Giáo án Vật lí 10 Tiết 44 Bài 26: Thế năng (tiết 2)

Giáo án Vật lí 10 Tiết 44 Bài 26: Thế năng (tiết 2)

Bài 26: THẾ NĂNG (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường

- Viết được công thức tính thế năng trọng trường

- Nêu được đơn vị đo thế năng

- Viết được công thức tính thế năng đàn hồi

 2. Kĩ năng:

a.Kĩ năng

- Vận dụng công thức tính thế năng để giải các bài tập đơn giản

b. Năng lực:

 - Kiến thức : K1, K2, K3, K4

 - Phương pháp: P1, P2, P5,P4,P6, P8

 -Trao đổi thông tin: X1, X4, X5, X6, X8

 - Cá thể: C1

 3. Thái độ:

- Nghiêm túc học tập, ham học hỏi để nắm vững kiến thức

 

doc 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2533Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 10 Tiết 44 Bài 26: Thế năng (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 	 	 Ngày soạn : 18/01/2016
Tiết 44 	 Ngày dạy: 20/ 01/2016
Bài 26: THẾ NĂNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa thế năng của một vật trong trọng trường
- Viết được công thức tính thế năng trọng trường
- Nêu được đơn vị đo thế năng
- Viết được công thức tính thế năng đàn hồi
 2. Kĩ năng:
a.Kĩ năng
- Vận dụng công thức tính thế năng để giải các bài tập đơn giản
b. Năng lực:
	- Kiến thức : K1, K2, K3, K4
 	- Phương pháp: P1, P2, P5,P4,P6, P8
	-Trao đổi thông tin: X1, X4, X5, X6, X8
	- Cá thể: C1
 3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập, ham học hỏi để nắm vững kiến thức
 4. Tích hợp :
- Thế năng là nguồn năng lượng sản xuất điện năng giảm được ô nhiễm môi trường
II. CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên :
	- Chuẩn bị bài giảng , một số bài tập để hướng dẫn học sinh giải
 2. Học sinh : 
	- Ôn tập lại kiến thức về thế năng đã học ở lớp 8.
III. PHƯƠNG PHÁP
	- Phân tích, phát vấn, diễn giải
	- Vấn đáp, đàm thoại.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢI HỌC :
Hoạt động 1( 8 phút ): Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ:
	+ Nêu định nghĩa và công thức động năng.
	+ Có mấy loại thế năng?
	+Nêu định nghĩa và ý nghĩa của thế năng trọng trường?
Hoạt động 2( 12 phút ): Tìm hiểu khái niệm công của lực đàn hồi.
Các năng lực cần đặt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
*K4,P1,P5,P9,X1: Một vật có khối lượng m gắn vào lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo giữ cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả (hình vẽ)
*X6,P1,P4: Lực đàn hồi có thể thực hiện công được không? Nếu có, hãy tính công của lực đàn hồi khi lò xo chuyển từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến dạng.
*P4,C1,K3: Nếu chọn chiều (+) là chiều tăng độ dài của lò xo thì và
Đây là công thức tính công của lực đàn hồi.
Bài toán: Một vật có khối lượng m gắn vào lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo giữ cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả (hình vẽ)
+ Lực đàn hồi có thể thực hiện công được không? Nếu có, hãy tính công của lực đàn hồi khi lò xo chuyển từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến dạng.
- Chú ý: Công thức tính công chỉ áp dụng khi lực tác dụng không đổi. Khi vật chuyển động về vị trí lò xo không biến dạng thì lực đàn hồi sẽ thay đổi độ lớn. Do đó, chúng ta sẽ tính công của lực đàn hồi trung bình với nhỏ.
- Nếu chọn chiều (+) là chiều tăng độ dài của lò xo thì và
Đây là công thức tính công của lực đàn hồi.
- Ghi bài tập
+ Khi thả vật lò xo bị biến dạng à xuất hiện lực đàn hồi. Lực này có sinh công vì điểm đặt của lực dịch chuyển.
+ Ta có A = F.s; trong đó: và 
Suy ra: 
- Thảo luận để tìm kết quả đúng.
II. Thế năng đàn hồi
1. Công của lực đàn hồi
Hoạt động 3( 15 phút ): Tìm hiểu khái niệm thế năng đàn hồi
Các năng lực cần đặt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
*P9,P1,P6,X1: Lực đàn hồi có thể sinh công à khi lò xo ở trạng thái biến dạng sẽ có thế năng. Tương tự như thế năng trọng trường ta định nghĩa thế năng đàn hồi bằng công của lực đàn hồi
*P5: Công thức tính thế năng đàn hồi là: 
- Lực đàn hồi có thể sinh công à khi lò xo ở trạng thái biến dạng sẽ có thế năng. Tương tự như thế năng trọng trường ta định nghĩa thế năng đàn hồi bằng công của lực đàn hồi. 
à Công thức tính thế năng đàn hồi là:
- Hs ghi nhận.
- Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
2. Thế năng đàn hồi
- Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Hoạt động 4( 5 phú)t: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Khái niệm thế năng đàn hồi, biểu thức .
 - Cho hs làm một số bài tập vận dụng.
 - Trả lời câu hỏi 1 trong SGK tại lớp.
 - Yêu cầu hs giải bài tập SGK
 - Về nhà học bài làm tiếp các bài tập trong SBT, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi các bài tập về nhà.
V. PHỤ LỤC :
íCÂU HỎI TRẮC NGHIỆM :
 1. Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lâý g = 10 m/s2. Ơ độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng
	a. 1 m 	b. 0,6 m 	c. 5 m 	d. 0,7 m 
 2. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 5 N vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy.
	a. v = 25 m/s 	b. v = 7,07 m/s	c v = 15 m/s 	d. v = 50 m/s
 3.Một vật có khối lượng 1 kg có thế năng 1 J đối với mặt đất. Khi đó nó ở độ cao
a.0,102 m	b.1 m	c. 9,8 	d. 32 m
 4.Một vật làm bằng sắt có khối lượng 1 kg rơi từ trên một tâng cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của vật 
a. 200 J	b. 250 J	c. 150 J	d. 100 J
 5. Tác dụng một lực F = 5,6 N vào lò xo theo phương trục của lò xo thì lò xo giãn 2,8 cm. Độ cứng của lò xo có giá trị là
a. 200 N/m	b. 2 N/m	c.200 N/m2	d.2 N/m2 
 6. Đề câu 5. Thế năng đàn hồi có giá trị là
a. 0,1568 J	b.0,0784 J	c.2,8 J	d.5,6 J
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22-tiết44lí10.doc