Bài 30-Tiết 49
QÚA TRÌNH ĐẲNG TÍCH
ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa được quá trình đẳng tích
- Phát biểu và viết được biểu thức định luật Sác-lơ
- Nêu được ý nghĩa của đường đẳng tích
2. Kỹ năng:
- Biết cách bố trí thí nghiệm kiểm chứng định luật Sác-lơ
- Vận dụng được định luật Sác-lơ để giải các bài tập đơn giản
- Vẽ được đường đẳng tích trong hệ tọa độ (P-T)
3. Thái độ:
- Say mê hứng thú với bài học
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn
Bài 30-Tiết 49 QÚA TRÌNH ĐẲNG TÍCH ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Định nghĩa được quá trình đẳng tích Phát biểu và viết được biểu thức định luật Sác-lơ Nêu được ý nghĩa của đường đẳng tích 2. Kỹ năng: - Biết cách bố trí thí nghiệm kiểm chứng định luật Sác-lơ - Vận dụng được định luật Sác-lơ để giải các bài tập đơn giản - Vẽ được đường đẳng tích trong hệ tọa độ (P-T) 3. Thái độ: - Say mê hứng thú với bài học - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn PHƯƠNG PHÁP Phương pháp: thông báo, thí nghiệm biểu diễn, diễn giải, hỏi đáp, thảo luận. CHUẨN BỊ: Giáo viên: bảng phụ, bộ thí nghiệm Sác-lơ Học sinh: Kiến thức bài “ quá trình đẳng nhiệt” NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Đặt vấn đề (3 phút) Tiết trước thì chúng ta đã tìm hiểu về nội dung định luật Bôi-lơ, thể hiện mối quan hệ định lượng giữa áp suất và thể tích khi giữ nguyên nhiệt độ. Nếu bây giờ chúng ta giữ nguyên một thông số khác không phải nhiệt độ thì các thông số còn lại sẽ thay đổi như thế nào? => Bài 30: Quá trình đẳng tích.Định luật Sác-lơ Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình đẳng tích (5 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN - YC nhắc lại khái niệm đẳng quá trình và quá trình đẳng nhiệt - Gợi ý: tương tự thì ai có thể định nghĩa thế nào là quá trình đẳng tích - Nhắc lại và ghi bảng - Trả lời - Suy nghĩ, phát biểu - Tiếp thu I.QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH Quá trình biến đổi trạng thái khí khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích V = hằng số (30.1) Hoạt động 2: Tìm hiểu về định luật Sác-lơ (20 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN - Giới thiệu TN: mục đich, dụng cụ, cách tiến hành: Cố định vị trí của pit-tông để giữ cho thể tích khí trong xilanh không đổi. Dùng nước nóng trong bình để thay đổi nhiệt độ của khí trong xilanh. Sự thây đổi áp suất của khí trong xilanh được đo bằng áp kế. Ghi kết quả vào bảng mẫu - YC học sinh nhận xét bảng số liệu - YC học sinh thực hiện C1 và cho nhận xét - Thông báo nội dung định luật Sác-lơ - Quan sát, lắng nghe - Ghi kết quả - Nhận xét - Tính toán và nhận xét kết tỉ số P/T - Tiếp thu, phát biểu lại II. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ 1. Thí nghiệm - Bố trí TN - Kết quả TN Lần P T P/T 1 2 3 4 - Nhận xét: P/T = hằng số 2. Định luật Sác-lơ Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối Hoạt động 3: Tìm hiểu về đường đẳng tích (10 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN - Chia nhóm học sinh: hai bàn một nhóm ; Phát bảng phụ - YC thực hiện C2 - Nhận xét bài làm của các nhóm - Thông báo ý nghĩa của đường đẳng tích - YC thực hiện C3 - Tại sao ứng với thể tích bé hơn thì đường đẳng tích lại nằm trên? - Nhận nhiệm vụ học tập - Hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bày bài làm - Tiếp thu - Nhắc lại - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ về nhà trả lời III.ĐƯỜNG ĐẲNG TÍCH Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích Hoạt động 4 : Vận dụng và giao bài tập về nhà (7 phút ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Yêu cầu học sinh làm bài tập 8 SGK - Nhận xét câu trả lời của học sinh, rút ra kết luận - Tổng kết các nội dung chính của bài - Giao bài tập về nhà : các bài tập 4,5,6,7 SGK và các bài tập SBT) - Dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau - Suy nghĩ ,một hs lên bảng giải bài tập - Tiếp thu - Lắng nghe - Nhận nhiệm vụ học tập - Lắng nghe RÚT KINH NGHIỆM VI.NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hoàng Mai, ngày 8 tháng 03 năm 2017 DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GVHD SINH VIÊN Hồ Thị Ngọc Trần Thị Diệu Quỳnh
Tài liệu đính kèm: