TUẦN 1
TIẾT 1
CHƯƠNG I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
BÀI TẬP VỀ LẬP PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC:
1. Phương trình tọa độ của vật:
x=x0+v(t-t0).
v>0: vật chuyển động theo chiều dương Ox.
v<0: vật="" chuyển="" động="" theo="" chiều="" âm="">0:>
Nếu chọn điều kiện ban đầu sao cho x0=0 khi t0=0 thì x=vt.
2. Lập phương trình tọa độ:
Bước 1: Chọn trục tọa độ, chiều dương, gốc thời gian.
Bước 2: Xác định t0, x0, v.
Bước 3: Viết phương trình tọa độ: x=x0+v(t-t0).
Chú ý:
+ Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động: t0=0
+ Chọn gốc tọa độ là vị trí vật bắt đầu chuyển động: x
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN VẬT LÝ LỚP 10 CƠ BẢN NĂM HỌC Cả năm: 37 tuần x1 tiết = 37 tiết HKI: 19 tuần x 1 tiết = 19 tiết HKII: 18 tuần x1 tiết = 18 tiết Tuần Tiết Nội dung HỌC KỲ I 1 1 Bài tập về lập phương trình của chuyển động thẳng đều 2 2 Bài tập về lập phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều 3 3 Bài tập về tìm các đại lượng trong chuyển động thẳng biến đổi đều 4 4 Bài tập về sự rơi tự do 5 5 Bài tập về chuyển động tròn đều 6 6 Bài tập về tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc 7 7 Bài tập về tổng hợp lực và phân tích lực. ĐK cân bằng của chất điểm 8 8 Bài tập về Định luật II Niutơn 9 9 Bài tập về Định luật III Niutơn 10 10 Bài tập về Định luật vạn vật hấp dẫn 11 11 Bài tập về lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc 12 12 Bài tập về lực ma sát 13 13 Bài tập về lực hướng tâm 14 14 Bài tập về chuyển động ném ngang 15 15 Bài tập về cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song 16 16 Bài tập về cân bằng của một vật có trục quay cố định. Mômen lực. 17 17 Bài tập về quy tắc hợp lực song song cùng chiều 18 18 Bài tập về chuyển động tịnh tiến của vật rắn, chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định 19 19 Ôn thi học kì I Học kì II 20-21 20-21 Bài tập về động lượng. Định luật bảo toàn động lượng 22-23 22-23 Bài tập về công, công suất 24 24 Bài tập về động năng 25-26 25-26 Bài tập về thế năng. Cơ năng 27 27 Bài tập về quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Mariôt 28 28 Bài tập về quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ 29 29 Bài tập về phương trình trạng thái khí lý tưởng 30 30 Ôn tập kiểm tra 1 tiết 31 31 Bài tập về các nguyên lí nhiệt động lực học 32-33 32-33 Bài tập sự nở vì nhiệt của vật rắn 34-35 34-35 Ôn thi học kì II 36-37 36-37 Ôn thi học kì II Duyệt của chuyên môn Tổ trưởng GVBM MỤC LỤC TUẦN 1 TIẾT 1 CHƯƠNG I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM BÀI TẬP VỀ LẬP PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I. TÓM TẮT KIẾN THỨC: 1. Phương trình tọa độ của vật: x=x0+v(t-t0). v>0: vật chuyển động theo chiều dương Ox. v<0: vật chuyển động theo chiều âm Ox. Nếu chọn điều kiện ban đầu sao cho x0=0 khi t0=0 thì x=vt. 2. Lập phương trình tọa độ: Bước 1: Chọn trục tọa độ, chiều dương, gốc thời gian. Bước 2: Xác định t0, x0, v. Bước 3: Viết phương trình tọa độ: x=x0+v(t-t0). Chú ý: + Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động: t0=0 + Chọn gốc tọa độ là vị trí vật bắt đầu chuyển động: x 3. Xác định thời điểm và vị trí gặp nhau của hai vật chuyển động: - Viết phương trình tọa độ của 2 vật với cùng gốc tọa độ và gốc thời gian. - Khi hai vật gặp nhau thì xA=xB. - Giải phương trình sẽ tìm được thời điểm hai xe gặp nhau. Thay t vào một trong 2 phương trình toạ độ, ta sẽ tìm được x. - Tính khoảng cách của 2 vật bằng công thức: Chú ý: + Khi 2 xe gặp nhau: + Khi thì hai xe chưa gặp nhau. + Khi thì hai xe đã gặp nhau. II. BÀI TẬP: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Bài 1 (2.15/tr10/SBT). Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ và chạy với vận tốc 40km/h để đi đến B. Một ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ và chạy với vận tốc 80 km/h theo chiều với xe máy. Coi chuyển động của xe máy và ô tô là thẳng đều. Khoảng cách giữa A và B là 20km. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm 6 giờ làm mốc thời gian và chọn chiều từ A đến B làm chiều dương. a/. Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của xe máy. b/. Vẽ đồ thị toạ độ thời gian của xe máy và ô tô trên cùng một hệ trục toạ độ x và t. c/. Căn cứ vào đồ thị vẽ được, hãy xác định vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy. d/. Kiểm tra lại kết quả tìm được bằng cách giải các phương trình chuyển động của xe máy và ô tô. a/. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động: Của xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ: s1=v1t=40t x1=s1=40t với x0=0 Của ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ: s2=v2(t-2)=80(t-2) với x2=x0+s2=20+80(t-2) b/. Đồ thị toạ độ của xe máy và ô tô được biểu diễn trên hình vẽ. Đường I là đồ thị của xe máy. Đường II là đồ thị của ô tô. c/. Trên đồ thị, vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy được biểu diễn bởi giao điểm M có toạ độ: d/. Kiểm tra lại kết quả bằng cách giải phương trình: x2=x1 20+80(t-2)=40t Suy ra thời điểm ô tô đuổi kip xe máy: Và vị trí ô tô đuổi kịp xe máy: xM=40.3,5=140 km Bài 2 (VD 3-2/tr9/RL/ Mai Chánh Trí). Hai thành phố cách nhau 120 (km). Xe ô tô khởi hành từ A lúc 6 h với vận tốc 30km/h đi về B. Xe ô tô khởi hành từ B lúc 7 giờ với vận tốc 10km/h đi về A. Chọn gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6 giờ. a/. Viết phương trình toạ độ của mỗi xe b/. Tính khoảng cách giữa hai xe lúc 8h30 và 9h30. c/. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, nơi gặp cách A bao nhiêu km? a/. Phương trình tọa độ của xe: Từ A: Từ B: b/. Tính khoảng cách giữa hai xe: Lúc 8h30: (trước khi ha ixe gặp nhau) Lúc 9h30: (sau khi hai xe gặp nhau) c/. Lúc và nơi gặp nhau: Hai xe gặp nhau : Vậy hai xe gặp nhau lúc 6+3=9(h), nơi gặp cách A 90(km). Bài 3 (VD 4-1/tr9/RL/Mai Chánh Trí). Hai thành phố A,B cách nhau 100km. Cùng một lúc hai xe chuyển động ngược chiều nhau, xe ô tô đi từ A với vận tốc 30km/h, xe mô tô đi từ B với vận tốc 20 km/h. Chọn A làm mốc, chiều dương từ A tới B, gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu đi. a/. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe? b/. Vẽ đồ thị toạ độ thời gian của mỗi xe. Từ đồ thị, xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau? a/. Phương trình tọa độ: Xe ô tô (A): Từ B: b/. Đồ thị và nơi hai xe gặp nhau: Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, đồ thị tọa độ: + Của ô tô: đoạn thẳng OM. + Của mô tô: đoạn thẳng PM. Hai đồ thị gặp nhau tại M có: x(km) t(h) 1 2 0 x1 40 120 80 M x2 Nơi gặp cách A 60(km) và sau 2 giờ kể từ lúc khởi hành. III. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 2 TIẾT 2 BÀI TẬP VỀ LẬP PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. TÓM TẮT KIẾN THỨC: Đê lập phương trình tọa độ, xác định vị trí và thời điểm khi hai vật gặp nhau ta làm như sau: - Chọn gốc tọa độ, chiều dương, gốc thời gian. - Xác định các điều kiện ban đầu của vật chuyển động. - Lập phương trình tọa độ: - Trường hợp có hai vật chuyển động với các phương trình tọa độ là x1 và x2 thì khi hai vật gặp nhau: x1 = x2 Chú ý: + Chuyển động nhanh dần đều: và cùng chiều (a,v cùng dấu) + Chậm dần đều: và ngược chiều (a,v trái dấu) II. BÀI TẬP: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Bài 1 (3.19/tr16/SBT). Hai xe cùng xuất phát từ 2 địa điểm A và B cách nhau 400m và chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5.10-2(m/s2). Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,0 .10-2(m/s2). Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động từ A tới B làm chiều dương. a/. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe máy. b/. Xác định vị trí và thời điểm hai xe đuổi kip nhau kể từ lúc xuất phát. c/. Tính vận tốc của mỗi xe máy tại vị trí gặp nhau. a/. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe máy. Phương trình của xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc: a1=2,5.10-2(m/s2): Phương trình của xe máy xuất phát từ B cách A một đoạn x02=400(m) chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc: a2=2.10-2(m/s2): b/. Vị trí và thời điểm hai xe đuổi kip nhau kể từ lúc xuất phát. Khi 2 xe gặp nhau thì x1=x2, nghĩa là: Loại nghiệm âm. Với t=400(s)=6 phút 40 giây, suy ra: c/. Vận tốc của mỗi xe máy tại vị trí gặp nhau Xe xuất phát từ A có vận tốc bằng: v1=a1t=2,5.10-2.400=10(m/s)=36(km/h) Xe xuất phát từ B có vận tốc bằng: v2=a2t=2.10-2.400=8(m/s)=28,8(km/h) Bài 2 (7.2/16/RL/Mai Chánh Trí). Một đường dốc AB=400 m. Người đi xe đạp với vận tốc 2 m/s thì bắt đầu xuống dốc tại đỉnh A, nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2, cùng lúc đó một ô tô lên dốc từ B, chậm dần đều với vận tốc 20 m/s và gia tốc 0,4 m/s2. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. a/. Viết phương trình tọa độ và phương trình vận tốc của hai xe. b/. Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát thì 2 xe gặp nhau, nơi gặp cách A bao nhiêu mét. c/. Xác định vận tốc của mỗi xe lúc gặp nhau. a/. Viết phương trình tọa độ và phương trình vận tốc của hai xe. Gốc thời gian là lúc xe bắt đầu xuống dốc. t01=t02=0. Xe đạp (A) : Và vận tốc: Xe ô tô (B): Và vận tốc: b/. Thời điểm và nơi hai xe gặp nhau: Hai xe gặp nhau: x1=x2, do đó: Với t=200(s) thì (loại) Với t=20(s) thì (nhận) Kết quả: Hai xe gặp nhau sau 20 giây chuyển động và cách A 80 (m). c/. Vận tốc hai xe lúc gặp nhau: Vận tốc của người đi xe đạp: Của ô tô: (ngược chiều dương). Bài 3 (7.3/16/RL/Mai Chánh Trí). Cùng một lúc hai người đi xe đạp ngược chiều nhau qua hai điểm A và B cách nhau 130m. Người ở A đi chậm dần đều với vận tốc đầu là 5 m/s và gia tốc 0,2 m/s2, người ở B đi nhanh dần đều với vận tốc đâu 1,5 m/s và gia tốc 0,2(m/s2). Chọn gốc tọa độ ở A, chiều dương từ A đến B. a/. Lập phương trình tọa độ của hai xe. b/. Tính