Giáo án Vật lí 10 Tiết 30 Bài 19: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song - Qui tắc hợp lực song song cùng chiều

Giáo án Vật lí 10 Tiết 30 Bài 19: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song - Qui tắc hợp lực song song cùng chiều

BÀI 19: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA BA LỰC SONG SONG- QUI TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Phát biểu được quy tắc hợp lực song song cùng chiều và điều kiện cân bằng của một vật chịu tác động của ba lực song song.

 2. Kỹ năng, năng lực:

 -Vận dụng được quy tắc và các điều kiện cân bằng trên đây để giải quyết các bài tập tương tự như ở trong bài. Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2948Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 10 Tiết 30 Bài 19: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song - Qui tắc hợp lực song song cùng chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 	NGÀY SOẠN: 31/11/2015
TIẾT 30 	NGÀY DẠY: 02/12/2015
BÀI 19: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA BA LỰC SONG SONG- QUI TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Phát biểu được quy tắc hợp lực song song cùng chiều và điều kiện cân bằng của một vật chịu tác động của ba lực song song.
 2. Kỹ năng, năng lực:
 a. Kĩ năng:
 -Vận dụng được quy tắc và các điều kiện cân bằng trên đây để giải quyết các bài tập tương tự như ở trong bài. Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
 b. Năng lực:
	- Kiến thức : K1, K3
 	- Phương pháp: P2, P9
	-Trao đổi thơng tin: X5,X6
	- Cá thể: C1
 3.Thái độ:
	- Nghiêm túc học tập, yêu môn học
 4. Trọng tâm: 
-Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều
II. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: - Các thí nghiệm theo Hình 19.1 SGK
 2.Học sinh: - Ôn lại vầ phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa hai điểm.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp tìm tịi,điều tra, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, dạy học tương tác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1(7phút ): Ổn định lớp 
	-Kiểm tra sĩ số lớp
	-Kiểm tra bài cũ: +Momen lực là gì? Viết công thức?
	 +Nêu qui tắc momen lực?
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu qui tắc hợp lực của hai lực song song cùng chiều.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
X5-X6- P9:Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hĩa từ kết quả thí nghiệm này, trình bày và ghi nhận các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thơng tin, thí nghiệm, làm việc nhĩm ) một cách phù hợp→để nhận xét về đặc điểm của một lực mà có thể thay thế cho hai lực song song cùng chiều trongthínghiệm sau đĩ nêu và phân tích qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều→ để vẽ hình 19.3.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập→để trả lời câu C3.
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thơng tin, thí nghiệm, làm việc nhĩm )→để ghi nhận cách phân tích một lực thành hai lực song song.
 Yêu cầu hs nhận xét về đặc điểm của một lực mà có thể thay thế cho hai lực song song cùng chiều trong thí nghiệm.
 Nêu và phân tích qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
 Vẽ hình 19.3.
Phân tích trọng lực của một vật gồm nhiều phần.
 Giới thiệu trọng tâm của những vật đồng chất có dạng hình học đối xứng.
Giới thiệu cách phân tích một lực thành hai lực song song cùng chiều với nó.
Nhận xét kết quả thí nghiệm.
 Ghi nhận qui tắc.
 Vẽ hình 19.3.
 Nhận xét về trọng tâm của vật
Ghi nhận cách xác định trọng tâm của những vật đồng chất có dạng hình học đối xứng.
 Trả lời C3.
Ghi nhận cách phân tích một lực thành hai lực song song.
II. Qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
1. Qui tắc.
a) Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.
b) Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
F = F1 + F2 ; (chia trong)
2. Chú ý.
a) Qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều gúp ta hiểu thêm về trọng tâm của vật.
 Đối với những vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.
b) Có nhiều khi ta phải phân tích một lực thành hai lực và song song và cùng chiều với lực . Đây là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.
Hoạt động 3(10phút) :Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
P2-X6: mơ tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngơn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đĩ, trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thơng tin, thí nghiệm, làm việc nhĩm ) một cách phù hợp→để nhận xét các lực tác dụng lên thước khi thước cân bằng từ đó trả lời C4.
Trở lại thí nghiệm ban đầu cho hs nhận xét các lực tác dụng lên thước khi thước cân bằng từ đó yêu cầu trả lời C4.
 Quan sát, nhận xét.
Trả lời C4.
III. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.
 Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực song song ở trạng thái cân bằng thì hợp lực của hai lực song song cùng chiều phải cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực thứ ba.
 Hoạt động 4 (8 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Các năng lực cần đạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
K1- X6 -C1: Xác định được trình độ hiện cĩ về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí, trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí, trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thơng tin, thí nghiệm, làm việc nhĩm ) một cách phù hợp→để tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức chủ yếu đã học trong bài.
 Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
 Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị cho bài sau.
 Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
 Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
 Ghi những yêu cầu chuẩn bị cho bài sau.
V. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực 
	a. song song và ngược chiều 
	b. song song và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực ấy
	c. độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực	
	d. câu a,c đúng
2. Một người gánh hai thùng hàng, thùng A nặng 200 N và thùng B nặng 300 N, được mắc vào hai đầu của mọtt chiếc đòn gánh dài 10cm. Để đòn gánh nằm thang bằng thì vai người đó đặt ở đâu ?
	a.cách thùng A 0,4cm	b.cách thùng A 0,6cm
	c.cách thùng A 0,5cm	d.đặt tại bất kì điểm nào trên đòn gánh.
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTU-N 15 TI-T 30.doc