Giáo án Toán Đại số 10 nâng cao Chương 1

Giáo án Toán Đại số 10 nâng cao Chương 1

Chương 1 MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP

Bài 1: MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN

I.Mục tiêu:

1.Về kiến thức:

* HS biết được mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương, mệnh đề

 chứa biến

* HS biết được kí hiệu , mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu

2.Về kỉ năng:

* Thành thạo mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương, mệnh đề

 chứa biến

* Hiểu và vận dụng mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu

 

doc 22 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Đại số 10 nâng cao Chương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Mệnh đề - Tập hợp
Bài 1: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
* HS biết được mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương, mệnh đề 
 chứa biến
* HS biết được kí hiệu , mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu 
2.Về kỉ năng:
* Thành thạo mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương, mệnh đề 
 chứa biến
* Hiểu và vận dụng mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu 
3.Về tư duy:
* Hiểu được mệnh đề
* Biết quy lạ về dạng quen thuộc
4.Về thái độ:
* Cẩn thận, chính xác
* Bước đầu hiể được ứng dụng của mệnh đề trong thực tế
II.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1.Thực tiễn:
* Học sinh đã học mệnh đề
* Học sinh đã học mệnh đề có chứa kí hiệu 
2.Phương tiện:
* Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hương dẫn các hoạt động dạy học
* Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động
III.Phương pháp dạy học:
Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của Giáo viên
*HS nhận xét từng khẳng định ở VD 1:
a (đúng); b (Sai) ; 
c (đúng); d (Sai)
*HS cho thêm VD về mệnh đề và không phải mệnh đề
I. Mệnh đề là gì?
HĐ 1:
VD 1: Hãy xét các câu sau đây:
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam
Thượng Hải là một thành phố của Ân Độ
1 + 1 = 2
27 chia hết cho 5
H: Khẳng định nào đúng ? Khẳng định nào sai ?
 Khẳng định nào chưa biết đúng chưa biết sai ?
*GV Kết luận (SGK)
*HS cho thêm VD và GV nhận xét:
+ Khi nào khẳng định là mệnh đề? Không phải là mệnh đề ?
*HS Nêu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau đây và xác định mđ phủ định đó đúng hay sai?
*HS nhận xét VD 2: Đây là hai mệnh đề trái ngược nhau
*HS Nếu mđ A đúng thì mđ phủ định ?
 Nếu mđ A sai thì mđ phủ định ?
*Hai nhóm HS cho thêm VD
(1 em cho mệnh đề- 1 em phủ định )
II. Phủ định mệnh đề:
HĐ 2:
H: Nêu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau đây và xác định mđ phủ định đó đúng hay sai?
Pa-ri là thủ đô của nước Anh
2002 chia hết cho 4
VD 2: Hai bạn An và Bình đang tranh luận với nhau:
Bình nói: “ 2003 là số nguyên tố “
An khẳng định: “ 2003 không phải là số nguyên tố “
*H: Nhận xét hai khẳng định trên đúng hay sai ?
*GV Kết luận (SGK)
*H:Nếu mđ A đúng thì mđ phủ định ?
 Nếu mđ A sai thì mđ phủ định ?
*Gọi 2 nhóm HS (phát biểu và phủ định )
*HS nhận xét VD 3
*GV phân tích VD 3 để HS hình thành mđ kéo theo
*HS trả lời:
 Mệnh đề đúng khi nào ?
 Mệnh đề sai khi nào ?
*HS trả lời: Mệnh đề VD 4 đúng hay sai ?
*GV HD HS phát biểu
*HS phát biểu mệnh đề đảo của VD 5
III. Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo:
HĐ 3:
VD 3:Xét mệnh đề: “ Nếu An vượt đèn đỏ thì An vi phạm luật giao thông “
*H: Nhận xét mệnh đề trên ?
*GV phân tích và kết luận (SGK)
*H: Mệnh đề đúng khi nào ?
 Mệnh đề sai khi nào ?
VD 4: Mệnh đề:
“ Vì 50 chia hết cho 10 nên 50 chia hết cho 5 “đúng hay sai? 
“ Vì 2002 là số chẵn nên 2002 chia hết cho 4 “đúng hay sai?
H: Cho tứ giác ABCD .Xét mệnh đề P: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật” và mệnh đề Q: “ Tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau “. Hãy phát biểu mệnh đề theo nhiều cách khác nhau ?
*GV phân tích và kết luận (SGK)
VD 5:Xét mệnh đề: “Nếu tam giác ABC là tam giác đều thì nó là tam giác cân “.Hãy xác định mệnh đề đảo ?
*HS xem VD 6 (SGK)
*HS nắm được mệnh đề tương đương
*HS nhận xét:
-Mệnh đề tương đương đúng khi nào ?
-Mệnh đề tương đương đúng khi nào ?
*Tổ chức hoạt động theo nhóm
*Đại diên một nhóm đứng lên trả lời
*Các nhóm còn lại nhận xét
IV. Mệnh đề tương đương:
HĐ 4:
VD 6 (SGK)
*GV phân tích và kết luận (SGK)
H: 
a)Cho tam giác ABC. Mệnh đề: “Tam giác ABC là một tam giác có ba góc bằng nhau nếu và chỉ nếu tam gíc đó có ba cạnh bằng nhau“ là mệnh đề gì ? Mệnh đề đó đúng hay sai ? 
b)Xét các mệnh đề P: “ 36 chia hết cho 4 và chia hết cho 3 “
 Q: “36 chia hết cho 12 “
Phát biểu mệnh đề: 
Xét tính đúng sai của mệnh đề 
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của nhóm
*HS xem VD 7 (SGK)
*HS nắm được mệnh đề chứa biến
*HS nhận xét:
*Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
V. Khái niệm mệnh đề chứa biến:
HĐ 5:
VD 7: (SGK)
*GV phân tích và kết luận (SGK)
H: Cho mệnh đề chứa biến với x là số thực. Hỏi mỗi mệnh đề đúng hay sai ?
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
*HS xem VD 8 (SGK)
*HS nắm được mệnh đề chứa kí hiệu: 
*HS nhận xét:
*Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
*HS xem VD 9 (SGK)
*HS nắm được mệnh đề chứa kí hiệu: 
*HS nhận xét:
*Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
VI. Các kí hiệu 
HĐ 6: 
1.Kí hiệu (SGK)
VD 8: (SGK)
*GV phân tích và kết luận (SGK)
H:Mệnh đề chứa biến với n là số nguyên. Phát biểu mệnh đề .Mệnh đề này đúng hay sai ?
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
2.Kí hiệu (SGK)
VD 9: (SGK)
*GV phân tích và kết luận (SGK)
H: Mệnh đề chứa biến với n là số nguyên dương. Phát biểu mệnh đề .Mệnh đề này đúng hay sai ?
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
*HS xem VD 10 (SGK)
*HS nắm được mệnh đề phủ định mệnh đề chứa kí hiệu: 
*HS nhận xét:
*HS xem VD 11 (SGK)
*HS nắm được mệnh đề phủ định mệnh đề chứa kí hiệu: 
*HS nhận xét:
*Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
VII. Mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa 
HĐ 7:
VD 10: (SGK)
*GV phân tích và kết luận (SGK)
VD 11: (SGK)
*GV phân tích và kết luận (SGK)
H: Nêu mệnh đề phủ định của mệnh đề: “ Tất cả các bạn trong lớp em đều có máy vi tính”
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
B1:
Không là mệnh đề
Mệnh đề sai
Mệnh đề sai
B2:
“Phương trình vô nghiệm”. Mệnh đề phủ định sai
“ không chia hết cho 11”. Mệnh đề phủ định sai
“Có hữu hạn số nguyên tố”. Mệnh đề phủ định sai
Bài tập:
B1: (SGK)
B2: (SGK)
4.Củng cố:
Câu hỏi 1:
Mệnh đề kéo theo, tương đương đúng khi nào ? sai khi nào ?
Mệnh đề chứa biến ,mệnh đề chứa các kí hiệu 
Mệnh đề phủ định chứa các kí hiệu 
Câu hỏi 2: Tìm phương án đúng với bài tập dưới đây:
1/ Trong cỏc mệnh đề sau đõy, tỡm mệnh đề đỳng ? 
	a	
	b	
	c	
	d	
2/ Mệnh đề nào sau đõy là phủ định của mệnh đề " Mọi động vật đều di chuyển " ?
	a	Mọi động vật đều khụng di chuyển
	b	Cú ớt nhất một động vật khụng di chuyển	
	c	Mọi động vật đều đứng yờn
	d	Cú ớt nhất một động vật di chuyển
3/ Trong cỏc mệnh đề sau, tỡm mệnh đề sai ?
	a	
	b	
	c	
	d	
4/ Trong cỏc mệnh đề sau, mệnh đề nào cú mệnh đề phủ định đỳng ?
	a	
	b	
	c	
	d	
5. Bài tập về nhà: Bài 3, 4, 5 Trang 9 (SGK)
Bài 2: áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
* Hiểu rõ một số phương pháp suy luận toán học
* Nắm vững các phương pháp chứng minh trực tiếp và chứng minh phản chứng
* Biết phân biệt giả thiết và kết luận định lí
* Biết phát biểu mệnh đề đảo, định lí đảo, biết sử dụng các thuật ngữ “điều kiện cần “, “điều kiện đủ “, “ điều kiện cần và đủ “ trong các phát biểu toán học
2.Về kỉ năng:
* Thành thạo chứng minh mệnh đề bằng phương pháp phản chứng
* Hiểu và vận dụng các mệnh đề dưới dạng thuật ngữ
3.Về tư duy:
* Hiểu được cách chứng minh phản chứng
* Biết quy lạ về dạng quen thuộc
4.Về thái độ:
* Cẩn thận, chính xác
* Bước đầu hiểu được ứng dụng của mệnh đề
II.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1.Thực tiễn:
* Học sinh đã học phương pháp chứng minh trực tiếp và chứng minh phản chứng
* Học sinh đã học phát biểu mệnh đề đảo, định lí đảo, biết sử dụng các thuật ngữ
2.Phương tiện:
* Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hương dẫn các hoạt động dạy học
* Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động
III.Phương pháp dạy học:
Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của Giáo viên
*HS xem VD 1 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS nắm được định lí
*GV hướng dẫn HS chứng minh trực tiếp VD 1
*GV hướng dẫn HS chứng minh phản chứng VD 1 
*HS chứng minh VD 3 bằng phương pháp phản chứng
*Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
I.Định lí và chứng minh định lí
HĐ 1:
VD 1: Xét định lí: “ Nếu n là số tự nhiên lẻ thì chia hết cho 4 “
*GV phân tích và kết luận (SGK)
VD 2: (SGK)
H: Chứng minh trực tiếp định lí ở VD 1
*GV phân tích và kết luận 
H: Chứng minh phản chứng định lí ở VD 1
*GV phân tích và kết luận 
VD 3: (SGK)
*GV phân tích và kết luận 
H: Chứng minh bằng phản chứng định lí: “ Với mọi số tự nhiên n , nếu 3n+2 là số lẻ thì n là số lẻ “
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
* GV HD HS xem SGK
*HS biết được điều kiện cần, điều kiện đủ
*HS phát biểu VD 4 dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ
*Các HS còn lại nhận xét và đánh giá
*Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
II.Điều kiện cần, điều kiện đủ
HĐ 2:
GV hướng dẫn học sinh xem SGK
*GV phân tích và kết luận (SGK)
VD 4: (SGK)
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
H: Định lí trong VD 4 có dạng Hãy phát biểu hai mệnh đề chứa biến P(n) và Q(n)
* GV HD HS xem SGK
*HS biết được định lí đảo,điều kiện cần và đủ
*HS biết được cách phát biểu mệnh đề dưới dạng điều kiện cần và đủ
*Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
III.Định lí đảo, điều kiện cần và đủ
HĐ 3:
*GV hướng dẫn học sinh xem SGK
*GV phân tích và kết luận (SGK)
H:Xét định lí “ Với mọi số nguyên dương n, n không chia hết cho 3 khi và chỉ khi chia cho 3 dư 1 “
Sử dụng thuật ngữ “ Điều kiện cần và đủ “ để phát biểu định lí trên
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
*HS đứng tại chỗ trả lời
B6: Mệnh đề đảo “Nếu tam giác có hai đường cao bằng nhau thì tam giác đó cân “
Mệnh đề đảo đó đúng
B7:Giả sử . 
Khi đó 
Bất đẳng thức này sai. Vậy ta có mâu thuẫn
B8:Điều kiện đủ để tổng a + b là số hữu tỉ là cả hai số a và b đều là số hữu tỉ
(Chú ý: Điều kiện này không là điều kiện cần. Chẳng hạn: thì a + b = 2 là số hữu tỉ nhưng a và b đều là số vô tỉ )
B9:Điều kiện cần để một số chia hết cho 15 là nó chia hết cho 5
(Chú ý: Điều kiện không là điều kiện đủ )
B10:Điều kiện cần và đủ để tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn là tổng hai góc đối diện của nó bằng 
Bài tập:
B6: (SGK)
* GV phân tích đề bài
B7: (SGK)
* GV phân tích đề bài
B8: (SGK)
* GV phân tích đề bài
B9: (SGK)
* GV phân tích đề bài
B10: (SGK)
* GV phân tích đề bài
4.Củng cố:
Câu hỏi 1:
* Nắm vững các phương pháp chứng minh trực tiếp và chứng minh phản chứng
* Biết phân biệt giả thiết và kết luận định lí
* Biết phát biểu mệnh đề đảo, định lí đảo, biết sử dụng các thuật ngữ “điều kiện cần “, “điều kiện đủ “, “ điều kiện cần và đủ “ trong các phát biểu toán học
Câu hỏi 2: Tìm phương án đúng với bài tập dưới đây:
 1/ Trong cỏc mệnh đề A B sau đõy, mệnh đề nào cú mệnh đề đảo sai ?
	a	ABCD là hỡnh chữ nhật A = B = C = 900 
 ... à chỉ chỗ sai cho học sinh
4.Củng cố:
Câu hỏi 1:
Nắm ững biểu đồ Ven
Các phép toán về tập hợp
5. Bài tập về nhà: Bài tập trong Sách bài tập
Bài 4: số gần đúng và sai số
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
* Nhận thức được tầm quan trọng của số gần đúng, ý nghĩa của số gần đúng
* Nắm được thế nào là sai số tuyệt đối, sai số tương đối, độ chính xác của số gần đúng, biết dạng chuẩn của số gần đúng
2.Về kỉ năng:
* Biết cách qui tròn số, biết xác định các chữ số chắc của số gần đúng 
* Biết dùng kí hiệu khoa học để ghi những số rất lớn và rất bé
3.Về tư duy:
* Hiểu được cách qui tròn số
* Biết quy lạ về dạng quen thuộc
4.Về thái độ:
* Cẩn thận, chính xác
* Bước đầu hiểu được ứng dụng của số gần đúng
II.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1.Thực tiễn:
* Học sinh đã học sai số tuyệt đối, sai số tương đối, độ chính xác của số gần đúng
* Học sinh đã học dạng chuẩn của số gần đúng
2.Phương tiện:
* Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hướng dẫn các hoạt động dạy học
* Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động
III.Phương pháp dạy học:
Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của Giáo viên
*HS xem SGK
*HS nắm được khái niệm số gần đúng
*Gọi HS trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
I.Số gần đúng:
HĐ 1:
*GV đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh xem SGK
H1:Theo tổng cục thống kê, dân số nước ta tại thời điểm ngày 1-4-2003 là 80902,4 nghìn người, trong đó số nam là 39755,4 nghìn người, số nữ là 41147,0 nghìn người, thành thị có20869,5 nghìn người và nông thôn có 60032,9 nghìn người. Hỏi các số liệu nói trên là số đúng hay số gần đúng ?
