Giáo án trọn bộ môn Giáo dục công dân Lớp 10

Giáo án trọn bộ môn Giáo dục công dân Lớp 10

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức.

- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học.

- Nhận biết được nội dung cơ bản của CNDV và CNDT.

2. Về kĩ năng.

Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm.

3. Về thái độ.

Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

 

docx 73 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ môn Giáo dục công dân Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 - Tiết 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG 
PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của CNDV và CNDT.
2. Về kĩ năng.
Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm.
3. Về thái độ.
Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách TH Mác-Lênin, bài tập tình huống GDCD 10
- Những nội dung có liên quan đến bài học
III. Tiên trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
	Kiểm tra sách, vở và đồ dùng phục vụ học tập bộ môn.
3. Học bài mới.
	CMác cho rằng: Không có triết học thì không thể tiến lên phía trước. Vậy triết học có vai trò gì đối với cuộc sống. Để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ học bài...
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 
 ? Theo em con người muốn nhận thức và cải tạo TG thì phải làm gì?
 Muốn nhận thức và cải tạo TG con người đã x.dựng nên nhiều môn KH
 ? Vậy các môn KH đều ng.cứu về một lĩnh vực hay không?
 ? Em hãy lấy VD về đối tượng ng.cứu của mỗi môn KH cụ thể?
 Như vậy TH là một môn KH trong những môn khoa học mà con người đã x.dựng nên.
 ? Vậy TH có phải là một môn KH ng.cứu một lĩnh vực cụ thể không?
 ? Vậy đối tượng ng.cứu của TH là gì?
 ? Em hãy SS đ.tượng ng.cứu của TH với các môn KH cụ thể.
 ? Từ đ.tượng ng.cứu của TH, theo em TH có vai trò gì đối với con người?
 ? Em hiểu thế nào là TGQ và PPL?
TGQ = là q.niệm của con người về TG (n.thức thế giới 1 cách kq)
 PPL = là lý luận về PP ng.cứu (con đường nhận thức)
 Vậy để hiểu được thế nào là TGQ DV và TGQ DT. Chunga ta đi tìm hiểu nội dung vấn đè cơ bản của triết học.
 Lưu ý: DV = V.chất quyết định
 DT = ý thức quyết định
 Cho HS đọc phần “b” trang 5 và 6
 ? Nội dung vấn đề cơ bản của TH gồm mấy mặt? (Gồm hai mặt)
 ? Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi gì?
 ? Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi gì?
 ? Vậy làm thế nào để phân biệt đâu là TGQ DV và đâu là TGQ DT?
 Người ta căn cứ vào cách trả lời cho hai câu hỏi trên để phân biệt.
 ? TGQ DV trả lời cho hai câu hỏi trên như thế nào?
 ? TGQ DT trả lời cho hai câu hỏi trên như thế nào?
 VD: Con chim bay từ đó con người sáng chế ra chiếc máy bay.
 ? Từ VD này VC và YT cái nào có trước cái nào có sau, khả năng cua con người ra sao?
 ? Vậy theo em thế giới quan nào mang tính khoa học?
1. Thế giới quan và phương pháp luận.
a. Vai trò của TGQ, PPL của triết học.
- Mỗi môn khoa học cụ thể chỉ đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực nhất định nào đó.
VD: 
+ LS: ng.cứu lịch sử của 1 dân tộc, quốc gia và của xã hội
 + Đ.lí: ng.cứu ĐK tự nhiên, m.trường...
 +V.học: ng.cứu hình tượng, ngôn ngữ...
- Triết học ng.cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
- Đối tượng ng.cứu của TH: là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và trong 
lĩnh vực tư duy.
- KN TH: là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- SS ĐT ng.cứu TH với các môn KH cụ thể
+ Giống: ng.cứu vận động, phát triển của TN, XH và TD.
+ Khác: 
. TH: có tính khái quát, toàn bộ TG VC 
. Các môn KH: có tính chất riêng lẻ của từng lĩnh vực.
- Vai trò TH: là TGQ, PPL chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
b. TGQ DV và TGQ DT
- TGQ = quan niệm của con người về thế giới
+ DV = V.chất quyết định
+ DT = Ý thức quyết định
- ND vấn đề cơ bản của TH:
+ Mặt 1: VC – YT cái nào có trước-sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt 2: Con người có thể nhận thức được thế giới không?
- TGQ DV: VC có trước YT, quyết định ý thức và con người có thể nhận thức được TG.
- TGQ DT: YT có trước VC, quyết định VC và con người không có khả năng nhận thức được thế giới.
Như vậy: TGQ DV là đúng và có vai trò phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với tự nhiên và xã hội.
4. Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
- Cho học sinh trả lời và làm bài tập trong SGK.
5. Dăn dò nhắc nhở.
Về nhà làm bài tập, học bài cũ và chuẩn bị mới trước khi đến lớp.
Bài 1 - Tiết 2: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG
 PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
- Nhận biết được thế nào là PPL biện chứng và PPL siêu hình.
- Nắm được sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ DV và PPL BC.
2. Về kĩ năng.
Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của PP BC và PP SH.
3. Về thái độ.
Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách TH Mác-Lênin
- Phiếu học tập
- Những nội dung có liên quan đến bài học
III. Tiên trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
	? Nội dung cơ bản của TH gồm mấy mặt?
	? Làm cách nào để phân biệt TGQ DV với TGQ DT?
3. Học bài mới
	Giờ trước chúng ta đã khẳng định TGQ DV mang tính khoa học. Vậy giữa PPL BC và PPL SH PP nào mang tính khoa. Tại sao CNDV BC lại là sự thống nhất giữa TGQ DV và PPL BC.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt

 Để hiểu được thế nào là PPL BC và thế nào là PPL SH chúng ta phải nắm được thế nào là PP và PPL
 ? Em hiểu thế nào là PP và PPL?
Gìơ trước chúng ta đã khẳng định TGQ DV là đúng mang tính khoa học, nâng cao vai trò của con người trước TN và XH. Vậy PPL BC và PPL SH thì PP nào mang tính khoa học. Chúng tìm hiểu 2 VD trng SGK trang 8.
“Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”
VD đã chỉ ra yếu tố vận động, phát triển không ngừng và mối liên hệ ràng buộc nhau.
 “Cơ thể con người giống như một cỗ máy...”
 VD chỉ ra một cách máy móc, cô lập không có sự vận động và phát triển.
 ? Vậy theo em PP nào mang tính khoa học và đúng đắn giúp con ngưòi trong nhận thức và cải tạo thế giới?
 Suy cho cùng PPL BC và PPL SH đều là kết quả nhận thức của con người. Nhưng do hạn chế của nó PPL SH không đáp ứng được nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn
Lập bảng so sánh
 Cho học sinh đọc hai VD trong SGK trang 9 và điền vào bảng (lập sẵn) hoặc phát phiếu học tập cho từng nhóm.
 ? Thông qua bảng tại sao CN DVBC là sự thống nhất giữa TGQ DV và PPL BC. 
1. Thế giới quan duy vật và PPL biện chứng.
c. PPL biện chứng và PPL siêu hình.
- PP: là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
- PPL: là khoa học về phương pháp nghiên cứu.
- PPL biện chứng:
+ N.thức SV-HT trong sự vận động và phát triển không ngừng.
+ N.thức SV-HT trong mối liên hệ, ảnh hưởng, ràng buộc nhau.
- PPL siêu hình:
+ N.thức SV-HT trong trạng thái cô lập, không có sự phát triển.
+ N.thức SV-HT không có sự ràng buộc, tách rời nhau một cách tuyệt đối.
Như vậy: PPL BC mang tính đúng đắn giúp con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
2. CNDV BC-Sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ DV và PPL BC.
TGQ
PPL
V.dụ
Các nhà DV trước C.Mác
Duy vật
Siêu hình
T.giới TN có trước nhưng c.người lại phụ thuộc vào số trời
Các nhà BC trước C.Mác
Duy tâm
Biện chứng
YT có trước VC và q.định VC
TH Mác- Lênin
Duy vật
Biện chứng
T.giới k.quan tồn tại độc lập với YT, luôn v.động và pt
- TH Mác-Lênin là sự thống nhất giữa TGQ DV và PPL BC tức là: 
+ TGQ: phải đứng trên quan điểm DVBC
+ PPL: phải đứng trên quan điểm BCDV
4. Củng cố 
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và toàn bài
- Cho học sinh lập bảng so sánh
+ So sánh giữa TGQ DV và TGQ DT

TGQ DV
TGQ DT
Q.hệ giữa VC và YT


Ví dụ


+ So sánh giữa PPL BC với PPL SH

PPL BC
PPL SH
Q.hệ giữa các SV-HT và VĐ, pt


Ví dụ


- Cho học sinh làm bài tập trong SGK
+ Bài tập 2:
+ Bài tập 3:
+ Cho HS nhắc lại sự giống-khác nhau về đối tượng ng.cứu của TH với các môn KH khác
5. Dặn dò nhắc nhở.
 Về nhà làm các bài tập còn lại, học bài cũ và chuẩn bị bài 2 trước khi đến lớp.
Bài 2 - Tiết 1: THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
 - Hiểu được giới tự nhiên tồn tại khách quan.
 - Biết được con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
2. Về kĩ năng.
 Vận dụng những kiến thức đã học từ các môn học khác để chứng minh các loài thực-động vật và con người đều có nguồn gốc từ tự nhiên.
3. Về thái độ.
 Tin tưởng vào khả năng nhận thức của con người và phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc con người.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 10
 - Sách TH Mác-Lênin
 - Những nội dung có liên quan đến bài học
III. Tiên trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Thế nào là PPL BC và thế nào là PPL SH?
 ? SS về sự khác nhau giữa TGQ DV và TGQ DT (mối quan hệ giữa VC-YT)?
3. Học bài mới
 Thế xung quanh ta là vô tận. Vậy thế giới là tự có hay do một lực lượng thần bí, thượng đế tạo ra. Con người có gốc từ đâu hay do thượng đế tạo ra. Để làm sáng tỏ vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 2 tiết một.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
 Cho học sinh đọc và suy nghĩ về các thông tin trong sách giáo khoa trang 13.
 Sau đó cho học sinh cả lớp thảo luận các câu hỏi sau
 ? Theo em giới tự nhiên bao gồm những yếu tố nào?
 ? Sự vận động và phát triển của giới tự nhiên có phụ thuộc vào ý muốn của con người không? Vì sao? Lấy ví dụ chứng minh?
 ? Em hãy chứng minh giới tự nhiên là tự có? Lấy ví dụ minh hoạ? 
 ? Em hãy cho biết vì sao nói giới tự nhiên tồn tại khách quan?
 Cho học sinh đọc phần 2 “a” trong sách giáo khoa trang 14
Truyện thần thoại “bà nữ oa” đã dùng bùn vàng đã nặn ra con người và thổi vào đó sự sống.
Theo đạo thiên chúa dùng đất sét nặn ra người đàn ông và lấy cái xương sườn thứ bảy nặn ra người đàn bà.
 ? Em có suy nghĩ gì về hai quan niệm trên?
Cho học sinh cả lớp thảo luận các câu hỏi sau
 ? Bằng kiến thức l.sử em hãy cho biết c.người có quá trình tiến hoá như thê nào?
Từ vượn => người (5 đến 7 vạn năm)
 ? Em có biết công trình khoa học nào đã khẳng định con người có ng.gốc từ đ.vật?
 ? Con người có đặc điểm gì giống và khác với động vật?
 ? Em có kết luận gì về nguồn gốc con người?
 ? Em có suy nghĩ gì về câu nói: Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội trong tính hiện thực của nó.
 ? Tại sao nói con người là sản phẩm của giới tự nhiên?
1. Giới tự nhiên tồn tại khách quan.
- Giới tự nhiên là toàn bộ thế giới v.chất
- Sự vận động và phát triển của giới tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn của con người
- Giới tự nhiên là tự có
- Mọi SV-HT trong giới tự nhiên đều có quá trình hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó
2. Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
a. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Khoa học ng.cứu loài người có nguồn gốc từ động vật (vượn cổ cách 5 đến 7 vạn năm)
- Công trình “Nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính” của Đacuyn năm 1871 đã khẳng định con người có nguồn gốc từ động vật.
- Điểm giống với động vật.(nhu cầu, tính bản năng)
- Điểm khác với động vật.
+ Đ.vật mang tính bản năng, thích nghi thụ động.
+ Con người có ý thức, ng.ngữ, tư duy và có khả nă ... i quan hệ chặt chẽ với nhau?
2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng về kinh tế giàu mạnh
- Xây dựng chế độ chính trị ổn định, phát huy được quyền làm chủ của công dân
- Xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng và tiến bộ.
- Thanh niên học sinh cần phải:
+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động
+ Tích cực rèn luyện đạo đức và lối sống
+ Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội
+ Tích cực xây dựng quê hương đất nước
+ Đấu tranh, phê phán với cái sai
3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.
- Bảo vệ tổ quốc là quyền, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân. (điều 77 - HP 92)
- Trách nhiệm của thanh niên học sinh.
+ Trung thành với tổ quốc, chế độ XHCN
+ Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức và sức khỏe
+ Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi
+ Tham gia vào hoạt động QPAN ở địa phương
+ Vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Hai nhiệm vụ chiến luộc của cách mạng Việt Nam hiện nay là xây dựng và bảo vệ tổ quốc

4. Cùng cố. 
Giáo viên cho học sinh thảo luận tình huống sau
Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong Thanh tìm mọi cách xin ở lại thành phố.
- Học sinh cùng trao đổi thảo luận
- Giáo viên nhận xét, bổ xung
5. Dặn dò, nhắc nhở.
 	Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước bài 15.
Bài 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
I. Mục tiêu bài học. 
1. Về kiến thức:
Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. Hiểu được trách nhiệm của công dân 
 2. Về kĩ năng:
Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
3. Về thái độ:
Tích cực ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
	SGK, SGV GDCD lớp 10; Thực hành GDCD 10
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. Em hãy nêu trách nhiệm của TNHS trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 
3. Học bài mới. 
Qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, các em thấy các quốc gia trên thế giới hiện nay thường quan tâm đến những vấn đề gì ? Vì sao họ lại quan tâm đến những vấn đề đó?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
 Xung quanh chúng ta là thế giới vật chất. Tài nguyên và môi trường luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
 ? Theo em môi trường bao gồm những yếu tố nào?
 ? Theo em tài nguyên được chia ra làm mấy loại? 
 ? Em có nhận xét và đánh giá gì về thực trạng MT ở nước ta hiện nay?
 ? Theo em bảo vệ môi trường là việc khắc phục mối quan hệ gì?
 ? Vậy là học sinh chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Giáo viên đưa ra số liệu sau:
Năm 1950 DS thế giới là 2,5 tỉ người
Năm 1980 DS thế giới là 4,4 tỉ người
Năm 1987 DS thế giới là 5,0 tỉ người
Năm 2006 DS thế giới là 6,6 tỉ người
 ? Qua số liệu trên em có suy nghĩ gì về vấn đề dân số?
 ? Theo em, bùng nổ dân số sẽ gây ra những hậu quả gì?
 ? Theo em, nhà nước chúng ta phải làm gì để hạn chế sự bùng nổ dân số ?
 ? Học sinh chúng ta phải làm gì để góp phần khắc phục sự bùng nổ dân số?
 Theo điều tra của tổng cục thống kê ở Việt Nam có : 16.660 trẻ vị thành niên ở tuổi 13 - 14; 125.000 em tuổi 15 - 17; 407.755 em từ 17 - 19 tuổi đã có vợ hoặc chồng.
 ? Từ số liệu nêu trên em có suy nghĩ gì về tình hình đó?
 Giáo viên đưa ra các số liệu sau: Theo ước tính của WHO đã có gần 40 triệu người trên toàn cầu nhiễm HIV trong đó 90% tập trung ở các nước đang phát triển, ở nước ta tính đến ngày 31/12/2005 đã có 104.111 người nhiễm HIV, 17.289 người bị AIDS, 10.071 đã tử vong.
 ? Em có suy nghĩ gì khi đọc thông tin trên?
 ? Em hãy kể tên những dịch bệnh hiểm nghèo?
 ? Vậy chúng ta phải làm gì để phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo?
 Các bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp cuộc sống của toàn nhân loại. Vì vậy các quốc gia, cộng đồng quốc tế và cả loài người cần phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực và của cải để ngăn chặn, đẩy lùi các bệnh hiểm nghèo.
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
a. Ô nhiễm môi trường.
- Môi trường bao gồm các: Yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển trên rừng có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Tài nguyên được chia thành:
+ Tài nguyên không thể tái tạo được
+ Tài nguyên có thể tái tạo được
+ Tài nguyên vô tận
- Thực trạng về môi trường
+ Ô nhiễm đất, nước, không khí, biển
+ Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng tăng
+ Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các loài động, thực vật bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi
b. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- BVMT: là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.
- TNHS phải:
+ Giữ gìn vệ sinh chung
 + Bảo vệ và sử dụng tiết kiện tài nguyên
+ Tham gia bảo vệ môi trường
+ Phê phán hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường.
2. Bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.
a. Sự bùng nổ dân số.
- Bùng nổ dân số: là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
- Hậu quả bùng nổ dân số: Cạn kiệt TN, ÔNMT; Kinh tế suy thoái, thất nghiệp, thất học, suy thoái nòi giống, bệnh dịch, TNXH tăng
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.
- Chấp hành luật HN-GĐ, CSDS
- Tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật HNGĐ và CSDS.
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
a. Những dịch bệnh hiểm nghèo.
Lao; ung thư; dịch tả; cúm gia cầm; sốt rét; HIV, AIDS
b. Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
- Rèn luyện sức khỏe, ăn uống điều độ, bảo vệ sức khỏe
- Sống lành mạnh, trách xa các TNXH
- Tích cực tham gia công tác tuyên truyền

4. Cùng cố. 
Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học.
5. Dặn dò, nhắc nhở.
 	Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước bài 16.
Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
	- Hiểu được sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức tiến bộ.
 2. Về kĩ năng:
Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
3. Về thái độ:
	- Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân.
	- Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân, đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi điểm tốt của người khác.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
	- SGK, SGV GDCD lớp 10. 
	- Thực hành GDCD 10
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Thế nào là bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số? 
3. Học bài mới. 
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu các giá trị đạo đức của người Việt Nam hiện nay, sau đó đặt câu hỏi: Có phải ai cùng đều có sẵn những phẩm chất đó không? để có những phẩm chất đó chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
 Giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau: cho học sinh suy nghĩ về một số đặc tính của bản thân.
- Người mà em yêu quý nhất?
- Điều quan trọng nhất mà em mong ước sẽ đạt được trong cuộc đời?
- Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm?
- Em hãy kể một vài sở thích của em?
- Môn học mà em ưa thích nhất?
- Một năng khiếu, sở trường của em?
- Những điểm em thấy tự hào, hài lòng về mình?
- Những điểm em thấy mình còn hạn chế, cần phải cố gắng hơn?
 Học sinh chia sẻ kết quả tự nhận thức về bản thân mình và sau đó so sánh với bạn xem mình có điểm gì giống và khác bạn.
 Giáo viên cho học cả lớp thảo luận các câu hỏi sau.
 ? Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
 ? Tự nhận thức đúng về mình có phải là điều dễ dàng không?
 ? Có ai chỉ toàn ưu điểm hoặc chỉ toàn điểm yếu không?
 ? Để phát triển tốt hơn, mỗi người cần phải làm gì?
 Tự hoàn thiện bản thân là quá trình phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế đồng thời học hỏi những điểm tốt của người khác. Vậy để học sinh nắm được giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi sau.
 ? Thế nào là tự hoàn thiện bản thân?
 ? Chúng ta có cần tự hoàn thiện bản thấn khồng? vì sao?
 ? Bạn ở trong lớp, (trong trường) em cho là tấm gương để em có thể học tập để tự hoàn thiện bản thân?
 Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê những yêu cầu đạo đức của xã hội đối với công dân trong giai đoạn hiện nay như: lương tâm, danh dự, trách nhiệm, yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung, khiêm tốn, trung thực, giảm dị, hòa nhập, hợp tác
 Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đối chiếu các yêu cầu đó với bản thân mình và tự đánh giá xem mình đã thực hiện tốt các yêu cầu nào, những yêu cầu nào mình còn cần phải cố gắng.
 Giáo viên tổng kết các ý kiến và kết luận về quyền và trách nhiệm tự hoàn thiện bản thân, về cách xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân.
- Khái niệm: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh, yếu của bản thân.
- Có những người thường đánh giá quá cao về mình, có những người lại mặc cảm, tự ti về khả năng của mình.
- Để phát triển tốt hơn, mỗi người cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
2. Tự hoàn thiện bản thân.
a. Thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
- Là vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng lao động, học tâp, tu dưỡng.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, học hỏi những điều hay điều tốt.
b. Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
- Xã hội ngày càng phát triển,do đó việc hoàn thiện bản thân mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi xã hội.
- Tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đìnhvà cộng đồng ngày càng tiến bộ hơn.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
a. Yêu cầu chung.
- Mỗi người đều phải phấn đấu tu dưỡng đạo đức để tự hoàn thiện bản thân mình.
- Biết nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè, gia đình, xã hội để hoàn thiện bản thân .
b. Học sinh cần phải: 
- Xác định rõ điều mình mong muốn
- Lập kế hoạch thực hiện theo mốc thời gian cụ thể.
- Xác định được những biện pháp cần làm
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn và cách vượt qua khó khăn
- Xác định được những người sẽ giúp đỡ mình
- Có quyết tâm thực hiện và biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy.
4. Cùng cố. 
Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học.
5. Dặn dò, nhắc nhở.
 	Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tron_bo_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10.docx