khoảng cách hai xe sau thời gian 2 xe đi được 15 s và 25 s c/. Sao bao lâu kể từ lúc khởi hành 2 xe gặp nhau, tính quãng đường mỗi xe. a/. Lập phương trình tọa độ của hai xe. Chọn gốc thời gian là lúc mỗi người bắt đầu đi: t01=t02=0. Xe đạp (A) : (vì ngược chiều dương) Xe đạp (B): b/. Khoảng cách d: Khoảng cách giữa hai xe đạp: D=x2-x1=130-6,5t Khi t1=15(s) thì (hai xe chưa gặp nhau) Khi t1=25(s) thì (hai xe đã gặp nhau). c/. Thời gian và quãng đường đi của mỗi xe: Hai xe gặp hau D=0 Lúc t=20(s), xe đạp A đi được : Xe đạp B đi được : s2=AB-s1-70(m) III. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 3 TIẾT 3 BÀI TẬP VỀ TÌM CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. TÓM TẮT KIẾN THỨC: 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng Độ lớn: 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều - Gia tốc: là hằng số - Vận tốc tức thời: - Phương trình tọa độ: - Phương trình đường đi: - Hệ thức độc lập với t là: Chú ý: Nếu chọn điều kiện đầu sao cho x0=0 khi t0=0 thì và - Tính chất của chuyển động: + Nhanh dần đều: v.a>0 hay và cùng chiều (a,v cùng dấu) + Chậm dần đều: v.a<0 hay và ngược chiều (a,v trái dấu) II. BÀI TẬP: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Bài 1 (3.13/tr15/SBT). Một ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho chạy nhanh dần đều, sau 15s ô tô đạt vận tốc 15 m/s. a/. Tính gia tốc của ô tô. b/. Tính vận tốc của ô tô sau 30s kể từ khi tăng ga. c/. Tính quãng đường ô tô đi được sau 30s kể từ khi tăng ga. a/. Tính gia tốc của ô tô. Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động thẳng của ô tô, chiều dương của trục hướng theo chiều chuyển động. Chọn mốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu tăng ga. Gia tốc của ô tô là: b/. Tính vận tốc của ô tô sau 30s kể từ khi tăng ga. c/. Tính quãng đường ô tô đi được sau 30s kể từ khi tăng ga ... là: Thực hiện công và truyền nhiệt. 2. Nguyên lý thứ I Nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: Qui ước: Q>0: Hệ nhận nhiệt lượng. Q<0: Hệ tỏa nhiệt ra môi trường ngoài. A>0: Hệ nhận công. A<0: Hệ sinh công >0: Nội năng của hệ tăng. <0: Nội năng của hệ giảm. II. BÀI TẬP: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Bài 1 (33.7/tr79/SBT). Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được. Không khí dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển. a/. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 4000 J thì nội năng của nó biến thiên một lượng bằng bao nhiêu? b/. Giả sử không khí nhận thêm được nhiệt lượng 10000 J và công thực hiện thêm được một lượng là 1500 J. Hỏi nội năng của không khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu? a/. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 4000 J thì nội năng của khí biến thiên một lượng bằng: Vì xi lanh cách nhiệt nên Q=0. Do đó: b/. Không khí nhận thêm được nhiệt lượng 10000 J và công thực hiện thêm được một lượng là 1500 J. Nội năng của khí biến thiên một lượng bằng: Bài 2 (33.8/tr79/SBT). Một lượng khí lí tưởng chứa trong một xilanh có pit-tông chuyển động được. Các thông số ban đầu của khí là: 0,010 m3, 100 kPa, 300 K. Khí được làm lạnh theo một quá trình đẳng áp tới khi thể tích còn là 0,006 m3. a/. Vẽ đường biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái trong hệ tọa độ (p,V). b/. Xác định nhiệt độ cuối cùng của khí. c/. Tính công của chất khí. a/. Vẽ đường biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái trong hệ tọa độ (p,V). b/. Xác định nhiệt độ cuối cùng của khí. c/. Tính công của chất khí. V(m3) P(kPa) 105 0 0,006 0,01 Bài 3 (33.9/tr79/SBT). Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xilanh có độ lớn là 20 N. Độ lớn của công chất khí thực hiện đê thắng lực ma sát là: A=Fl Vì chất khí nhận nhiệt lượng và thực hiện công nên: III. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 32-33 TIẾT 32-33 CHƯƠNG VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ BÀI TẬP VỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN I. TÓM TẮT KIẾN THỨC: 1. Sự nở dài: Với l0 là chiều dài của thanh ở nhiệt độ t0 l là chiều dài của thanh ở nhiệt độ t là hệ số nở dài, phụ thuộc bản chất của chất làm thanh. 2. Sự nở khối: Với V0 là thể tích của vật ở nhiệt độ t0 V là thể tích của vật ở nhiệt độ t là hệ số nở khối, phụ thuộc bản chất của vật. II. BÀI TẬP: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Bài 1 (36.6/tr89/SBT). Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài 10 m khi nhiệt độ ngoài trời là 100C. Độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm bao nhiêu khi nhiệt độ ngoài trời là 400C? Hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K-1. Công thức tính hệ số nở dài là: Độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm: 3,6(mm) Bài 2 (36.7/tr89/SBT). Một thanh nhôm và một thanh thép ở 00C có cùng độ dài . Khi nung nóng tới 1000C thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5mm. Hỏi độ dài của hai thanh này ở 00C là bao nhiêu? Hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6K-1 và của thép là 12.10-6K-1. Gọi (1) là nhôm; (2) là thép. Vậy áp dụng công thức tính hệ số nở dài: Bài 3 (36.8/tr90/SBT). Một tấm đồng hình vuông ở 00C có cạnh dài 50 cm. Cần nung nóng tới nhiệt độ t là bao nhiêu để diện tích của tấm đồng tăng thêm 16 cm2? Hệ số nở dài của đồng là 17.10-6K-1. Vì nên bỏ qua thừa số này. Vậy: Bài 4 (36.12/tr90/SBT). Một thước kẹp bằng thép có giới hạn đo là 150 mm được khắc vạch chia ở 100C. Tính sai số của thước kẹp này khi sử dụng nó ở 400C. Hệ số nở dài của thép dùng làm thước kẹp là 12.10-6K-1. Nếu thước kẹp trên được làm bằng hợp kim vina (thép pha 36% niken) thì sai số của thước kẹp này khi dùng nó ở 400C sẽ là bao nhiêu? Hệ số nở dài của hợp kim vina là 0,9.10-6K-1. Sai số tuyệt đối của 150 độ chia trên thước kẹp khi nhiệt độ của thước tăng từ 100C đến 400C là: Thay số: Vì hợp kim inva có hệ số nở dài là 0,9.10-6K-1, tức là chỉ bằng Hệ số của thép nên sai số của thước kẹp này khi sử dụng ở 400C se chỉ bằng 7,5% sai số của thước kẹp làm bằng thép, nghĩa là: Sai số này khá nhỏ. Vậy độ dài của thước kẹp làm bằng hợp kim inva có thể coi như không thay đổi do nở vì nhiệt khi nhiệt độ thay đổi trong khoảng từ 100C đến 400C Bài 5 (36.13/tr90/SBT). Tính lực kéo tác dụng lên thanh thép có tiết diện 1 cm2 để làm thanh này dài thêm một đoạn bằng độ nở dài của thanh khi nhiệt độ của nó tăng thêm 1000C ? Suất đàn hồi của thép là 20.1010 Pa và hệ số nở dài của nó là 12.10-6 K-1. Độ dài tỉ đối của thanh thép khi bị nung nóng từ nhiệt độ t1 đến t2 là: Theo định luật Húc thì: Bài 6 (36.14/tr90/SBT). Tại tâm của một đĩa tròn bằng sắt có một lỗ thủng. Đường kính lỗ thủng ở 00C bằng 4,99 mm. Tính nhiệt độ cần phải nung nóng đĩa sắt để có thể bỏ vừa lọt qua lỗ thủng của nó một viên bi sắt đường kính 5,00 mm và hệ số nở dài của nó là 12.10-6 K-1. Muốn bỏ viên bi sắt vừa lọt lỗ thủng thì đường kính D của lỗ thủng của đĩa sắt ở nhiệt độ t0 C phải vừa đúng bằng đường kính d của viên bi sắt ở cùng nhiệt độ đó, tức là: Trong đó D0 là đường kính của lỗ thủng của đĩa sắt ở )0C, α là hẹ số nở dài của sắt. Vậy nhiệt độ cần nung nóng là: III. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 34-35-36-37 TIẾT 34-35-36-37 ÔN THI HỌC KÌ II I. TÓM TẮT KIẾN THỨC: - Ôn tập tất cả các kiến thức đã học. - Vận dụng để giải các bài tập tương tự. II. BÀI TẬP: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Bài 1. Thả viên bi có khối lượng m= 200 (g) từ A có độ cao 45 (cm) so với mặt phẳng ngang, cho lăn không ma sát trên mặt phẳng nghiêng AB. Sau đó, bi tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang BC được một đoạn 4,5 (m) rồi dừng hẳn. Lấy g=10 (m/s2). a/. Tính cơ năng của bi tại B. b/. Tính vận tốc của bi tại B. c/. Tính hệ số ma sát trên đoạn BC. a/. Tính cơ năng của bi tại B. Vì mặt phẳng nghiêng không ma sát nên áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có: b/. Tính vận tốc của bi tại B. c/. Tính hệ số ma sát trên đoạn BC. Trên BC do có ma sat nên vật chuyển động thẳng chậm dần đều: Ta có: Bài 2. Một khối khí lí tưởng, ban đầu có thể tích10 (lít), ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 (Pa) biến đổi đẳng tích đến áp suất tăng gấp 1,5 lần và sau đó biến đổi đẳng áp để thể tích sau cùng là 15 (lít). a/. Tìm nhiệt độ sau khi biến đổi đẳng tích. b/. Tìm nhiệt độ sau khi biến đổi đẳng áp. a/. Tìm nhiệt độ sau khi biến đổi đẳng tích. b/. Tìm nhiệt độ sau khi biến đổi đẳng áp. Bài 3. Một vật nhỏ khối lượng 5 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A của một mặt phẳng nghiêng cao 10 m, khi xuống tới chân dốc B, vận tốc của vật là 9 m/s. a/. Tính cơ năng của vật tại A và tại B? b/. Cơ năng của vật có bảo toàn không? Hãy tính công của lực cản? Lấy g=10m/s2. a/. Tính cơ năng của vật tại A và tại B Tại A: WA =mghA =5.10.10=500(J) Tại B: WA =1/2mv2=1/2.5.92 =202,5(J) b/. Cơ năng của vật không bảo toàn vì cơ năng ở B nhỏ hơn cơ năng ở A. Công của lực ma sát: Bài 4. Một xe chở cát khối lượng 50 kg đang chạy trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 2 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 3 kg bay ngang với vận tốc 7 m/s (đối với mặt đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Xác định vận tốc mới của xe khi vật bay đến: a/. ngược chiều xe chạy. b/. cùng chiều xe chạy a/. Vận tốc mới của xe khi vật bay đến ngược chiều xe chạy. Định luật bảo toàn động lượng: b/. Vật bay đến cùng chiều xe chạy. Bài 5. Một viên đạn có khối lượng m=50(g) bay theo phương ngang với vận tốc 200(m/s) đến cắm vào vật M=450(g) treo ở đầu một sợi dây dài l=2(m). Tính góc α lớn nhất mà dây treo lệch so với phương thẳng đứng khi viên đạn cấm vào vật. Lấy g=10(m/s2). Tính nhiệt lượng tỏa ra trong khi viên đạn cấm vào? Xét trên phương nằm ngang thì động lượng của hệ “đạn+vật” được bảo toàn. Ta có: mv=(M+m)V với V là vận tốc của vật và đạn sau khi cấm vào vật. Chọn vị trí ban đầu của vật làm mốc thế năng. Cơ năng ban đầu của hệ khi đạn cấm vào: Tại vị trí gốc lệch lớn nhất α, cơ năng của hệ chỉ là thế năng: với h là độ cao của vật so với ban đầu. Định luật bảo toàn năng lượng: Nhiệt lượng tỏa ra khi viên đạn cấm vào là: Bài 6. Một vật khối lượng 0,1 kg được ném từ độ cao 10 m xuống đất vơi vận tốc ban đầu 10 m/s. Lấy g=10(m/s2) a/. Tính vận tốc của vật ngay khi chạm đất. Bỏ qua ma sát. b/. Khi chạm đất, vật đi sâu vào đất 2 cm mới dừng lài. Tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật. a/. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất: Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho vật, ta có: b/. Lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật. Ta có: Bài 7. Hai vật khối lượng m1=200g và m2=300g có thể chuyển động không ma sát nhờ đệm không khí. Ban đầu vật thứ hai đứng yên còn vật thứ nhất chuyển động về vật thứ hai với vận tốc 44 cm/s. Sau khi va chạm, vật thứ nhất bị bật trở lại với vận tốc có độ lớn 6 cm/s. Tính vận tốc của vật thứ hai sau va chạm? Vì trọng lực cân bằng với lực đẩy của luồng khí nên các vật chuyển động không ma sát, vậy hệ là hệ kín. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật thứ nhất. Động lượng của hệ trước va chạm=động lượng của hệ sau va chạm Chiếu (1) xuống chiều dương ta có: Bài 8. Một ô tô khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang với vận tốc ban đầu bằng 0, đi được quãng đường 200 m thì đạt vận tốc 72 km/h. Tính công do lực kéo của động cơ ô tô và do lực ma sát thực hiện trên quãng đường đó. Cho biết hệ số ma sát lăn giữa ô tô và mặt đường là 0,05. Lấy g=10(m/s2) Theo định luật II Newton: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe: Chiếu (1) xuống Ox và Oy ta được: Gia tốc chuyển động: Lực ma sát trượt: Công của ma sát trượt: Lực kéo: Bài 9. Một tên lưả khối lượng 10000kg đang bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 100 m/s thì phụt ra sau trong một thời gian rất ngắn một lượng khí có khối lượng m = 1000 kg khí với vận tốc 800 m/s. Tính vận tốc của tên lửa ngay sau phụt khí. -Chọn chiều dương là chiều thẳng đứng từ dưới lên: Động lượng của hệ trước khi phụt khí : . Động lượng của hệ ngay sau khi phụt khí : -Vì tên lửa và khí chuyển động trên cùng một đường thẳng nên có thể viết biểu thức của định luật bảo toàn động lượng cho hệ : -Tính . Ta có : =m/s Ngay sau khi phụt khí vận tốc của tên lửa là 200 m/s. vì vận tốc này dương nên tên lửa tăng tốc. Bài 10. Một khẩu súng trường khối lượng khi đã lắp đạn là 6 kg. Hỏi khi bắn đầu đạn khối lượng 0,01 kg ra khỏi nòng với vận tốc 300 m/s thì súng giật với vận tốc bằng bao nhiêu? Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đạn khi ra khỏi nòng súng: Bài 11. Một hòn bi ve đang chuyển động với vận tốc thì va chạm xuyên tâm vào một hòn bi sắt đứng yên có khối lượng lớn gấp 5 lần. Sau khi va chạm, bi ve bật trở lại với vận tốc có độ lớn giảm đi một nửa. Xác định vận tốc của bi sắt. Vận tốc của bi sắt. Ta có: m2=5m1 v1’=v1/2 Chọn chiều dương là chiều của bi ve trước và chạm: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: III. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: