I. MỤC TIÊU:
-Luyên đọc bài lòng dân
+ HS nắm được tính cách nhân vật trong vở kịch; phân vai diễn lại sinh động 1 trong 2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật.
-HS thống kê các bài HTL đã học từ tuần 1 đến tuần 9
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HĐ1 : Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn ôn tập
- Một HS đọc lại toàn bài
- Phân vai HS đọc lại toàn bài.
- Nêu nội dung chính của từng phần, nội dung chính cả bài.
- Nhận xét tính cách từng nhân vật.
Tuần 10 Buổi sáng: Thứ 2 ngày5 tháng 11 năm 2007 Tập đọc Ôn nội dung tiết 1 (SGK) I. Mục tiêu: -Luyên đọc bài lòng dân + HS nắm được tính cách nhân vật trong vở kịch; phân vai diễn lại sinh động 1 trong 2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật. -HS thống kê các bài HTL đã học từ tuần 1 đến tuần 9 II. Hoạt động dạy và học HĐ1 : Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn ôn tập - Một HS đọc lại toàn bài - Phân vai HS đọc lại toàn bài. - Nêu nội dung chính của từng phần, nội dung chính cả bài. - Nhận xét tính cách từng nhân vật. HĐ3: HS phân vai diễn lại vở kịch Hình thức theo nhóm HĐ 4: Tổ chức thi giữa các nhóm HĐ 5:Lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9. III- Củng cố,dặn dò: GV nhận xét đánh giá ______________________________ Toán Tiết 46 : Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: -Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân; đọc, viết sô thập phân. -So sánh số đo độ dài. -Chuyển số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước. -Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số” II. Các hoạt động dạy và học A-Kiểm tra bài cũ: Viết số thích hợp vào ô trống: 3 km 5m =.km ; 6m 7 dm = m ; 16m4cm =..m 2 tấn 7kg = tấn ; 5 tạ 9kg = ..tạ ; 86005 m2 = ha B-Dạy bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong vở bài tập. HĐ 3: Chấm chữa bài Lưu ý: Bài tập 4. HS có thể làm theo 2 cách. III- Củng cố dặn dò: - Về nhà ôn tập các kiến thức đã học về số thập phân, giải bài toán có liên quan đến “ rút về đơn vị “ hoặc “ tìm tỉ số” _____________________________ Tiếng anh ( GV chuyên dạy) ______________________________ Khoa học Phòng tránh tai nạn giao thông Đường bộ I. Mục tiêu: Giúp HS Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ. Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ. Luôn có ý thức chấp hành luật giao thông . cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy và học Hình minh họa trong SGK III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại? - Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì? - Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẽ, tâm sự? B.Bài mới HĐ1 :Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn giao thông - HS kể các nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà các em biết. HĐ2 : Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó. HS thảo luận theo nhóm 4 + HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 40 để thảo luận: Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông. Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó? Hậu quả của vi phạm đó là gì? Qua những vi phạm về giao thông em có nhận xét gì? HĐ 3: Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 6. + HS quan sát hình vẽ minh họa trang 41 SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đố tìm thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông. HĐ4 : HS thực hành đi bộ an toàn III. Củng cố dặn dò - Luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và đọc lại những phần đã học để chuẩn bị ôn tập. ____________________________ Buổi chiều: Đạo đức* Tình bạn (Tiếp theo) I-Mục tiêu: -Tự nhận xét đượcnhững hành vi,việc làm của mình đối với bạn. -Thực hiện được những hành vi,việc làm tốt dành cho bạn. -Yêu quý,tôn trọng,đoàn két với bạn bè. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Vì sao chúng ta cần phải đối xử tốt với bạn bè? -Chúng ta cần cư xử như thế nào với bạn bè? -Em đã làm được những việc gì tốt với bạn bè của mình chưa? B-Bài mới: HĐ 1:Bày tỏ thái độ: HS thảo luận theo nhóm 4 để hoàn thành bài tập: Hãy ghi vào...chữ Đ trước ý kiến đồng ý mà em cho là đúng,chữ K trước ý kiến mà em không đồng ý. -Chỉ cư xử tốt với bạn khi bạn đã cư xử tốt với mình. -Cần đối xử tốt với bạn bè mà không phân biệt nam-nữ. -Người nghèo cũng có thể là bạn tốt của nhà giàu. -Chỉ có bạn bè cùng lớp mới có tình bạn đẹp. -Chỉ nhận sự giúp đỡ của bạn khi mình có khả năng giúp bạn. -Cần đối xử tốt với bạn bè mà không phân biệt xa hay gần. HĐ 2:Giúp bạn lớp mình -Các nhóm HS thảo luận với nhau +Trong lớp mình bạn nào khó khăn cần được giúp đỡ(về học tập,sinh hoạt,cuộc sống...) +Các em có thể giúp những bạn đó như thế nào? -Đại diện các nhóm trình bày -GV kết luận. HĐ 3:Báo cáo kết quả sưu tầm. -GV tổ chức cho HS lần lượt báo cáo kết quả sưu tầm:ca dao,tục ngữ,bài thơ,bài hát,mẫu chuyện... về tình bạn -Sau mỗi nội dung trình bày,ban có thể nêu câu hỏi”Bạn hiểu câu tục ngữ,ca dao đó như thế nào?” -GV tổng kết. III-Củng cố,dặn dò: -Thực hiện việc giúp đỡ bạn trong lớp gặp khó khăn. -Các tổ lập danh sách những bạn trong lớp cùng ngày sinh để cả lớp chúc mừng. _________________________ Kỹ thuật* Bày, dọn bưã ăn trong gia đình I. Mục tiêu: HS biết: -Cách bày dọn, dọn bữa ăn ở gia đình - Có ý thức giúp gia đình bày ,dọn trước và sau bữa ăn II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh ảnh kiểu bày món ăn III. Hoạt động dạy và học: *Hoạt động1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn -HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục a (SGK) Thảo luận câu hỏi: ? Nêu mục đích của việc bày món ăn ? ?Tác dụng của vịêc bày món ăn ? ? Khi bày món ăn dụng cụ bày các món ăn cần đảm bảo các yêu cầu nào ? *Hoạt động 2:Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn ?Nêu mục đích ,cách thu dọn bữa ăn ở gia đình? -HS đọc nội dung hướng dẫn cách thu dọn bữa ăn SGK GV lưu ý: Công việc thu dọn bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người đang còn ăn III. Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học và động viên HS giúp đỡ gia đình _______________________________ Luyện toán: Luyện tập viết số đo độ dài,khối lượng,diện tích dưới dạng số thập phân. I-Mục tiêu: Giúp HS ôn: -Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài;khối lượng;diện tích. -Luyện viết các đơn vị đo đọ dài;khối lượng;diện tích dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1:Ôn lại hệ thống đo độ dài,khối lượng,diện tích. HĐ 2:HS làm bài tập: Bài 1:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. a) 12m 8 dm = ... m b)1 kg 725 g = ... kg 26 m 8cm = ... m 2 tấn 64 kg = ...tấn 45 mm = ... m 64 g = ... kg c)15735 m2 = ... ha 2,7 dm2 = ...dm2...cm2 Bài 2:Viết các số đo dưới dây theo thứ tự từ bé đến lớn: 8,62 m; 82,6 dm; 8,597 m; 860 cm; 8m 6cm; Bài 3:Một ô tô đi 54 km cần có 6 lít xăng.Hỏi ô tô đi hết quảng đường dài 216 km thì cần bao nhiêu lít xăng? Bài 4:Một vườn cây hình chữ nhật có chu vi là 0,48 km và chiều rộng bằng chiều dài.Hỏi diện tích vườn cây bằng bao nhiêu mét vuông,bao nhiêu héc ta? HĐ 3:Chữa bài. III-Củng cố: -Ôn lại các đơn vị đo độ dài;khối lượng;diện tích đã học _____________________________________________________________ Thứ 3 ngày6 tháng 11 năm 2007 Buổi sáng: Thể dục (Bài 19) Động tác vặn mình Trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn” I. Mục tiêu - Học động tác vặn mình. HS thực hiện cơ bản đúng động tác. - HS chơi trò chơi “ Ai nhanh ai khéo” . Yêu cầu chơi đúng luật và tự giác tích cực. II. Địa điểm và phương tiện Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn nơi tập luyện. Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân chơi cho chơi trò chơi. III. Hoạt động dạy và học Phần mở đầu - GV phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học - Khởi động tại chỗ: Chạy chậm theo địa hình tự nhiên - Đứng tại chỗ khởi động các khớp . 2. Phần cơ bản HĐ1 :Ôn tập 3 động tác Vươn thở, tay và chân. HĐ2 :Học động tác vặn mình: 3- 4 lần mỗi lần 2 nhịp - GV nêu động tác , sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác cho HS tập theo. HĐ3: Ôn 4 động tác thể dục đã học HĐ4 :Chơi trò chơi “Ai nhanh ai khéo “ 3. Phần kết thúc - HS tập một số động tác thả lỏng - GV nhận xét , đánh giá kết quả bài tập. __________________________ Toán Tiết 48: Cộng hai số thập phân I. Mục tiêu Giúp HS: Biết thưc hiện phép cộng hai số thập phân. Biết giải bài toán có liên quan đến phép cộng hai số thập phân. II. Các hoạt động dạy và học HĐ1 :Giới thiệu bài HĐ2 : Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân. a) Hình thành phép cộng hai số thập phân VD1 : GV vẽ đường gấp khúc như trong SGK. Hỏi: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABC ta làm thế nào? ( 1, 84m + 2,45m =? ) Thảo luận theo nhóm đôi tìm cách tính tổng đó. b) Giới thiệu kĩ thuật tính + Đặt tính + Tính + Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. VD2 :Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính. c) Ghi nhớ - HS nêu cách thực hiện phép cộng. HĐ3 :Luyện tập HS làm bài tập 1, 2, 3 trong vở bài tập. HĐ4 :Chấm chữa bài III-Củng cố dặn dò: -Học thuộc quy tắc cộng hai số thập phân. -Biết vận dụng làm bài tập S ________________________________ Luyện từ và câu Ôn nội dung tiết 4( SGK) I. Mục tiêu - Hệ thống vốn từ ngữ ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ ) gắn với các chủ điểm đã học trong tuần 9. - Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với chủ điểm. II. Hoạt động dạy và học HĐ1 :GV giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn giải bài tập - HS làm bài tập 1 trong vở bài tập + HS thảo luận theo nhóm để điền vào bảng ôn tập Việt Nam- Tổ quốc em Cánh chim hòa bình Con người với thiên nhiên Danh từ Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non. Hòa bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống.. Bầu trời, biển cả, sông ngòi, Động từ, tính từ Bảo vệ. Giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, . Bao la, vời vợi, mênh mông, bát gát, xanh biếc Thành ngữ, Tục ngữ Quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn, giang sơn gấm vóc,. Bốn biển một nhà, Lên thác xuống gềnh, Góp gió thành bão,Muôn hình muôn vẻ, Bài tập 2.Thực hiện tương tự như bài tập 1. HĐ4 :Củng cố dặn dò GV nhận xét __________________________ Lịch sử Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập I. Mục tiêu Sau bài học HS nêu được: Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đinh ( Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập Đây là sự kiện lịch sử trọng đại , khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2 tháng 9 trở thành Quốc khánh của dân tộc ta. II. Đồ dùng dạy học Các hình ảnh trong SGK. Vở bài tập của HS. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ - Hãy tường thuật lại cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội ngày 19- 8- 1945 . - Thắng lợi Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta? Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2 :Quang cảnh Hà Nội ngày 2- 9- 1945. - HS làm việc theo cặp miêu tả quang cảnh thủ đô Hà Nội vào ngày 2-9- 1945. HĐ3 :Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Buổi lễ bắt đầu khi nào? + Trong buổi lễ, diễn ra các sự việc chính nào? + Buổi lễ kết thúc ra sao? + Khi đang đọc bản tuyên ngôn độc lập, Bác ... nôngnghiệp,ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. -Nêu được đặc điểm của cây trồng nước ta: đa dạng, phong phú trong đó lúa gạo là cây trồng nhiều nhất. II. Đồ dùng dạy học. -Lược đồ nông nghiẹp Việt Nam III. Hoạt dộng dạy và học: Kiểm tra bài cũ + Nước ta có bao nhiêu dân tộc?Dân tộc nào có số dân đông nhất?phân bố chủ yếu ở đâu?các dân tộc ít người sinh sống ở đâu? Bài mới HĐ1 : Giới thiệu bài HĐ2 : Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt - HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam: + Nêu tác dụng của bản đồ. + Nhìn trên lược đồ thấy kí hiệu cây trồng nhiều hơn hay kí hiệu con vật nhiều hơn? + Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp? HĐ3 :Tìm hiểu các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt nam. HS hoàn thành bài tâp 2 trong vở bài tập H Đ4 : Tìm hiểu giá trị của lúa gạo và cây trồng công nghiệp lâu năm. - HS trao đổi về các vấn đề sau: + Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng? + Em biết gì về tình xuất khẩu lúa gạo ở nước ta? + Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới? + Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên? + Em biết gì về giá trị xuất khẩu của các loại cây này? + Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta? HĐ5 : Sự phân bố cây trồng ở nước ta - HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng ở Việt Nam. HĐ6 : Ngành chăn nuôi ở nước ta + Kể tên một số vật nuôi ở nước ta? + Trâu bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào? + Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc? IV- Củng cố dặn dò: - GV tổng kết tiết học -HS học thuộc ghi nhớ trong SGK. __________________________ Âm nhạc (GV chuyên dạy) __________________________ Buổi chiều: Luyện Tiếng Việt (Cô Lê Thuỷ dạy ) Luyện tập văn tả cảnh Đề bài:Tả cảnh trường em trong giờ ra chơi. I-Mục tiêu:HS viết được một bài văn tả cảnh ra chơi hoàn chỉnh. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1:Giới thiệu bài. HĐ 2:Hướng dẫn HS làm bài. a)Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài,tìm ý,lập dàn ý. -Xác định y/c của đề bài. +Em cho biết đề bài thuộc kiểu nào? +Đối tượng em sẽ chọn tả là gì? +Nội dung trọng tâm của bài là gì? +Em tả cảnh đó nhằm mục đích gì? -Tìm ý và lập dàn ý. b)Hướng dẫn HS viết bài: -Mở bài:Có thể giới thiệu luôn giờ ra chơi ở sân trường hoặc nói về cảnh vật,kỉ niệm tuổi thơ...rồi mới giới thiệu cảnh trường trong giờ ra chơi. Thân bài:Cùng tả đặc điểm cảnh trường ở một thời điểm trước,trong và sau giờ ra chơi Kết bài:Nói về tình cảm của em trong giờ chơi rồi liên hệ thực tế hoặc chỉ liên hệ tình cảm của em. c)Hướng dẫn HS đọc lại,sửa lỗi và hoàn chỉnh bài làm. III-Củng cố,dặn dò:-GV nhận xét tiết học -Những em chưa hoàn chỉnh về nhà bổ sung. ___________________________ Tiếng anh ( GV chuyên dạy) __________________________ Tin học (GV chuyên dạy ) _______________________________ Mỹ thuật ( GV chuyên dạy ) _____________________________________________________________ Thứ 5 ngày 8 tháng 11 năm 2007 Buổi sáng: Tập đọc Thi định kì đọc lần 1 Bài kỳ diệu rừng xanh I-Mục tiêu: -Kiểm tra lấy điểm tập đọc bài kì diệu rừng xanh ,kết hợp kĩ năng đọc hiểu. -Phát âm rõ,tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút;biết ngừng nghỉ sau các dấu câu,giữa các cụm từ,biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1:Giới thiệu bài:Ôn tập,củng cố kiến thức và kiểm tra đọc. HĐ 2:Kiểm tra tập đọc -Từng HS lên bảng đọc bài -HS đọc trong SGK từng đoạn hoặc cả bài. -GV đật câu hỏi về đoạn bài vừa đọc. -GV đánh giá cho điểm: Theo biểu chấm đã thông nhất trong khối (HS nào chưa đạt y/c,GV cho HS về nhà luyện đọc lại và kiểm tra vào tiết sau) III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận¯4ét tiết học -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc. _________________________ Toán Tiết 49 : Tổng của nhiều số thập phân I. Mục tiêu - Giúp HS: + Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân. + Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân. + Biết sử dụng các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2. III. Hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm a) 12, 34 + 12, 66 .. 12,66 + 12,34 b) 56,07 + 0,09 .. 52,39 + 4,09 c) 15,82 + 34,57 .. 21,78 + 23,98 B. Dạy học bài mới HĐ1 : Giới thiệu bài HĐ2 :Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân a) Ví dụ 1: HS đọc bài toán, tóm tắt và nêu phép tính . 27,5 +36,75 + 14,5 - HS tự làm bài theo những hiểu biết của bản thân các em. - GV nêu cách tính tổng nhiều số thập phân. - HS thực hiện phép tính trên. b) Bài toán. HS nêu cách tính chu vi hình tam giác và thực hiện phép tính. + HS nhắc lại cách tính tổng của nhiều số thập phân. HĐ3 : Luyện tập thực hành HS làm bài tập 1, 2, 3 trong vở bài tập HĐ4 :Chấm chữa bài - Lưu ý : + Bài tập 2. HS rút ra được phép cộng số thập phân cũng có tính chất giao hoán như phép cộng số tự nhiên. + Bài tập 3. Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính theo cách thuận tiện. IV-Củng cố dặn dò: GV tổng kết tiết học ___________________________ Luyện từ và câu Ôn nội dung tiết 6( SGK) I-Mục tiêu: -Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ:từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ đồng âm,từ nhiều nghĩa. -Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1:Kiến thức cần nhớ: -HS nhắc khái niệm về từ đồng nghĩa,trái nghĩa,từ đồng âm,từ nhiều nghĩa. -HS tự lấy VD;đặt câu với những từ vừa lấy. -GV và cả lớp nhận xét. HĐ 2:HS làm bài tập trong VBT. HĐ 3:Chữa bài. Bài 1:Các từ cần điền:bưng,mời,xoa,làm. Bài 2: Các từ trái nghĩa cần điền: no;chết;bại;đậu,đẹp. Bài 3,4:-HS nêu câu mình đã đặt,đọc to trước lớp. -Cả lớp và GV nhận xét. III-Củng ccó,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Trò chơi: Đặt câu nhanh,đúng,hay. ________________________ Kể chuyện Ôn nội dung tiết5( SGK) I.Mục tiêu: -Tiép tục ôn tập và luyện đọc thuộc lòng cho HS -Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch lòng dân,diễn lại sinh độngtrong 2 độan của vở kịch Lòng dân. II. Hoạt động dạy và học: *Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng *Hoạ động2:Hướng dẫn HS thực hành bài tập 2 HS đọc thầm vở kịch Lòng dân ? Nêu tính cách của từng nhân vật trong từng vở kịch -Đại diện từng nhóm lên lên đống vai và diễn kịch - Cả lớp bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất,diẽnn viên giỏi nhất III. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học __________________________ Buổi chiều: Toán Tiết 50: Ôn tập I-Mục tiêu Giúp HS củng cố về: -Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân; đọc, viết số thập phân. -So sánh số đo độ dài. -Chuyển đổi số đo độ dài , số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước. -Giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số” II. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ Viết các số đo vào chỗ trống: a) 3 km 5m = km b) 7kg 4g = ..kg c) 4ha 430 m2 = ..ha 6m 7dm = m 2tấn 7 kg = .tấn 86 005m2 = ..ha Bài mới HĐ1 :Giới thiệu bài HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập HS làm bài tập 1, 2 ,3 , 4 trong vở bài tập ( Trang 59-60) HĐ3 : Chấm chữa bài Bài tập 4. Cho HS làm bằng 2 cách. III-Củng cố,dặn dò: - Ôn tập các kiến thức đã học về số thập phân; giải bài toán có liên quan đến” rút về đơn vị” hoặc” tìm tỉ số” . HS về nhà làm bài tập thêm Bài 1:Đặt tính rồi tính. 34,76 + 57,19 ; 19,4 +120,41 0,345 + 9,23 ; 104 +27,67 Bài 2:Tính theo cách thuận tiện nhất. 2,8 +4,7 +7,2 +5,3. 12,34 +23,84 +7,66 +32,16. 45,09 + 56,73 +54,91 +43,27. 12,23 + 24,47 +31,18 +63,3 + 68,82. Bài 3:Có 3 thùng đựng dầu.Thùng thứ nhất có 10,5 lít,thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 3 lít,số lít dầu ở thùng thứ ba bằng trung bình cộng của số lít dầu trong hai thùng đầu.Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu? HĐ 2:Chữa bài. -HS chữa bài. -GV và cả lớp nhận xét. __________________________ Khoa học Ôn tập: Con người và sức khỏe(tiết 1) I. Mục tiêu Giúp HS: Xác định được giai đoạn tuổi dậy thì ở con trai và con gái trên sơ đồ phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. Khắc sâu được đặc điểm tuổi dậy thì. Ôn tập các kiến thức về sự sinh sản ở người và thiên chức người phụ nữ. Viết được sơ đồ thể hiện cách phòng tránh các bệnh: Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/AIDS. II. Đồ dùng dạy và học Vở bài tập khoa học lớp 5. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ + Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông? + Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào? 2.Dạy học bài mới HĐ1: Ôn tập về con người + HS hoàn thành bài tập 1 trong vở bài tập Hãy vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì của con trai và con gái. + Bài tập 2,3: HS làm vào vở bài tập. + HS thảo luận để ôn lại các kiến thức bằng hệ thống câu hỏi sau: ? Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới? Nữ giới? ? Hãy nêu sự hình thành một cơ thể con người? ? Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ? III- Củng cố dặn dò Tiếp tục ôn ở nhà cách phòng tránh một số bệnh. _____________________________ Chính tả (nghe-viết) Ôn nội dung tiết 2 (SGK) Nỗi niềm giữ nước,giữ rừng. I-Mục tiêu: -Nghe và viết đúng chính tả bài Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. -Ôn tập cách viết dấu thanh đã học. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -HS nhắc lại cách viết dấu thanh trong tiếng có chứa yê âm cuối. -HS lên bảng ghi 3 tiếng có chứa ươ,uô,ua.GV nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh. B-Bài mới: HĐ 1:Giới thiệu bài: HĐ 2:Hướng dẫn chính tả. -GV đọc bài chính tả sẽ viết trong SGK. -Viết đúng các tiếng khó:ghềnh,cầm trịch,canh cánh. HĐ 3:Viết chính tả-Chấm ,chữa bài chính tả. -GV đọc từng câu cho HS viết. -GV đọc để HS soát lỗi -GV chấm một số bài. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Lưu ý những từ HS dễ viết sai. ____________________________ Tập làm văn Ôn nội dung tiết 8 (SGK) Đề bài:Tả cảnh ngôi trường đã từng gắn bó với em. I-Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả cảnh trường hoàn chỉnh. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1:Giới thiệu bài HĐ 2:Hướng dẫn HS làm bài. *Hướng dẫn HS xác định y/c của đề bài -Em hãy cho bíêt đề bài thuộc kiểu nào? -Đối tượng em chọn tả là gì? -Nội dung trọng tâm của đề bài là gì? -Em tả cảnh đó nhằm mục đích gì? *Tìm ý,lập dàn ý. HĐ 3:Hướng dẫn HS viết bài. HĐ 4:Hướng dẫn HS đọc , sữa lỗi và hoàn chỉnh bài làm -Bài văn đã giúp người đọc hình dung cảnh trường em tả chưa? -Bài văn đã có bố cục ba phần rõ ràng chưa? -Trình tự miêu tả từng phần đẫ hợp lí chưa? -Trong bài đã có những hình ảnh nhân hóa,so sánh chưa? IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Về nhà hoàn chỉnh tiếp bài viết. ___________________________ Thứ 6,ngày 9 tháng 11 năm 2007 Thi định kỳ lần I (Toán và Tiếng việt) _____________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: