I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu , ; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
- Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản.
2. Năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận Toán học: Biết xác định một phát biểu có là mệnh đề, phủ định mệnh đề.
- Năng lực giao tiếp Toán học: Phát biểu lại mệnh đề sử dụng điều kiện cần, điều kiện đủ.
- Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Phủ định một mệnh đề; xét tính đúng sai của mệnh đề có chứa kí hiệu , .
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ xem bài trước ở nhà. Trung thực trong hoạt động động nhóm và giải quyết vấn đề. Trách nhiệm nêu các câu hỏi về vấn đề chưa hiểu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài tập xác định tính đúng sai để củng cố khái niệm mệnh đề.
- Bài tập củng cố cuối chủ đề; bài tập rèn thêm khi về nhà.
Ngày soạn: 31/08/2022 Chương I: MỆNH ĐỀ VÀ TẬP HỢP Bài 1: MỆNH ĐỀ Môn học: Toán 10 Thời gian thực hiện: 4 tiết Tiết theo PPCT Tiết thứ Trong ngày Ngày dạy Lớp Sĩ số Học sinh vắng Tiết 1 10A1 Tiết 2 10A1 Tiết 3 10A1 Tiết 4 10A1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ", $; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ. - Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản. 2. Năng lực - Năng lực tư duy và lập luận Toán học: Biết xác định một phát biểu có là mệnh đề, phủ định mệnh đề. - Năng lực giao tiếp Toán học: Phát biểu lại mệnh đề sử dụng điều kiện cần, điều kiện đủ. - Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Phủ định một mệnh đề; xét tính đúng sai của mệnh đề có chứa kí hiệu ", $. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ xem bài trước ở nhà. Trung thực trong hoạt động động nhóm và giải quyết vấn đề. Trách nhiệm nêu các câu hỏi về vấn đề chưa hiểu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính. - Bài tập xác định tính đúng sai để củng cố khái niệm mệnh đề. - Bài tập củng cố cuối chủ đề; bài tập rèn thêm khi về nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, dẫn nhập vào bài học b) Nội dung: Ý kiến của các em về phát biểu “Tất cả loài chim đều biết bay.” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS nào cho rằng sai phải đưa ra ví dụ chứng minh. d) Tổ chức thực hiện: + Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu phát biểu và gọi học sinh trả lời (Phải có 2 câu trả lời khác nhau) + Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời theo cá nhân. Trường hợp cho rằng phát biểu sai thì phải cho ví dụ minh họa. HS nêu một số loài chim nhưng không biết bay sau đó GV chiếu hình ảnh minh họa về một số loài chim. + Báo cáo kết quả: Cá nhân nêu ý kiến. Phát biểu trên sai vì có những loài chim không biết bay như đà điểu, chim cánh cụt,.... Từ đó GV tổng kết “Phát biểu trên có từ “Tất cả” nghĩa là hết thảy các loài chim nên nếu phát biểu trên đúng thì tất cả các loài đều chim phải biết bay nhưng thực tế có những loài được gọi, xếp vào loài chim nhưng không biết bay. Vậy phát biểu trên là sai. Những phát biểu có tính chất hoặc đúng hoặc sai được gọi là mệnh đề. Vậy mệnh đề là gì? Nó có những tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vấn đề đó.” 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Tiết 1: 2.1. MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN 2.1.1. Mệnh đề a) Mục tiêu: Học sinh làm quen với khái niệm mệnh đề qua việc xác định các phát biểu đúng sai. Nhận thức được khái niệm mệnh đề, nhận biết những câu không phải là mệnh đề. Xác định được tính đúng sai của mệnh đề. b) Nội dung: Thực hiện hoạt động 1 đưa ra khái niệm mệnh đề, Thực hiện ví dụ 1-SGK, Luyện tập 1-SGK. H1: Hoạt động 1 SGK trang 6. Quan sát bức tranh, câu nào đúng, câu nào sai, câu nào không xác định được tính đúng sai? H2: Mệnh đề là gì? H3: Ví dụ 1: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề? Câu nào không phải là mệnh đề? a) Phương trình có nghiệm nguyên; b) ; c) Có bao nhiêu dấu hiệu nhận biết hai tam giác đồng dạng ? d) Đấy là cách xử lí khôn ngoan! H4:Luyện tập 1: Thay dấu ‘’?’’ bằng dấu ‘’x’’ vào ô thích hợp trong bẳng sau Câu Không phải mệnh đề Mệnh đề đúng Mệnh đề sai 13 là số nguyên tố. ? ? ? Tổng độ dài hai cạnh bất kì của một tam giác nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại ? ? ? Bạn đã làm bài tập chưa? ? ? ? Thời tiết hôm nay thật đẹp! ? ? ? c) Sản phẩm: 1. MỆNH ĐỀ, MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN a. Mệnh đề. H1: a) Câu nói của Khoa đúng. b) Câu nói của An sai. c) Câu ‘’Có bao nhiêu con vật xuất hiện trong hình vẽ ?’’ không xác định tính đúng sai. Những câu nói của An và Khoa là những khẳng định có tính đúng hoặc sai. Người ta gọi mỗi câu như vậy là một mệnh đề lôgic (gọi tắt là mệnh đề). Những câu không xác định được tính đúng sai không phải là mệnh đề. Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai Chú ý: Người ta thường dùng các chữ cái như: P,Q, R... để biểu thị các mệnh đề. Ví dụ 1: Vì phương trình có nghiệm nguyên nên câu a đúng. Câu b là sai. Do đó câu a và câu b là những mệnh đề. Câu c là câu hỏi; câu d là câu cảm thán, nêu lên ý kiến của người nói. Do đó, không xác định được tính đúng sai. Vậy các câu c và d không phải là mệnh đề. Luyện tập 1: Giải Câu Không phải mệnh đề Mệnh đề đúng Mệnh đề sai 13 là số nguyên tố. x Tổng độ dài hai cạnh bất kì của một tam giác nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại x Bạn đã làm bài tập chưa? x Thời tiết hôm nay thật đẹp! x d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - GV trình chiếu hình vẽ trong SGK trang 5 ( hoặc yêu cầu học sinh quan sát SGK) ® đưa ra câu hỏi ( HS suy nghĩ cá nhân) Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. + Yêu cầu học sinh phát biểu thế nào là mệnh đề ( cá nhân) + Đưa ra ví dụ 1, hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm việc theo cặp. + Yêu cầu học sinh làm iệc theo nhóm nhỏ làm luyện tập 1. Thực hiện - HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi, hoạt động theo nhóm thực hiện nhiệm vụ tương ứng - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm Báo cáo thảo luận - HS trả lời được H1. - HS nêu được khái niệm mệnh đề theo ý hiểu của mình. - Đại diện nhóm trình bày Ví dụ 1 và Luyện tập 1. - HS khác, nhóm khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Chốt kiến thức. 2.1.2. Mệnh đề chứa biến a) Mục tiêu: Hình thành khái niệm mệnh đề chứa biến. b) Nội dung: - Khái niệm mệnh đề chứa biến - Trả lời câu hỏi: Xét câu “”. Hãy tìm hai giá trị thực của để từ câu đã cho ta nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. c) Sản phẩm: b. Mệnh đề chứa biến Xét câu “ chia hết cho ” (với là số tự nhiên). Ta chưa khẳng định được tính đúng sai của câu này, do đó nó chưa phải là một mệnh đề. Tuy nhiên, nếu thay bằng số tự nhiên cụ thể thì câu này cho ta một mệnh đề. Chẳng hạn: Với ta được mệnh đề “5 chia hết cho 2”. Đây là mệnh đề sai. Với ta được mệnh đề “10 chia hết cho 2”. Đây là mệnh đề đúng. Ta nói rằng câu “ chia hết cho ” là một mệnh đề chứa biến. Trả lời câu hỏi: Khi thì là một mệnh đề đúng. Khi thì là một mệnh đề sai. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - GV đưa ra nội dung tiếp cận khái niệm mệnh đề chứa biến - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. Thực hiện - HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn . Báo cáo thảo luận - Học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét - GV chốt kiến thức. 2.2. MỆNH ĐỀ PHỦ ĐỊNH a) Mục tiêu: Dẫn dắt đến khái niệm mệnh đề phủ định, nhận biết mệnh đề phủ định. Phát biểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề cho trước. b) Nội dung: - H1: - Yêu cầu HS quan sát hỉnh ảnh trong SGK ( hoặc máy chiếu) thực hiện hoạt động 2. Khoa nói: “Đây là biển báo đường dành cho người đi bộ”. An không đồng ý với ý kiến của Khoa. Hãy phát biểu ý kiến của An dưới dạng một mệnh đề. - H2: Để phủ định một mệnh đề ta làm thế nào? - H3: Ví dụ 2: Phát biểu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau: P: “17 là số chính phương” ; Q: “Hình hộp không phải là hình lăng trụ”. - H4: Luyện tập 2: Phát biểu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xác định tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó. P: “2022 chia hết cho 5” ; Q: “Bất phương trình có nghiệm”. - H5: Vận dụng: Cho mệnh đề Q: “Châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới”. Phát biểu mệnh đề phủ định và xác định tính đúng sai của hai mệnh đề Q và . c) Sản phẩm: 2. Mệnh đề phủ định: HĐ2: Phát biểu ý kiến của An : “Đây không phải là biển báo đường dành cho người đi bộ”. Để phủ định một mệnh đề P, người ta thường thêm (hoặc bớt) từ “không” hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề P. Ta kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là . Để phủ định một mệnh đề P, người ta thường thêm (hoặc bớt) từ “không” hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề P. Ta kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là . Mệnh đề P và mệnh đề là hai phát biểu trái ngược nhau. Nếu P đúng thì sai, còn nếu P sai thì đúng. VD2: Mệnh đề phủ định của P là : “17 không phải là số chính phương”. - Mệnh đề phủ định của Q là : “Hình hộp là hình lăng trụ”. Luyện tập 2: Mệnh đề phủ định của P là : “2022 không chia hết cho 5”. Mệnh đề là một mệnh đề sai vì dư 2. - Mệnh đề phủ định của Q là : “ Bất phương trình vô nghiệm ”. - Mệnh đề là một mệnh đề sai vì với nên là một nghiệm của bất phương trình Vận dụng: Mệnh đề phủ định : “Châu Á không phải là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới’’ Mệnh đề đúng còn mệnh đề là mệnh đề sai. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - GV trình chiếu hình vẽ trong SGK trang 7 ( hoặc yêu cầu học sinh quan sát SGK) ® đưa ra câu hỏi ( HS suy nghĩ cá nhân). Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi (HĐ2). + Yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân phát biểu để phủ định một mệnh đề ta làm thế nào ? + Đưa ra ví dụ 2, hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm việc theo cặp. + Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ làm luyện tập 2. + Yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi vận dụng ( có thể trả lời ngay trên lớp, nếu học sinh chưa trả lời được thì cho về nhà suy nghĩ và tìm hiểu thêm để trả lời vào tiết luyện tập) Thực hiện - HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi, hoạt động theo nhóm thực hiện nhiệm vụ tương ứng - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm. Báo cáo thảo luận - HS trả lời được HĐ2. - HS nêu được khái niệm mệnh đề theo ý hiểu của mình. - Đại diện nhóm trình bày Ví dụ 2, Luyện tập 2, Vận dụng. - HS khác, nhóm khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Chốt kiến thức. Tiết 2: 2.3. MỆNH ĐỀ KÉO THEO, MỆNH ĐỀ ĐẢO 2.3.1. Mệnh đề kéo theo a) Mục tiêu: Trình bày được mệnh đề kéo theo, tính đúng sai của nó, các cách phát biểu. b) Nội dung: - H1: Yêu cầu học sinh thực hiện HĐ3, HĐ4. HĐ3: Cặp từ quan hệ nào sau đây phù hợp với vị trí bị che khuất trong câu ghép ở hình bên? A. Nếu thì B. Tuy nhưng HĐ4: Cho hai câu sau : “ Tam giác là tam giác vuông tại ”; : “ Tam giác có ”. Hãy phát biểu câu ghép có dạng “ Nếu thì ”. - H2: Nêu khái niệm mệnh đề kéo theo. - H3: Ví dụ 3: Cho tứ giác , xét hai câu sau: : “ Tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng ”; : “ là tứ giác nội tiếp đường tròn ”. Phát biểu mệnh đề và cho biết tính đúng sai của mệnh đề đó. c) Sản phẩm: 3. Mệnh đề kéo theo. Mệnh đề đảo a) Mệnh đề kéo theo: - HĐ 3: Nếu Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử ... ưng và chia hết cho . d) tổ chức thực hiện: Chuyển giao - GV yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân làm HĐ5 trong 1 phút. - Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp làm ví dụ 4. - Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm làm luyện tập 3. Thực hiện - HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tương ứng - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn . Báo cáo thảo luận - HS trả lời HĐ5 tại chỗ - HS nêu được khái niệm mệnh đề đảo ý hiểu của mình. - Đại diện học sinh trình bày kết quả Ví dụ 4, Luyện tập 3. - HS khác theo dõi nhận xét, hoàn thiện sản phẩm. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Chốt kiến thức. 2.4. MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG a) Mục tiêu: Nhận biết, phát biểu mệnh đề tương đương, xét tính đúng sai của nó. b) Nội dung: - H1: HĐ6: Hãy xác định tính đúng sai của mệnh đề sau : “Một số tự nhiên chia hết cho 5 nếu số đó có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 và ngược lại”. - H2: - Phát biểu khái niệm mệnh đề tương đương. - H3: Ví dụ 5. Cho hai mệnh đề P : “Tứ giác là hình vuông”; : “ Tứ giác là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau” . Hãy phát biểu mệnh đề tương đương và xác định tính đúng sai của mệnh đề tương đương này. - H4: Luyện tập 4: Phát biểu điều kiện cần và đủ để số tự nhiên chia hết cho . c) Sản phẩm: 4. Mệnh đề tương đương. HĐ 6: - “Một số tự nhiên chia hết cho 5 nếu số đó có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5’’ là mệnh đề đúng. - “Số tự nhiên có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 số đó sẽ chia hết cho 5’’ là mệnh đề đúng. Mệnh đề ở HĐ6 có thể phát biểu dưới dạng : “Một số tự nhiên chia hết cho 5 nếu và chỉ nếu số đó có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 ”. Mệnh đề “ nếu và chỉ nếu ” được gọi là một mệnh đề tương đương và kí hiệu là . Nhận xét. Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng thì mệnh đề tương đương đúng. Khi đó ta nói “ tương đương với ” hoặc “ là điều kiện cần và đủ để có ” hoặc “khi và chỉ khi ”. - VD5: Mệnh đề tương đương : “Tứ giác là hình vuông khi và chỉ khi tứ giác là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”. Mệnh đề tương đương này đúng vì cả hai mệnh đề và đều đúng. - Luyện tập 4: Số tự nhiên chia hết cho khi và chỉ khi số đó có chữ số tận cùng là số chẵn. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - GV yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân làm HĐ6 trong 1 phút và phát biểu khái niệm mệnh đề tương đương. - Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp làm ví dụ 5. - Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm làm luyện tập 4. Thực hiện - HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tương ứng - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn . Báo cáo thảo luận - HS trả lời HĐ6 và phát biểu khái niệm tại chỗ . - Đại diện học sinh trình bày kết quả Ví dụ 5, Luyện tập 4. - HS khác theo dõi nhận xét, hoàn thiện sản phẩm. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Chốt kiến thức. Tiết 3 2.5. MỆNH ĐỀ CÓ CHỨA KÍ HIỆU a) Mục tiêu: Thiết lập được mệnh đề chứa các ký hiệu . Xác định tính đúng sai của mệnh đề. b) Nội dung: - H1: Câu “Mọi số thực đều có bình phương không âm” là một mệnh đề. Có thể viết mệnh đề này như sau: Câu “Có một số hữu tỉ mà bình phương của nó bằng 2” là một mệnh đề. Có thể viết mệnh đề này như sau . Em hãy xác định tính đúng, sai của hai mệnh đề trên. - H2: Luyện tập 5: Phát biểu bằng lời mệnh đề sau và cho biết mệnh đề đó đúng hay sai: - H3: Ví dụ 6: Viết mệnh đề phủ định của mệnh đề sau và xác định tính đúng, sai của nó. - H4: Luyện tập 6: Trong tiết học môn Toán, Nam phát biểu: “Mọi số thực đều có bình phương khác 1”. Mai phát biểu: “Có một số thực mà bình phương của nó bằng 1”. a) Hãy cho biết bạn nào phát biểu đúng. b) Dùng kí hiệu để viết lại các phát biểu của Nam và Mai dưới dạng mệnh đề. c) Sản phẩm: 5. Mệnh đề có chứa kí hiệu ", Kí hiệu đọc là "với mọi" Kí hiệu đọc là " tồn tại". - Câu “Mọi số thực đều có bình phương không âm” là một mệnh đề đúng. Câu “Có một số hữu tỉ mà bình phương của nó bằng 2” là một mệnh đề sai. Luyện tập 5: Mệnh đề có thể phát biểu là: “Mọi số thực đều có bình phương cộng với 1 nhỏ hơn hoặc bằng 0”. Mệnh đề sai do nên Xét mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu. 1.1=1 2.1=2 3.1=3 4.1=4 Không đúng. Có một số tự nhiên nhân với 1 không bằng chính nó. Mọi số tự nhiên nhân với 1 đều bằng chính nó. Mệnh đề “ Có một số tự nhiên nhân với 1 không bằng chính nó” là phủ định của mệnh đề “Mọi số tự nhiên nhân với 1 đều bằng chính nó”. Như vậy mệnh đề phủ định của mệnh đề là mệnh đề . Ví dụ 6: - Mệnh đề P có thể phát biểu là: “Tồn tại một số thực mà bình phương của nó cộng với 1 bằng 0”. Phủ định của mệnh đề P là: “Không tồn tại một số thực mà bình phương của nó cộng với 1 bằng 0”, tức là “Mọi số thực đều có bình phương cộng với 1 khác 0”. - Ta có thể viết mệnh đề phủ định của là . Mệnh đề phủ định này đúng. Luyện tập 6: a) Bạn Nam phát biểu đúng do tồn tại số thực để. b) Phát biểu của Nam dưới dạng mệnh đề: . Phát biểu của Mai dưới dạng mệnh đề (đây là mệnh đề phủ định của P): d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - GV hướng dẫn học sinh đọc, phân tích ví dụ từ đó đưa ra kết luận. - Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm làm Luyện tập 5, Ví dụ 6, Luyện tập 6. Thực hiện - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tương ứng - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn . Báo cáo thảo luận - Đại diện học sinh trình bày kết quả Luyện tập 5, Ví dụ 6, Luyện tập 6 - HS khác theo dõi nhận xét, hoàn thiện sản phẩm. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo - Chốt kiến thức. Tiết 4: 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: HS biết áp dụng các kiến thức đã học vào các dạng bài tập xác định được mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề chứa kí hiệu với mọi, tồn tại; phát biểu được các mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương, mệnh đề chứa kí hiệu với mọi, tồn tại; biết xét tính đúng sai của các loại mệnh đề. b) Nội dung: PHIẾU HỌC TẬP 1 1.1. Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề? a) Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới; b) Bạn học trường nào? c) Không được làm việc riêng trong trường học; d) Tôi sẽ sút bóng trúng xà ngang. 1.2. Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau: a) ; b) Phương trình có nghiệm; c) Có ít nhất một số cộng với chính nó bằng 0; d) 2022 là hợp số. 1.3. Cho hai câu sau: P: “Tam giác ABC là tam giác vuông”; Q: “Tam giác ABC có một góc bằng tổng hai góc còn lại”. Hãy phát biểu mệnh đề tương đương xét tính đúng sai của mệnh đề này. 1.4. Phát biểu mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề sau và xác định tính đúng sai chúng. P: “Nếu số tự nhiên n có chữ số tận cùng là 5 thì n chia hết cho 5”; Q: “Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau”. 1.5. Với hai số thực a và b, xét các mệnh đề và. a) Hãy phát biểu mệnh đề . b) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề ở câu a. c) Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề ở câu a và câu b. 1.6. Xác định tính đúng sai của mệnh đề sau và tìm mệnh đề phủ định của nó. Q: “, n chia hết cho n+1”. 1.7. Dùng kí hiệu để viết các mệnh đề sau: P: “Mọi số tự nhiên đều có bình phương lớn hơn hoặc bằng chính nó”; Q: “ Có một số thực cộng với chính nó bằng 0”. c) Sản phẩm: học sinh thể hiện trên bảng nhóm kết quả bài làm của mình 1.1. Câu a) “Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới.” là mệnh đề . Câu b) là câu nghi vấn; Câu c) là câu cầu khiến; Câu d) là câu khẳng định chưa xác định được tính đúng sai. 1.2. a) Mệnh đề đúng do và nên . b) Vì phương trình có nghiệm hữu tỉ nên mệnh đề là đúng. c) Do tồn tại số thực 0 để 0 + 0 = 0 nên mệnh đề đúng. d) Ta có: nên là hợp số hay mệnh đề đã cho là đúng. 1.3. Mệnh đề đúng 1.4. Mệnh đề đảo của P: “Nếu số tự nhiên chia hết cho thì có chữ số tận cùng là ”. Mệnh đề sai vì số nguyên cũng có thể có chữ số tận cùng là . - Mệnh đề đảo của Q: “Nếu tứ giác có hai đường chéo bằng nhau thì tứ giác là hình chữ nhật”. Mệnh đề sai (không thỏa mãn dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật). 1.5. a) Mệnh đề : “Nếu thì ”. b) Mệnh đề đảo : “Nếu thì ”. c) Mệnh đề sai vì ví dụ có nhưng Mệnh đề đúng. 1.6. Mệnh đề Q đúng do tồn tại để chia hết cho . Mệnh đề phủ định: : “, không chia hết cho ”. 1.7. d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu học tập 1 HS: Nhận nhiệm vụ, Thực hiện GV: điều hành, quan sát, hỗ trợ HS: 4 nhóm tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận thực hiện nhiệm vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm. Báo cáo thảo luận Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề Đánh giá, nhận xét, tổng hợp GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG. a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết bài toán về mệnh đề trong thực tế b) Nội dung: PHIẾU HỌC TẬP 2 Vận dụng 1: Tại Tiger Cup 98 có bốn đội lọt vào vòng bán kết: Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Trước khi thi đấu vòng bán kết, ba bạn Dụng, Quang, Trung dự đoán về thứ hạng của bốn đội Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia như sau: Dung: Singapore nhì, còn Thái Lan ba. Quang: Việt Nam nhì, còn Thái Lan tư. Trung: Singapore nhất và Indonesia nhì. Kết quả, mỗi bạn dự đoán đúng một đội và sai một đội. Hỏi mỗi đội đã đạt giải mấy? c) Sản phẩm: Sản phẩm trình bày của cá nhân/ nhóm học sinh d) Tổ chức thực hiện Chuyển giao - GV phát phiêu học tập số 2 sau tiết thứ 3 của bài Thực hiện - HS làm bài tập ở nhà Báo cáo thảo luận - Học sinh nộp sản phẩm cho GV vào tiết sau. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV nhận xét bài làm của học sinh thông qua sản phẩm nộp. Chữa bài cho học sinh vào thời gian thích hợp. *Hướng dẫn làm bài + Vận dụng 1 Kí hiệu các mệnh đề: là hai dự đoán của Dung ; là hai dự đoán của Quang; là hai dự đoán của Trung. Vì Dung có một dự đoán đúng và một dự đoán sai, nên có hai khả năng: Nếu d 1 đúng thì t 1 sai . Suy ra t 2 đúng . Điều này vô lý vì cả hai đội Singapore và Indonesia đều đạt giải nhì. Nếu d 1 sai thì d 2 đúng. Suy ra q 2 sai và q1 đúng. Suy ra t2 sai và t1 đúng. Vậy Singapore nhất, Việt Nam nhì, Thái Lan ba còn Indonesia đạt giải tư * Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập lý thuyết. Làm bài tập 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 Sgk/11 và các bài tập về mệnh đề trong sách bài tập Toán 10 - tập 1. Đọc trước bài "Tập hợp và các phép toán trên tập hợp " .
Tài liệu đính kèm: