Giáo án Toán 6 cả năm

Giáo án Toán 6 cả năm

Ngày soạn:

Ngày dạy: Tiết 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU

VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN TOÁN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS thấy được tổng quan về nội dung chương trình bộ môn Toán 6 (gồm 2 phần Số học và Hình học), nắm được cấu trúc SGK bộ môn Toán 6. Từ đó biết cách sử dụng SGK và tài liệu tham khảo vào học tập.

2.Kỹ năng: Giúp HS làm quen với phương pháp học tập Toán, tìm ra cách học sao cho hiệu quả: ý thức tự giác, tích cực học tập, chịu khó suy nghĩ các vấn đề, tìm hiểu SGK, tài liệu; tích cực tìm tòi khám phá các vấn đề Toán học. Nắm được các dụng cụ học toán cần thiết.

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, kích thích lòng say mê, ham hiểu biết. Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật và tính khoa học trong học tập; định hướng cách học cho bản thân.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:

1. Chuẩn bị của thầy: -SGK Toán 6 (đầy đủ tập 1, tập 2), một số tài liệu tham khảo khác

 -Một số dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập Toán: thước, Ê ke, . . .

2. Chuẩn bị của trò: SGK toán 6, STK toán 6, . . .; đồ dùng học tập

 

doc 214 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 4415Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 6 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN TOÁN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được tổng quan về nội dung chương trình bộ môn Toán 6 (gồm 2 phần Số học và Hình học), nắm được cấu trúc SGK bộ môn Toán 6. Từ đó biết cách sử dụng SGK và tài liệu tham khảo vào học tập.
2.Kỹ năng: Giúp HS làm quen với phương pháp học tập Toán, tìm ra cách học sao cho hiệu quả: ý thức tự giác, tích cực học tập, chịu khó suy nghĩ các vấn đề, tìm hiểu SGK, tài liệu; tích cực tìm tòi khám phá các vấn đề Toán học. Nắm được các dụng cụ học toán cần thiết.
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, kích thích lòng say mê, ham hiểu biết. Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật và tính khoa học trong học tập; định hướng cách học cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: -SGK Toán 6 (đầy đủ tập 1, tập 2), một số tài liệu tham khảo khác
	 -Một số dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập Toán: thước, Ê ke, . . .
2. Chuẩn bị của trò: SGK toán 6, STK toán 6, . . .; đồ dùng học tập
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	6B:	6C:	
2.Kiểm tra bài cũ:
	-GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của HS
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn sử dụng SGK,tài liệu.
? Để phục vụ học tập môn toán 6, chúng ta cần có đủ các SGK và tài liệu nào ?
-GV nêu các yêu cầu về sách vở, đồ dùng đối với việc học toán.
Hoạt động 2 : Phương pháp học tập bộ môn Toán.
?Qua tìm hiểu SGK, cho biết chương trình toán 6 gồm mấy phần, mấy chương?
?Mỗi em cần làm gì để bản thân học tốt môn Toán ? (GV cho các em HS thảo luận theo nhóm, trao đổi để rút ra phương pháp học tập đúng đắn)
GV cùng HS chốt lại :
?Ở lớp, ở trường cần học như thế nào ?
?Ở nhà cần học như thế nào ?
?Với bạn bè cần trao đổi, giúp nhau học Toán như thế nào ?
?Đọc các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về PP học tập ?
GV nhấn mạnh :
-Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
-Học đi đôi với hành
-Học thầy không tày học bạn
-SGK gồm : Tập 1, tập 2
-STK gồm : SBT, sách để học tốt Toán 6, sách nâng cao và phát triển, . . .
-Đồ dùng học tập : thước thẳng có chia khoảng, vở nháp, vở viết, bút, bút chì, tẩy, ê ke, compa, thước đo góc, . . .
-Yêu cầu : 
+Có đầy đủ SGK, SBT và các đồ dùng học tập trong các giờ học Toán trên lớp cũng như ở nhà. 
+Thường xuyên xem, đọc sách-tài liệu để tìm hiểu, ghi nhớ thêm kiến thức : đọc trước bài học, tìm hiểu chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
+Không được ghi chép tuỳ tiện vào sách vở, giữ gìn sạch sẽ, không làm nhàu nát hoặc mất trang.
+Các kiến thức có trong SGK là các kiến thức chuẩn nhất vì vậy phải luôn luôn bám sát SGK khi học tập.
-Nội dung chương trình Toán 6 gồm :
Phần Số học :
+Chương I :Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
+ChươngII : Số nguyên
(Chương I, II ở SGK Tập 1)
+ChươngIII : Phân số (ở SGK tập 2)
Phần Hình học :
+Chương I : Đoạn thẳng(ở SGK tập 1)
+Chương II : Góc(ở SGK tập 2)
HS thảo luận, trao đổi theo yêu cầu, hướng dẫn của GV
-Phương pháp học tập bộ môn :
Ở lớp, ở trường:
1) Lắng nghe lời thầy cô giảng
2) Kiến thức nào không hiểu thì hỏi ngay, không dấu dốt
3) Làm bài tập thực hành, làm nhiều bài tập càng tốt nếu không hiểu thì có thể hỏi bạn bè, thầy cô.
Ở nhà:
1) Xem lại kiến thức vừa học xong buổi học ngày hôm đó
2) Soạn trước bài học cho tiết sau
3) Nắm thật vững các định nghĩa, tính chất, . . .
4) Có bài nào chưa nắm vững cách trình bày thì phải làm lại nhiều lần trong nháp hay trên bảng. Những phần nào còn yếu phải tập trung nhiều hơn.
5) Thường xuyên suy nghĩ nhiều cách giải của một bài toán.
6) Siêng năng làm bài tập nhà. Mỗi bài tập làm xong ta rút ra kinh nghiệm.
            Ở bạn:
Trao đổi với nhau các cách giải của một bài toán, có thể thành lập các nhóm học tập, "Đôi bạn cùng tiến", sẵn sàng giúp nhau cùng tiến bộ
4.Củng cố-Luyện tập:
 -GV nhắc lại và nhấn mạnh về các yêu cầu và phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.
 -Thảo luận làm bài tập sau : 
Bài tập : Có 3 tổ trồng cây. Tổ 1 trồng được số cây nhiều hơn trung bình cộng số cây của mỗi tổ trồng được là 6 cây. Tổ 2 trồng được số cây nhiều hơn trung bình số cây trồng được của tổ 2 và tổ 3 là 1 cây. Hỏi cả 3 tổ trồng được bao nhiêu cây? Biết rằng tổ 3 trồng được 26 cây.
Lời giải
Vì tổ 2 trồng được số cây nhiều hơn trung bình số cây trồng được của tổ 2 và tổ 3 là 1 cây nên tổ 2 trồng nhiều hơn tổ 3 số cây là 2 cây.
Tổ 2 trồng được số cây là: 26 + 2 = 28 (cây)
Trung bình cộng số cây của mỗi tổ trồng được là:( 26 + 28 + 6 ) : 2 = 30 ( cây)
Cả 3 tổ trồng được số cây là: 30 x 3 = 90 (cây) 
Đáp số : 90 cây
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
	-Chuần bị chu đáo sách vở, đồ dùng học tập bộ môn
	-Xem và tìm hiểu trước nội dung chương I (hình và số học), xem kĩ bài học đầu tiên.
-------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 2: TẬP HỢP - PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước
2.Kỹ năng: Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các ký hiệu Î và Ï .
3.Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết tập hợp.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: -SGK Toán 6 
	 -Một số dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập Toán: thước, Ê ke, . . .
2. Chuẩn bị của trò: SGK toán 6, đồ dùng học tập
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	6B:	6C:	
2.Kiểm tra bài cũ:
	-GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của HS
- Dặn dò đầu năm, giới thiệu qua chương trình và một vài phương pháp học tập ở trường ở nhà.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tập hợp
GV cho học sinh quan sát các đồ vật đặt trên bàn GV 
GV : Trên bàn đặt những vật gì?
GV giới thiệu về tập hợp :
 Tập hợp các đồ vật đặt trên bàn.
 Tập hợp những chiếc bàn trong một lớp học
 Tập hợp các học sinh của lớp 6A
 Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
 Tập hợp các chữ cái a ; b ; c
GV: Em hãy cho ví dụ về tập hợp
HS: Lấy ví dụ, nhận xét và bổ sung thêm
GV: Uốn nắn hướng dẫn HS nhận biết tập hợp.
Vậy khi có một tập hợp thì viết như thế nào?
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách viết và các ký hiệu. 
- GV : Thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp. 
- GV giới thiệu cách viết :
- Các phần tử của tập hợp được đặt trong hai dấu ngoặc nhọn {} cách nhau bởi dấu”;” hoặc dấu “,”
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
GV: Lấy ví dụ hướng dẫn HS cách viết.
GV: Các số tự nhiên nhỏ hơn 4 là những số nào? Các số đó dược viết trong dấu ngoặc gì?
Hãy viết tập hợp A trên?
GV: Hướng dẫn HS cách viết.
GV: Hãy viết tập hợp B các chữ cái: a; b; c ?
GV: Tập hợp này có mấy phần tử ? Đó là những phần tử nào?
GV: Cho HS đứng tại chỗ nêu cách viết.
GV viết: B = {a; b ; c ; a} và hỏi cách viết trên đúng hay sai ?
GV giới thiệu ký hiệu “Δ và “Ï” và hỏi :
+ Số 1 có là phần tử của tập hợp A không ?
GV giới thiệu các kí hiệu:
 Ký hiệu : 1 Î A và cách đọc
+ Số 5 có là phần tử của A ?
GV giới thiệu : 
+Ký hiệu : 5 Ï A và cách đọc
Trong các cách viết sau cách viết nào đúng, cách viết nào sai?
Cho : A = {0 ; 1 ; 2 ; 3} 	 B = {a ; b ; c}
a) a Î A ; 2 Î A ; 5 Ï A
b) 3 Î B ; b Î B ; c Ï B
GV : Khi viết một tập hợp ta cần phải chú ý điều gì ?
GV giới thiệu cách viết tập hợp A bằng cách 2
 GV : Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A ?
GV: để viết một tập hợp có mấy cách? Đó là những cách nào?
GV giới thiệu cách minh họa tập hợp A ; B như SGK
1. Các ví dụ :
- Tập hợp các đồ vật trên bàn.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Tập hợp các HS của lớp 6A.
- Tập hợp các chữ cái : a, b, c 
2. Cách viết - Các ký hiệu :
- Ta đặt tên các tập hợp bằng chữ cái in hoa
Ví dụ 1: 
Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
Ta viết :
 A = {1;2;3;0} hay 
 A = {0;1;2;3}
- Các số : 0 ; 1 ; 2 ; 3 là các phần tử của tập hợp A
Ví dụ 2:
Gọi B là tập hợp các chữ cái a ; b ; c
Ta viết : 
B = {a ; b ; c } hay
B = {b ; c ; a }
- Các chữ cái a ; b ; c là các phần tử của tập hợp B
Ký hiệu :
1 Î A đọc là: 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A
5 Ï A đọc là: 5 không là phần tử của A
uChú ý : (5 phút)
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {} cách nhau bởi dấu “,” hoặc dấu “;”
- Mỗi phần tử được liệt một lần thứ tự liệt kê tuỳ ý.
- Ta còn có thể viết tập hợp A như sau :
A = {x Î N / x < 4}
 Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp A
Để viết một tập hợp, thường có hai cách :
- Liệt kê các phần tử của tập hợp
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
 Minh họa tập hợp bằng một vòng kín nhỏ như sau
4. Củng cố - Luyện tập :
– Hãy lấy một ví dụ về tập hợp? Viết tập hợp đó? Các kí hiệu Î; Ï cho ta biết điều gì?
- Các phần tử của một tập hợp có nhất thiết phải cùng loại không ? (không)
– Hướng dẫn HS làm các bài tập 1; 2 SGK 
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
– HS về nhà học bài làm bài tập 
– HS về nhà tự tìm các ví dụ về tập hợp 
- Làm các bài tập 3 ; 4 ; 5 trang 6 SGK 
--------------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ ở bên trái, điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số.
2.Kỹ năng: Học sinh phân biệt các tập hợp N và N*, biết sử dụng các ký hiệu £, ³. Biết viết số tự nhiên liền sau, liền trước của một số tự nhiên.
3.Thái độ: Rèn luyện tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: -SGK Toán 6 
	 -Một số dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập Toán: thước, Ê ke, . . .
2. Chuẩn bị của trò: SGK toán 6, đồ dùng học tập
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	6B:	6C:	
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1 : - Cho ví dụ về một tập hợp
- Làm bài tập 3 trang 6 : Đáp án :	 x Ï A ; y Î B ; b Î A ; b Î B
- Tìm một phần tử thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B. Đáp án: a
HS2 : 	- Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách : 
Đáp án : A = {4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9} hay A = {c Î N / 3 < x < 10}	
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Nhắc lại về tập hợp N và tập hợp N*
GV : Hãy lấy ví dụ về số tự nhiên ?
GV giới thiệu tập N tập hợp các số tự nhiên
N = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ;...;}
GV : Hãy cho biết các phần tử của N?
GV : Ở tiểu học các em đã được học về số tự nhiên. Vậy số tự nhiên được biểu diễn như thế nào? Biểu diễn ở đâu?
 GV: Em hãy mô tả lại tia số đã được học?
Mỗi điểm trên tia số biểu diễn mấy số tự nhi ... TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về phân số cho học sinh.
2.Kỹ năng: Vận dụng kiến thức giải ba bài toán cơ bản về phân số cho học sinh. 
3.Thái độ: Rèn luyện khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp cho HS.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK,SGV,thước thẳng.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT,SGK,phiếu học tập .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
	 6A:	
2.Kiểm tra bài cũ: ( Xen vào bài mới)
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập rút gọn phân số, so sánh phân số
1. Rút gọn phân số
GV: Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào?
GV: Nêu bài tập và ghi đề bài tập trên bảng
GV: Yêu cầu HS lên bảng rút gọn
GV: Các phân số rút gọn đã là tối giản chưa?
GV: Vậy phn số tối giản l gì?
HS: Nêu quy tắc như SGK.
2. So sánh phân số
GV: Muốn so sánh hai phân số với nhau ta làm như thế nào?
HS: Nêu quy tắc so sánh như SGK
GV: Đưa bài tập trên bảng và yêu cầu HS lên bảng làm
HS: Lần lượt 4 HS lên làm 4 câu trên bảng
GV: Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
HS: Nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2: Ôn tập quy tắc và tính chất các phép toán
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 trong phần ôn tập cuối năm.
HS: Nêu các tính chất
GV: Ghi trên bảng
GV: Các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân có ứng dụng gì trong tính tốn
GV: Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 171/65 (SGK)
HS: Lần lượt 3 HS lên bảng chữa bài tập 171 SGK
GV: Nhận xét
I. Ôn tập rút gọn phân số, so sánh phân số
 1. Rút gọn phân số
 a) Quy tắc: SGK
 b) Bài tập:
Rút gọn các phân số sau”
2. So sánh phân số:
 a) Quy tắc: SGK
 b) Bài tập:
So sánh các phân số sau:
 và ta có: 
b) và ta có:
c) và ta có: 
d) và ta có: 
II. Ôn tập quy tắc và tính chất các phép toán.
Câu 3: Phép cộng và phép nhân số tự nhiên, số nguyên, phân số đều có các tính chất:
Giáo hoán
Kết hợp
Phân phối của phép nhân với phép cộng.
Khác nhau:
 a + 0 = a ; a . 1 = a ; a . 0 = 0
Phép cộng số nguyên và phân số cón có tính chất cộng với số đối
 a + (-a) = 0
Bài tập 171/65 (SGK)
Tính giá trị các biểu thức
4. Củng cố - Luyện tập:
– GV nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm của chương trình.
– Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ôn tập tiếp theo.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
– Học sinh về nhà học bài và làm các bài tập còn lại SGK. 
– Xem và làm lại các dạng bài tập
------------------------------------------------------------------
4. Củng cố (2 phút)
	 – GV nhấn mạnh lại các dạng bài tập cơ bản cho học sinh.
– Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập tiếp theo.
	5. Dặn dò (1 phút)
– Học sinh về nhà học bài và làm các bài tập còn lại SGK. 
– Chuẩn bị bài ôn tập tiếp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tiết: 110 Ngày soạn: 20/ 04/ 2012 
ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 3)
( PHỐI HỢP CÁC PHÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ)
I. Mục tiêu:
- Luyện tập phối hợp các phép tính về phân số
	- Rèn kĩ năng tính hợp lý.
- Giáo dục ý thức cẩn thận, chính xác
II.Tổ chức hoạt động dạy học :
 Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 
Hoạt động 1: (7 phút) Kiểm tra bài cũ Bài 96 (SBT/19)
Tìm số nghịch đảo của các số sau:
-3
d)
Hoạt động 2: (35 phút) Luyện tập
Bài 92 (SBT/19)
Lúc 6h50ph bạn Việt đi xe đạp từ A để đến B với vận tốc 15km/h. Lúc 7h10ph bạn Nam đi xe đạp từ B để đến A với vận tốc 12km/h. Hai bạn gặp nhau ở C lúc 7h30ph. Tính quãng đường AB.
Bài 93 (SBT/19)
Khi giặt, vải bị co đi theo chiều dài và theo chiều rộng. Hỏi cần phải mua bao nhiêu mét vải khổ 80cm để sau khi giặt có 17m2
Bài 103 (SBT/20)
Tính các thương sau đây rồi sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần.
 ; ; ; 
Bài 111 (SBT/21)
Viết các số đo thời gian sau đây dưới dạng hỗn số và phân số với đơn vị là giờ.
1h15ph ; 2h20ph ; 3h12ph
Bài118 (SBT/23)
Viết các phân số dưới dạng tổng các phân số có tử bằng 1 và mẫu khác nhau.
Bài 92 (SBT/19)
Thời gian Việt đã đi:
7h30’ – 6h50’ = 40’ = (giờ)
Quãng đường Việt đã đi: .15 = 10(km)
Thời gian Nam đã đi:
7h30’ – 7h10’ = 20’ =(giờ)
Quãng đường Nam đã đi: .12 = 4(km)
Quãng đường AB là: 10+4 = 14(km)
Bài 93 (SBT/19)
Sau khi giặt, cứ 1m vải theo chiều dài sẽ còn lại:(m2)
Vì vậy, phải mua 24m để sau khi giặt có 17m2 vải.
Bài 103 (SBT/20)
=
= ; = ; =
Sắp xếp: 
Bài 111 (SBT/21)
1h15ph = ;2h20ph = 
3h12ph = 
Bài118 (SBT/23)
Hoạt động 3: Củng cố - Dăn dò:: (2phút)
 - GV chốt lại kiến thức của các bài tập đã chữa trong giờ
 - Yêu cầu HS về xem lại các bài tập đã giải.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tiết: 111
Trả bài kiểm tra học kì II 
A/Mục tiêu
Học xong tiết này HS cần phải đạt được :
+Kiến thức 
 - Hs hiểu và nắm được đáp án đúng của bài kiểm tra học kì II 
	 - Thấy được chỗ sai của mình mắc phải trong bài kiểm tra và tự mình khắc phục sai lầm đó.
	 - Biểu dương những bài làm tốt, rút kinh nghiệm những bài làm chưa tốt	
+Kĩ năng 
 - Củng cố và khắc sâu cho HS các kiến thức, kỹ năng liên quan đến bài kiểm tra học kì II
+Thái độ 
- HS ý thức được mình cần cố gắng hơn nữa để làm bài tốt hơn, có ý chí phấn đấu để chuẩn bị cho kì thi tuyển vào lớp chọn đầu năm tới
B/Chuẩn bị của thầy và trò
- GV: 
Bài kiểm tra học kì II, biểu điểm, đáp án
- HS:
Đề bài kiểm tra học kì II
C/Tiến trình bài dạy
1. Nội dung
	- Cho HS xem lại đề bài
	- GV hướng dẫn HS chữa bài
	- GV giải thích và thông báo đáp án biểu điểm
	- Trả bài cho HS để đối chiếu
	- Gọi một số em tự nhận xét bài làm của mình
*) Giáo viên nhận xét ưu điểm, nhược điểm chung
+ Ưu điểm:
	- 100% số HS nộp bài
	- HS làm bài nghiêm túc
	- Nhiều bạn có cố gắng và đạt điểm khá, giỏi (đa số ở lớp 6A)
	 - Nêu tên một số bài làm tốt, biểu dương và khen ngợi 
 Lớp 6A: ......................................................................................................................... 
 Lớp 6B: ......................................................................................................................... 
 Lớp 6C: ......................................................................................................................... 
+ Nhược điểm:
	- Nhiều bạn bị điểm kém (đa số ở lớp 6C)
	- Một số em trình bày bài chưa tốt
	- GV nêu một số lỗi cơ bản như : Một số HS còn vẽ hình sai, chưa chính xác; trình bày chưa khoa học; thiếu kí hiệu góc; đa số HS chưa chứng minh được bài .........; dùng bút xóa khi làm bài .
	- Một số em lười ôn tập các kiến thức đã học dẫn đến bài kiểm tra không đạt yêu cầu
	- Nêu tên một số bài làm chưa tốt . 
 Lớp 6A: ......................................................................................................................... 
 Lớp 6B: ......................................................................................................................... 
 Lớp 6C: ......................................................................................................................... 
2. Tổng kết 
	- Rút kinh nghiệm chung cách làm bài
..................................................................................................................
.................................................................................................................. .................................................................................................................. ..................................................................................................................
3. Hướng dẫn về nhà 
	- Xem lại bài
	- Làm lại bài kiểm tra vào vở ghi
D. Kết quả
Lớp, sĩ số
Số bài kiểm tra
Điểm
Dưới 5
Khá
Giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6A (33)
6B (38)
6C (35)
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_I_3_Cac_phep_toan_tap_hop.doc