Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật húc - Trường Thị Hải Yến

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật húc - Trường Thị Hải Yến

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt và hướng).

- Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.

- Vận dụng được định luật Húc để giải bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo.

2. Kỹ năng

- Nắm được điểm đặc và hướng của lực đàn hồi của lò xo.

- Hiểu được nội dung định luật Húc, biết vận dụng định luật Húc để giải các bài tập đơn giản và giải thích các hiện tượng.

3. Thái độ

- Có hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học.

- Có ý thức vận dụng những kiến thức vào đời sống.

- Thái độ khách quan, trung thực, tác phong tỉ mỉ, chính xác.

4. Năng lực

- Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý

- Nhận dạng kiến thức vật lý.

II CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Một vài lò xo, các quả cân có trọng lượng như nhau, thước đo.

- Một vài cái lực kế.

2. Học sinh

- Ôn tập lại kiến thức về lực đàn hồi đã được học.

- Xem trước bài mới.

3. Dự kiến nội dung ghi bảng

 

docx 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật húc - Trường Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt và hướng).
Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. 
Vận dụng được định luật Húc để giải bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo.
Kỹ năng
Nắm được điểm đặc và hướng của lực đàn hồi của lò xo.
Hiểu được nội dung định luật Húc, biết vận dụng định luật Húc để giải các bài tập đơn giản và giải thích các hiện tượng.
Thái độ 
Có hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học.
Có ý thức vận dụng những kiến thức vào đời sống.
Thái độ khách quan, trung thực, tác phong tỉ mỉ, chính xác.
Năng lực
Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý
Nhận dạng kiến thức vật lý.
II CHUẨN BỊ
Giáo viên
Một vài lò xo, các quả cân có trọng lượng như nhau, thước đo.
Một vài cái lực kế.
Học sinh
Ôn tập lại kiến thức về lực đàn hồi đã được học.
Xem trước bài mới.
Dự kiến nội dung ghi bảng
Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC
Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng.
Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo vào phía trong, còn khi bị nén lực đàn hồi của lò sxo hướng theo trục của lò xo ra ngoài.
Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
Thí nghiệm
Giới hạn đàn hồi của lò xo.
 Là giới hạn trong đó khi thôi tác dụng ngoại lực vật còn có khả năng lấy lại hình dạng và kính thước ban đầu.
Định luật Húc
 Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Trong đó: Fđh : lực đàn hồi của lò xo (N)
 k: độ cứng của lò xo (N/m)
 Δl: độ biến dạng của lò xo (m).
Chú ý
Đối với dây thép, dây cao xu, lực đàn hồi còn gọi là lực căng.
Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Phát biểu và viết hệ thức định luật hấp dẫn.
Làm bài tập 6,7 SGK trang 70.
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Xác định hướng, điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
Biểu diễn thí nghiệm kéo dãn hoặc nén 1 lò xo. 
Quan sát thí nghiệm biểu diễn
Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi C1
Thảo luận và trả lời câu hỏi C1
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Lực đàn hồi xuất hiện khi nào và nó có tác dụng gì với lò xo?
HS trả lời:
Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi lò xo bị kéo giãn hay bị nén.
Giúp lò xo trở về kích thước và hình dạng ban đầu.
Yêu cầu học sinh vẽ hình và nêu được: điểm đặt, phương, chiều của lực đàn hồi trong hai trường hợp, nén và giãn lò xo
Thảo luận và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
Muốn lò xo giãn nhiều hơn thì ta phải kéo một lực lớn hơn. Vì lực đàn hồi đã tăng để chống lại lực kéo. Vậy độ lớn của lực đàn hồi liên quan đến độ giãn của lò xo như thế nào? Yêu cầu HS dự đoán.
HS dự đoán:
Độ giãn của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Giới thiệu thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả.
Chú ý lắng nghe, quan sát.
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm và báo cáo kết quả.
Chia nhóm và tiến hành TN
Nhận xét kết quả TN của HS.
Lắng nghe, ghi chép
Phát biểu định luật Húc
Viết biểu thức của định luật và giải thích các đại lượng vật lý.
Chú ý,lắng nghe và ghi chép.
Cho học sinh làm ví dụ vận dụng.
Cho 1 lò xo có độ cứng k = 50N/m. Chiều dài ban đầu của lò xo là 20cm, xác định chiều dài của lò xo khi ta tác dụng một lực kéo F=50N?
Giải ví dụ 
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp đàn hồi khác 
Giới thiệu lực căng ở dây treo và lực đàn hồi ở các mặt tiếp xúc,
Biểu diễn lực căng dây và lực đàn hồi ở các mặt tiếp xúc.
Củng cố, vận dụng 
Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Có tác dụng gì?
Lực đàn hồi có đặt điểm gì? Hướng? Độ lớn?
Phát biểu và viết biểu thức của định luật Húc.
Yêu cầu HS trả lời nhanh câu 1,2,3.
Giao nhiệm vụ về nhà
Yêu cầu học sinh học bài, làm các bài tập trong SGK.
Đọc trước bài mới
NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_bai_12_luc_dan_hoi_cua_lo_xo_dinh_luat.docx