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
*HS xem SGK
*HS nắm được khái niệm sai số tuyệt đối
*HS xem VD 1 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS nắm được khái niệm sai số tuyệt đối
*Gọi HS trả lời
*Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét
*HS so sánh độ chính xác của phép đo trong VD 2 và phép đo chiều dài một cây cầu
*HS xem VD 2 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS nắm được độ chính xác của số gần đúng 
*HS xem SGK
*HS nắm được khái niệm sai số tương đối
*HS hoạt động theo nhóm
*Một nhóm lên bảng trình bày
*Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét
II.Sai số tuyệt đối và sai số tương đối
1.Sai số tuyệt đối:
HĐ 2:
*GV đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh xem SGK
*GV nhận xét và kết luận sai số tuyệt đối
VD 1:(SGK)
*GV đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh xem SGK
*GV nhận xét và kết luận độ chính xác của số gần đúng 
H2: kết quả đo chiều dài một cây cầu đuqoqcj ghi là . Điều đó có nghĩa như thế nào ?
*GV nhận xét đánh giá hoạt động của HS
2.Sai số tương đối:
HĐ 3:
VD 2: kết quả đo chiều cao một ngôi nhà được ghi là 
*So sánh độ chính xác của phếp đo này và phép đo chiều dài một cây cầu
*GV đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh xem SGK
*GV nhận xét và kết luận sai số tương đối
H3:Số được cho bỡi giá trị gần đúng a = 5,7824 vớii sai số tương đối không vượt quá 0,5%. Hãy đánh giá sai số tuyệt đối của 
*GV nhận xét đánh giá hoạt động nhóm
*HS xem SGK
*HS nắm được khái niệm số quy tròn
*HS xem VD 3 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS xem VD 4 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS nắm được số quy tròn 
*HS hoạt động theo nhóm
*Một nhóm lên bảng trình bày
*Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét
III.Số quy tròn:
HĐ 4:
*GV đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh xem SGK
*GV nhận xét và kết luận số quy tròn
VD 3: (SGK) 
VD 4: (SGK)
Nhận xét: Khi thay số đúng bỡi số quy tròn đến một hàng nào đó thì sai số tuyệt đối của số quy tròn không vượt quá nửa đơn vị của hàng quy tròn. Như vậy độ chính xác của số quy tròn bằng nửa đơn vị của hàng quy tròn
H4: Quy tròn số 7216,4 đến hàng đơn vị, số 2,564 đến hàng phần chục rồi tính sai số tuyệt đối của số quy tròn
*GV nhận xét đánh giá hoạt động nhóm
*HS xem SGK
*HS nắm được khái niệm chữ số chắc
*HS xem VD 5 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS nắm được chữ số chắc, chữ số không chắc 
*HS xem SGK
*HS biết được cách viết dạng chuẩn của số gần đúng
*HS xem VD 6 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS biết được cách viết dạng chuẩn của số thập phân không nguyên
*HS xem VD 7 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS biết được cách viết dạng chuẩn của số 
*HS xem VD 8 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS biết được cách viết dạng chuẩn trong máy tính Casio – fx 500MS
IV.Chữ số chắc và cách viết chuẩn của số gần đúng
1.Chữ số chắc:(SGK)
HĐ 5:
*GV đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh xem SGK
*GV nhận xét và kết luận chữ số chắc
VD 5(SGK)
2.Dạng chuẩn của số gần đúng
HĐ 6:
*GV đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh xem SGK
*GV nhận xét và kết luận cách viết dạng chuẩn của số gần đúng
VD 6: (SGK)
VD 7: (SGK)
- Biểu diễn dân số Việt Nam năm 2005 đát
VD 8: (SGK)
-Biểu diễn đối với may tính
*HS xem VD 9 (SGK)
*HS nhận xét:
*HS biết được cách viết dạng chuẩn trong vật lý, hoá học
V.Kí hiệu khoa học của một số:
 HĐ 7:
(Biểu diễn một vật rất lớn hoặc rất bé)
VD 9: (SGK)
- Biểu diễn khối lượng của trái đất
- Biểu diễn khối lượng của nguyên tử Hiđro
Bài 43: (SGK)
Bài 44: (SGK)
Giả sử a = 6,3 + u; b = 10 + v; c = 15 + t
Ta có a + b + c = 31,3 +u+v+t
Theo giả thiết 
Do đó: 
Bài 45: (SGK)
Giả sử x = 2,56 + u; y = 4,2 + v là giá trị đúng của chiều rộng và chiều dài. 
Ta có P = 2(x+y)=2(2,56+4,2)+2(u+v) =13,52+2(u+v)
Theo giả thiết 
Bài 46: (SGK)
a)Bấm máy tính , trên màn hình hiện số 1,25992105. Vậy (chính xác đến hàng phần trăm)
b)
(chính xác đến hàng phần trăm)
(chính xác đến hàng phần nghìn)
Bài 47: (SGK)
Bài tập:
Bài 43: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
Bài 44: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
Bài 45: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
Bài 46: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
Bài 47: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
4.Củng cố:
Câu hỏi 1:
* Biết cách qui tròn số, biết xác định các chữ số chắc của số gần đúng 
* Biết dùng kí hiệu khoa học để ghi những số rất lớn và rất bé
* Nắm được thế nào là sai số tuyệt đối, sai số tương đối, độ chính xác của số gần đúng, biết dạng chuẩn của số gần đúng
Câu hỏi 2: 
Các nhà toán học đã xấp xỉ số bỡi số . Hãy đánh giá sai số tuyệt đối biết 3,14159265< <3,14159266 
5. Bài tập về nhà: Bài 48, 49 Trang 29 (SGK)
 ôn tập chương I
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
* Nắm vững điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện càn và đủ
* Nắm vững các phép toán về tập hợp
* Nắm vững phương pháp chứng minh phản chứng 
2.Về kỉ năng:
* Thành thạo kỉ năng tư duy và lập luận
* Hiểu và vận dụng lí thuyết để giảI bài tập
3.Về tư duy:
* Hiểu được cách trình bày một bài giải
* Biết quy lạ về dạng quen thuộc
4.Về thái độ:
* Cẩn thận, chính xác
* Bước đầu hiểu được ứng dụng của chương tập hợp, mệnh đề
II.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1.Thực tiễn:
* Học sinh đã học mệnh đề liên quan đến thực tế
* Học sinh đã học các phép toán tập hợp và ngôn ngữ lập luận
2.Phương tiện:
* Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hương dẫn các hoạt động dạy học
* Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động
III.Phương pháp dạy học:
Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động:
1.ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của Giáo viên
B50: (SGK) Câu D
B51: (SGK)
a)Điều kiệ đủ để tứ giác MNPQ có hai đường chéo MP và NQ bằng nhau là tứ giác đod là hình vuông
b)Trong mặt phẳng, điều kiện đủ để hai đường thẳng song song với nhau là hai đường thẳng đod cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba
c)Điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau là hai tam giác đod bằng nhau
B50: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B51: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B52: (SGK) 
a)Điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau là hai tam giác đó có các đường trung tuyến tương ứng bằng nhau
b)Điều kiện cần để một tứ giác là hình thoi là tứ giác đó có hai đường chéo vuông góc
B53: (SGK)
a)Định lí đảo: “Nếu n là số nguyên dương sao cho 5n+6 là số lẻ thì n là số lẻ”. Phát biểu gộp cả định lí thuận và định lí đảo là: “Với mọi số nguyên dương n, 5n+6 là số lẻ khi và chỉ khi n là số lẻ”
b)Định lí đảo: “Nếu n là số nguyên dương sao cho 7n+4 là số chẵn thì n là số chẵn”. Phát biểu gộp cả định lí thuận và định lí đảo là: “Với mọi số nguyên dương n, 5n+6 là số chẵn khi và chỉ khi n là số chẵn”
B52: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B53: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B54: (SGK)
a)Giả sử .
Mâu thuẫn với giả thiết
b)Giả sử n là số tự nhiên chẵn, . Khi đó 5n+4=10k+4 = 2(5k + 2) là một số chẵn, mâu thuẫn với giả thiết
B55: (SGK)
B54: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B55: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B56: (SGK)
B57: (SGK)
B56: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B57: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B58: (SGK)
a) 
B59: (SGK)
nờn V cú bốn chữ số chắc
B58: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B59: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B60: (SGK)
B61: (SGK)
B60: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B61: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
B62: (SGK)
B62: (SGK)
HS đọc đề SGK, GV diễn giảng, HS trả lời
4.Củng cố:
Câu hỏi 1:
Nắm vững điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện càn và đủ
Nắm vững các phép toán về tập hợp
Nắm vững phương pháp chứng minh phản chứng 
5. Bài tập về nhà: Làm bài tập ôn chương ở Sách bài tập
đề kiểm tra 1 tiết
(Bài viết số 1)
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
* Mệnh đề, phủ định của một mệnh đề
* Nắm vững mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương
* Nắm vững điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện càn và đủ 
* Nắm vững các phép toán về tập hợp, khoảng, đoạn, nửa khoảng
* Nắm vững số gần đúng, sai số, độ chính xác, quy tròn số gần đúng
2.Về kỉ năng:
* Nhận biết được điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, giả thiết kết luận trong một định lí toán học.
* Biết sử dụng các kí hiệu . Biết phủ định các mệnh đề có chứa các dấu 
* Xác định được hợp, giao, hiệu của hai tập hợp đã cho, đặc biệt khi chúng là khoảng, đoạn
* Biết quy tròn số gần đúng
II.Đề kiểm tra:
Bài 1: (3 đ)Cho hai mệnh đề chứa biến P(n):”n là số chính phương” và Q(n):”n + 1 không chia hết cho 4” với n là số tự nhiên.
Xác định tính đúng sai của các mệnh đề P(16) và Q(2003)
Phát biểu bằng lời định lí 
Phát biểu mệnh đề đảo của định lí trên. Mệnh đề đảo có đúng không ?
Bài 2: (4 đ)
Cho . Xác định: . Hãy viết các tập đó bằng hai cách
Xác định: và biểu diễn các tập đó trên trục số trong mỗi trường hợp sau:
i) 
ii) A=(-1; 5); B = [0; 6)
iii) 
Bài 3: (2 đ) Cho A = {0;1;2;3;4;5;6;9}; B = {0;2;4;6;8;9} và C = {3;4;5;6;7}
Tìm
So sánh hai tập 
Bài 4: (1 đ) Trong một thí nghiệm, hằng số C được xác định là 2,43265 với cậnh trên của sai số tuyệt đối d=0,00312. Hỏi C có mấy chữ số chắc ?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN DAI SO 10 NANG CAO CHUONG 1.doc