Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 11: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX

Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 11: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX

1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

a.Tính quy phạm

-Là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu bắt buộc phải tuân thủ đối với người viết trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam

-Cơ sở hình thành:

Xuất phát từ quan niệm của văn học trung đại:Văn chương coi trọng mục đích giáo huấn: Văn dĩ tải đạo(Văn để chở đạo lí, đạo đức), Thi dĩ ngôn chí(Thơ để nói chí).

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" (Nguyễn Đình Chiểu)

Ví dụ: Người đẹp: nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn với Tài: cầm, kì, thi, hoạ.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Anh hùng: râu hùm, hàm én, mày ngài.

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời.

Phong tư tài mạo tót vời

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Mùa xuân: hoa mai, hoa đào - chim én, cỏ non

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Mùa hè: hoa sen tàn, hoa lựu - chim quyên kêu.

Kiểu tư duy nghệ thuật: Quen phải sáng tác kiểu mẫu có sẵn đã trở thành công thức.

Nghề: ngư-tiều-canh-mục; Con vật: Long-lân-quy-phượng.

Phép đối: đối đoạn, đối ý, đối âm.

 

docx 9 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 10 - Tuần 11: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỷ X- thế kỷ XIX
Ba đặc điểm:
-Tính quy phạm và sự phá vỡ tình quy phạm
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị 
-Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài
1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
a.Tính quy phạm
-Là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu bắt buộc phải tuân thủ đối với người viết trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam
-Cơ sở hình thành:
Xuất phát từ quan niệm của văn học trung đại:Văn chương coi trọng mục đích giáo huấn: Văn dĩ tải đạo(Văn để chở đạo lí, đạo đức), Thi dĩ ngôn chí(Thơ để nói chí).
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" (Nguyễn Đình Chiểu)
Ví dụ: Người đẹp: nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn với Tài: cầm, kì, thi, hoạ.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Anh hùng: râu hùm, hàm én, mày ngài.
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu, bậc tài danh,
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
Mùa xuân: hoa mai, hoa đào - chim én, cỏ non
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Mùa hè: hoa sen tàn, hoa lựu - chim quyên kêu.
Kiểu tư duy nghệ thuật: Quen phải sáng tác kiểu mẫu có sẵn đã trở thành công thức.
Nghề: ngư-tiều-canh-mục; Con vật: Long-lân-quy-phượng.
Phép đối: đối đoạn, đối ý, đối âm.
*Biểu hiện:
Thể loại:Kết cấu định hình được quy định một cách chặt chẽ số câu trong một bài, số tiếng trong một dòng.
Thi văn liệu: Uớc lệ, công thức đã có sẵn; Sử dụng nhiều điển tích, điển cố
"Kẻ chốn Chương Đài ,người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn" (Chiều hôm nhớ nhà- Bà Huyện Thanh Quan)
Dẫn chứng tính qui phạm:
Miêu tả thế giới t/thần lí tưởng, thống nhất haì hoà khách quan, chủ quan.
* Tổ chức t/phẩm lấy hài hoà, cân đối, chắt chẽ làm nền tảng. Trong thơ thực hiện nghiêm ngặt qui tắc hiệp vần, bằng trắc, niêm, đối , cách dùng chữ, đặt câu, bố cục, cảnh – tính là đặc thù của thơ.
Tự tình 2- HXH
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khu mà cũng cốc
Chuông sầu không gõ cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mỏm mòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Thân này đâu đã chịu già tom.
Tức cảnh sinh tình. Tâm vật hô ứng. Người buồn cảnh có vui đâu bao gì.
C1, Cảnh; C2, Cảm tràn ra vật; C3,4 Tâm cảnh; C5,6 Rầu rĩ duyên phận; C7 Thời gian, không gian; C8, Ý chí, lòng khát khao trẻ mãi, tuổi xuân, cưỡng lại số mệnh.
Bài thơ khá điển hình cho tính qui phạm, bắt đầu từ CẢNH- TÂM; TÂM- CHÍ.
Cảnh tình tương sinh.
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài , người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Sự giao hoà tâm vật, tương sinh, tương thành, hô ứng. Đi từ cảnh- vật- tâm cảnh- chí.
b.Sự phá vỡ tính quy phạm:
*Cơ sở: Cá tính sáng tạo của những nghệ sỹ có tài năng thực sự.
*Biểu hiện:
- Thể loại: Từ thơ Đường tạo ra thể loại mới: có bài chỉ có 6 chữ.
- Thi văn liệu:
+ Đưa vốn thi văn liệu từ đời sống (Sự kiện, con người có thật)
+ Hạn chế dùng điển tích, điển cố, đưa lời ăn tiếng nói vào thơ ca.
*ý nghĩa:
- Đặt nền móng đầu tiên, quan trọng cho quá trình hiện đại hóa văn học.
- Góp phần làm phong phú thêm diện mạo thẩm mỹ văn học Trung đại.
- Chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào của các thế hệ nghệ sỹ.
Có ở những tác giả tài năng: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
Nguyễn Trãi
Đề tài: thiên nhiên, hình ảnh “cây chuối” gần gũi, bình dị.
Kết cấu: thất ngôn xen lục ngôn.
Điển cố: không.
Ngôn ngữ : thuần Việt
Thân em như quả mít trên cây
Vỏ nó xù xì múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Hồ Xuân Hương
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Sự phá vỡ quy phạm:
Đảo ngữ: Lao xao chợ cá, từ láy đùn đùn, đối ngẫu: lao xao >< dắng dỏi
*Một mặt vừa tuân thủ tính quy phạm mặt khác có thể phá vỡ tính quy phạm -> phát huy cá tính sáng tạo
2.Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
*Biểu hiện trang nhã:
- Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng.
Ví dụ: Chí làm trai, thiên nhiên mĩ lệ, chiến công vĩ đại, nhớ nước thương nhà.
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
- Hình tượng nghệ thuật: Hướng tới vẻ tao nhã, mỹ lệ
VD: Sông núi; người anh hùng, hoàng hôn, tiều phu, ngư ông, tiểu đồng
- Ngôn ngữ nghệ thuật: Cách diễn đạt trau chuốt, hoa mỹ.
- Hình tượng: Tùng- Trúc- Mai...
- Ngôn ngữ: trau chuốt hoa mĩ: Đoàn thị Điểm; BHTQ....
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài,bóng tịch dương"(Thăng Long thành hoài cổ- Bà Huyện Thanh Quan)
Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi 
Trong quá trình phát triển, văn học ngày càng gắn bó với hiện thực nên từ phong cách trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.
Xu hướng bình dị
- Đề tài, chủ đề:
Hướng tới cái đời thường, bình dị.
Ví dụ: Ban đến chơi nhà; Thương vợ; Bánh trôi nước.
- Hình tượng nghệ thuật: Đơn sơ, mộc mạc
VD: Chiếc bánh trôi nước, bè rau muống, mùng tơi, quả mít.
- Ngôn ngữ nghệ thuật:
Tự nhiên, gần gũi với đời sống.. Vd: eo sèo, lặn lội, bảy nổi ba chìm.......
VD: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"( Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)
Dẫn chứng:
- VH đến gần công chúng: NT; ND; NĐC; HXH; TX...
Ao cạn vớt beo, cấy muống
Đìa thanh, phát cỏ, ương sen
Chém cha cái số lấy chông chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.
3.Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài:
a.Tiếp thu tinh hoa văn học nước ngoài:
*Cơ sở:
Một nghìn năm Bắc thuộc
Các thế lực phong kiến Trung Quốc đồng hoá về văn hoá.
Đó là qui luật phát triển VHTĐ Việt Nam
Chủ yếu là tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc ở các mặt : ngôn ngữ, thể loại, thi liệu, văn liệu
*Biểu hiện:
Chữ viết: Chủ yếu là chữ Hán
Thể loại:
+ Văn vần(Chủ yếu là Đường luật và cổ phong)
+ Văn xuôi: Chiếu, biểu, hịch, cáo.
- Thi văn liệu: Đều là điển tích, điển cố Trung Hoa,truyện kí, tiểu thuyết chương hồi..
b.Quá trình dân tộc hoá:
Vừa tiếp thu vừa Việt hoá vừa tự sáng tạo hình thức phù hợp mang bản sắc dân tộc.
*Biểu hiện:
- Chữ viết: Chữ Hán -> chữ Nôm và văn học bằng chữ Nôm.
-Thể loại: Thơ Đường ->Sáng tạo:
+ Thể lục bát vận dụng từ văn học dân gian(Truyện Kiều);
+ Sáng tạo thể song thất lục bát, lục bát, các thể loại ngâm khúc.
+ Sáng tạo thể loại hoàn toàn mới: Hát nói
- Thi văn liệu:
+ Sáng tạo hệ thống thi văn liệu mới từ hai nguồn mang màu sắc dân tộc: Văn học dân gian và đời sống hiện thực, sử dụng thành ngữ ca dao.
Bảng điểm của các thành viên tổ 4 lớp 10/9
Số thứ tự
Tên thành viên
Nhiệm vụ
% Công việc
1
Nguyễn Anh Tuấn
Tìm tài liệu quy phạm + nộp trễ + phải nhắc nhở
65
2
Lê Minh Cường
Tìm tài liệu sai + nộp trễ + chép y sách giáo khoa + không tìm hiểu cứ mở miệng hỏi + phải nhắc nhở
50
3
Huỳnh Tấn Hiếu
Làm 1,2a,3 + nộp trễ + phải nhắc nhở
55
4
Nguyễn Đình Quốc Khánh
Tính quy phạm + nộp trễ x2 + phải nhắc nhở
50
5
Phạm Khánh Hương
Tìm tài liệu + làm pp + nói + nhắc nhở các bạn
100
6
Hoàng Thảo Nguyên
Làm đặc điểm 1 2
80
7
Phan Gia Bảo
Nhóm trưởng nhưng không biết làm gì và không chịu làm, chỉ ưa ngồi mát ăn bát vàng
0
8
Nguyễn Duy Phúc
Không làm gì 
0
9
Phan Nguyễn Anh Thư
Làm 3 đặc điểm + có ý hỗ trợ làm pp + tìm trên mạng hẻm có
85
10
Trần thị Thanh Vy
Làm 3 đặc điểm + nộp sớm + bấm máy
95
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 
Trình bày: THPT Thái Phiên Lớp 10/9 Tổ 4

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_chon_ngu_van_lop_10_tuan_11_khai_quat_van_hoc_vie.docx