được biểu diễn thành các dãy bit theo bảng mã ASCII như thế nào?
Hoạt động vận dụng
a) Một kỹ sư muốn chế tạo robot để trò chuyện và phục vụ con người. Ông đã trang bị cho robot trí thông minh nhưng sau đó không còn đủ kinh phí nên chỉ có thể trang bị cho robot 2 trong số 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác ở làn da. Theo em thì kỹ sư nên chọn giác quan nào? Tại sao?
-> Chọn tai và mắt để nghe được lệnh và thực hiện lệnh.
b) Một số người cho rằng sau này chỉ có những người làm trong Tin học mới sử dụng máy tính còn những lĩnh vực khác thì không cần. Trình bày suy nghĩ của em?.
-> Hầu hết các ngành nghề cơ bản trong xã hội đều cần phải biết sử dụng máy tính cơ bản (trình độ A tin học).
Hoạt động Tìm tòi mở rộng
a) Bảng mã ASCII có thể biểu diễn được tiếng Việt hay không? Nếu không thì sử dụng bảng mã nào?
b) Theo em hiện nay máy tính vẫn kém con người trong những công việc nào: sáng tác bài hát, điều khiển dây chuyền sản xuất với nhiều chi tiết phức tạp, làm thơ, sáng tác bức tranh trừu tượng, trò chuyện với con người, thực hiện các phép tính.
Củng cố.
Qua bài chúng ta đã biết được sự hình thành và phát triển cua tin học
Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
Khái niệm tin học là gì?
Cần hiểu tin học theo nghĩa vừa sử dụng máy tính vừa phát triển máy tính chứ không phải đơn thuần xem máy tính chỉ là công cụ.
Qua bài ta biết đượcthông tin đưa vào máy để máyhiểu được thì phải đưa dữ liệu vào máy.
Biết các hệ đếm thường dùng trong tin học và cách qui đổi.
7. Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Ngày soạn:10/08/2020
Bài thực hành số 1:
Làm Quen Với Thông Tin Và Mã Hoá Thông Tin
I/Mục đích, yêu cầu:
Cũng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính
Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá xâu ký tự, số nguyên
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động
II/Phương tiện dạy học:
	- Sách giáo khoa
	-Bảng, phấn
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài củ:
Thế nào là mã hoá thông tin?
Thế nào là mã ASCII thập phân ký tự?
Thế nào là mã ASCII nhị phân ký tự?
Trình bày việc biểu diễn thông tin trong máy tính dạng phi số?
Trình bày việc biểu diễn thông tin trong máy tính dạng loại số?
3.Nội dung:
Hoạt động khởi động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Nhắc lại các loại hệ đếm
Hệ la mã
Hệ thập phân
Hệ nhị phân
Hệ 16
nghe
N=an*10n +an-1*10n-1 + + a1*101 + a0*100 +a1*10-1 + + a-m*10-m.
N=an*2n +an-1*2n-1 + + a1*21 + a0*20 +a1*2-1 + + a-m*2-m.
Hoạt động hình thành kiến t ...  By: Tắt máy tạm thời.
Turn Off (hoặc Shut Down): Tắt máy.
Restart: Nạp lại hệ điều hành.
Hibernate: Lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời trước khi tắt máy.
Thao tác với chuột
Di chuyển chuột.
Nháy chuột.
Nháy nút phải chuột.
Nháy đúp chuột.
Kéo thả chuột.
Bàn phím
 Nhận biết một số loại phím chính:
Phím kí tự/số, nhóm phím số bên phải.
Phím chức năng F1 ® F12.
Phím điều khiển: Enter, Ctrl, Alt, Shift...
Phím xoá: Backspace, Delete.
Phím di chuyển: Các phím mũi tên, Home, End....
Ổ đĩa và cổng USB
Quan sát ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD 
Nhận biết cổng USB và các thiết bị sử dụng cổng USB như flash, chuột, máy in 
Màn hình nền (Desktop)
Nhận biết các đối tượng trên màn hình nền:
Các biểu tượng (Icon): Giúp truy cập nhanh.
Bảng chọn Start: Chứa các chương trình hoặc nhóm chương trình đã được cài đặt trong hệ thống và những công việc thường dùng khác.
Thanh công việc Taskbar: Chứa nút Start, các chương trình đang hoạt động.
Nút Start
Mở các chương trình cài đặt trong hệ thống.
Kích hoạt các biểu tượng như My Computer, My Documents
Xem thiết đặt máy in, bảng cấu hình hệ thống Control Panel.
Trợ giúp tìm kiếm tệp/thư mục.
Chọn các chế độ ra khỏi hệ thống.
Cửa sổ
	Nhận biết các thành phần chính của cửa sổ như: thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh trạng thái, thanh cuộn, nút điều khiển.....
- Thay đổi kích thước cửa sổ:
Sử dụng các nút điều khiển cửa sổ.
Sử dụng chuột
- Di chuyển cửa sổ: bằng cách đưa con trỏ lên thanh tiêu đề và kéo thả đến vị trí mong muốn.
Biểu tượng
Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng.
Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng.
Thay đổi tên (nếu được): Nháy nút phải chuột lên biểu tượng rồi chọn Rename.
Di chuyển: Chọn biểu tượng rồi kéo thả chuột.
Xoá: Chọn biểu tượng rồi nhấn phím Delete.
Xem thuộc tính của biểu tượng: Nháy nút phải chuột vào biểu tượng chọn Properties.
Bảng chọn
File: Chứa các lệnh như tạo mới, mở, đổi tên, xoá, tìm kiếm tệp và thư mục ...
Edit: Chứa các lệnh sao chép, cắt, dán ...
View: Chọn cách hiển thị các biểu tượng trong cửa sổ
Tổng hợp
Chọn lệnh Start ® Control Panel ® nháy đúp biểu tượng Date and Time để xem ngày, giờ hệ thống.
Chọn lệnh Start ® All Programs ® Accessories ® Calculator, mở tiện ích Caculator và tính một số biểu thức.
VD: 128 * 4 +15 * 9 – 61 * 35.5
Xem nội dung đĩa/thư mục
Kích hoạt My Computer hoặc Windows Explorer
Xem nội dung đĩa: Nháy đúp chuột vào ổ đĩa cần xem.
Xem nội dung thư mục: Nháy đúp chuột vào thư mục cần mở xem nội dung bên trong
Tạo thư mục mới, đổi tên tệp/thư mục
 a.Tạo thư mục mới 
Mở thư mục chứa thư mục tạo mới.
Nháy File"New"Folder
Gõ tên cho thư mục mới tạo và nhấn Enter.
 b. Đổi tên tệp hoặc thư mục 
Chọn tệp hoặc thư mục muốn đổi tên.
Nháy File"Rename
Gõ tên mới vào rồi nhấn Enter.
Sao chép, di chuyển, xoá tệp/thư mục
 a. Sao chép tệp hoặc thư mục
Chọn tệp hoặc thư mục cần sao chép
Nháy Edit"Copy
Mở ổ đĩa hoặc thư mục nơi ta muốn đặt bản sao.
 Nháy Edit"Paste.
 b. Di chuyển tệp hoặc thư mục
Chọn tệp hoặc thư mục cần di chuyển.
Nháy Edit"Cut
Mở ổ đĩa hoặc thư mục nơi ta muốn di chuyển tệp hoặc thư mục tới.
Nháy Edit"Paste.
 c. Xoá tệp hoặc thư mục
 Chọn tệp hoặc thư mục cần xoá.
 Nháy File"Delete hoặc phím Delete 
Windows hiển thị hộp thoại để ta khẳng định thao tác xóa. Nháy Yes để xóa, ngược lại nháy No.
 d. Tìm kiếm tệp/thư mục
Kích hoạt biểu tượng My Computer
Nháy vào nút Search trên thanh cộng cụ
Trong hộp thoại, chọn All files and Folders
Nhập tên tệp/thư mục cần tìm vào All or part or the file name.
Chọn nút Search
Ghi chú: 
at least >= KB
at most <= KB
Kí tự ?: đại diện một kí tự bất kỳ
Kí tự *: đại diện một hoặc nhiều kí tự bất kỳ.
Xem nội dung tệp và khởi động chương trình
Xem nội dung tệp: Để xem tệp, nháy đúp chuột vào tên tệp hoặc biểu tượng của tệp. Ví du:
.DOC: Microsoft Word
.XLS: Microsoft Excel
.PPT: Microsoft PowerPoint
Khởi động một số chương trình đã được cài đặt trong hệ thống.
Nếu chương trình đã có biểu tượng trên màn hình thì nháy đúp chuột vào biểu tượng đó.
Nếu chương trình chưa có biểu tượng thì nháy chuột vào nút Start ® Programs (hoặc All Programs) ® Nháy chuột vào tên chương trình ở bảng chọn chương trình.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nêu cách tạo thư mục mới với tên là BAITAP trong thư mục My Documents.
Có những cách nào để sao chép một tệp từ đĩa này sang một đĩa khác trong Windows.
Có những cách nào để xoá một tệp trong Windows.
Vào thư mục của đĩa C và tạo thư mục có tên là tên của em.
Tìm trong ổ đĩa C một tệp có phần mở rộng là .DOC và xem nội dung tệp đó.
Câu 1: Tệp là gì? (SGK)
Câu 2: Vì sao có thể nói cấu trúc thư mục có dạng cây?
Câu 3: Em hãy cho biết quy tắc đặt tên tệp trong windows. Nêu 3 tên tệp đúng và 3 tên tệp sai trong windows?
Câu 4: Có thể lưu 2 tệp có tên Bao_cao.txt và BAO_CAO.TXT trong cùng một thư mục được hay không? Giải thích
Câu 5: Hãy nêu các đặc trưng của hệ thống quản lý tệp?
Câu 6: Trong hệ điều hành windows, tên tệp nào sau đây là hợp lệ?
X.Pas.P
U/I.Dos
HUT.TXT-BMP
A.A-C.D
Câu 7: Cho cây thư mục (như hình 33 sgk). Hãy chỉ đường dẫn đến tệp happybirthday.mp3, EmHocToan..zip
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tạo cây thư mục như hình dưới.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Để bảo mật máy tính không cho người lạ sử dụng ta cần làm gì?
Muốn lưu vào ổ đĩa D các thông tin như sau thì cần tạo cây thư mục như thế nào?
Khoảng 10 tệp văn bản lý thuyết và bài tệp môn Anh Văn.
Ảnh gia đình.
100 bài nhạc mp3 bao gồm: nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc trữ tình.
Xem cấu hình máy tính như thế nào?	
6. Củng Cố
Nhắc lại các thao tác cách khởi động và tắt hệ thống
Nạp HDH: Đĩa khởi động – dĩa chứa các chương trình phục vụ việc nạp HDH.
Tắt máy: Shutdown, Stand By.
7. Nhận xét và rút kinh nghiệm 
Tiết: 31-32
Ngày soạn: 10/11/2020	
ÔN TẬP.
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:	
Hệ thống kiến thức tin học trong cả học kì I, gồm chương 1 và chương 2
2.Về kỹ năng: 
Chuyển đổi giữa các hệ đếm.
Thành thạo khi giao tiếp với HĐH	
II. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở, tạo tình huống có vấn đề nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực vào giờ học.
1. Giáo viên:
Giáo án.
Sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải.
2. Đồ dùng dạy học:
Bảng, phấn
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ: 
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động
Nội dung
Phương pháp
Kể tên các bài mà các em đẫ học ở học kỳ 1
Liệt kê từng bài theo thứ tự
Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung
Phương pháp
Các bài quan trọng các em cần nắm
Thông tin và dữ liệu 
- Khái niệm thông tin và các dạng thông tin.
- Cách biến đổi từ nhị phân qua thập phân và ngược lại.
- Cách chuyển đổi từ hệ đếm nhị phân qua hệ đếm hecxa và ngược lại
- Cách chuyển đổi từ hệ đếm thập phân qua hệ đếm hecxa và ngược lại.
: Tệp và quản lí tệp
- Khái niệm tệp, quy tắt đặt tên tệp.
- Đường dẫn và đường dẫn đầy đủ 
Thế nào là thông tin?
? Hãy kể tên các dạng thông tin?
Yêu cầu hs lên bảng trình bày.
Hãy cho biết qui tắc đặt tên tệp trong hđh windows và hđh Ms-dos? 
? Cho 2 ví dụ về tên tệp đúng trong hđh windows nhưng sai trong hđh Ms-dos?
Hoạt động luyện tập
Nội dung
Phương pháp
Cách biến đổi từ nhị phân qua thập phân và ngược lại.
- Cách chuyển đổi từ hệ đếm nhị phân qua hệ đếm hecxa và ngược lại
- Cách chuyển đổi từ hệ đếm thập phân qua hệ đếm hecxa và ngược lại.
- 5 bước để giải bài toán trên máy tính
+ Viết thuật toán liệt kê
+ Viết thuật toán SĐK
N=an*2n +an-1*2n-1 + + a1*21 + a0*20 +a1*2-1
Vd: 1112= 1*22 +1*21 + 1*20 =710
N=an*10n +an-1*10n-1 + + a1*101 + a0*100 +a1*10-1 + + a-m*10-m.
N=an*2n +an-1*2n-1 + + a1*21 + a0*20 +a1*2-1 + + a-m*2-m.
Hoạt động vận dụng
Nội dung
Phương pháp
Yêu cầu hs làm một số bài tập cụ thể
Chuyển đổi các hệ đếm:
12510 sang hệ nhị phân
101010102 sang hệ 10
Viết thuật toán liệt kê tìm phần tử có giá trị bằng k trong dãy số nguyên
Các nhóm hs thảo luận rồi lên trình bày
Hoạt động tìm tòi mở rộng
Nội dung
Phương pháp
Một số bài tập nâng cao: Chuyển từ hệ 2 sang hệ 16, từ hệ 16 sang hệ 2, từ hệ 16 sang hệ 10, từ hệ 10 sang hệ 16.
Các nhóm hs thảo luận rồi lên trình bày
4. Củng cố:
Nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính và qui tắc vẽ sơ đồ khối.
Về nhà học bài thật kĩ và làm bài tập trong sgk và sách bài tập.
5. Nhận xét và rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 10/11/2020	
Tiết 33	
	KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I
I. Yêu cầu
a. Kiến thức
* Biết được: 
+ Khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, đơn vị đo thông tin, biểu diễn thông tin trong máy tính, hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin trong máy tính;
+ Chức năng của các thiết bị trong máy tính, nguyên lí Phôn-noi- man;
+ Biết các ứng dụng của máy tính trong đời sống xã hội;
+ Biết khái niệm bài toán, thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán;
+ Khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao;
+ Các bước cơ bản để thực hiện giải bài toán trên máy tính’
+ Khái niệm phần mềm máy tính;
+ Khái niệm hệ điều hành, các chức năng, các thành thần chính của hệ điều hành; 
* Hiểu được:
+ Cách biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê, sơ đồ khối;
+ Một số thuật toán thông dụng như: tìm GTLN của dãy số, tìm kiếm tuần tự, sắp xếp tráo đổi;
+ Khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp;
+ Khái niệm thư mục, cây thư mục;
+ Quy trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống;
	* Vận dụng:
+ Chuyển từ hệ đếm cơ số 2, 16 sang hệ thập phân;
+ Mô phỏng được thuật toán tìm GTLN của dãy số, tìm kiếm tuần tự, sắp xếp tráo đổi;
+ Viết được thuật toán để giải một số bài toán đơn giản;
+ Viết đúng đường dẫn đến một tệp/thư mục;
b. Kỹ năng:
+ Bước đầu mã hóa thông tin đơn giản thành dãy bit;
+ Nhận biết được một số bộ phận chính của máy tính;
+ Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn;
+ Đặt được tên tệp/thư mục;
+ Xây dựng một số thuật toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê;
II. Ma trận đề
Cấp độ
Chủ để
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Một số khái niệm cơ bản của tin học
Biết các bước giải một bài toán trên máy tính
Hiểu một số thuật toán thông dụng
Chuyển đổi được các hệ đếm cơ số 2, 10, 16
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1,0
10%
1
3,0
30%
1
2,0
20%
3
6,0
60%
2. Hệ điều hành
Biết khái niệm và chức năng của hệ điều hành
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1,0
10%
1
1,0
10%
Nhận dạng được thư mục, tên tệp, đường dẫn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3,0
30%
1
3,0
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
5,0
50%
1
3,0
30%
1
2,0
20%
5
10,0
100%
Biểu diễn và chuyển đổi
111012 = ?10
8010 = ?2
128GB = ?MB
CPU là gì? Nêu 2 bộ phận chính của CPU?
Thư mục là gì? Hãy vẽ 1 cây thư mục và chỉ ra thư mục mẹ, thư mục gốc, thư mục con?
Nêu các bước để đổi tên tệp image.bmp trong đĩa C thành hinhanh.jpg ?
Cho dãy A gồm N số nguyên a1,,aN. Đếm có bao nhiêu số hạng >=5 trong dãy.(Xác định bài toán, ý tưởng, thuật toán-sơ đồ khối)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tiet_1_den_33_nam_hoc_2020_2021.docx