Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 23: Động lượng - định luật bảo toàn động lượng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trí Viễn

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 23: Động lượng - định luật bảo toàn động lượng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trí Viễn

I.Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a.Kiến thức

- Nêu được định nghĩa và viết được biểu thức của động lượng.

- Phát biểu được định lí biến thiên động lượng.

- Nêu được định nghĩa hệ cô lập và cho ví dụ về hệ cô lập.

- Phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn động lượng.

b.Kĩ năng

Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm, giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật cũng như để giải các bài tập sách giáo khoa và các bài tập tương tự.

c.Thái độ

- Nghiêm túc tích cực thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến xây dựng bài.

 -Hứng thú, tập trung và chú ý lắng nghe.

2. Năng lực định hướng và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học: Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức trong bài, ghi chép cá nhân.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: Cho ví dụ về xung lượng của lực, đại lượng gì sẽ đặc trưng gì sẽ đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật trong tương tác. Nếu hai vật tương tác với nhau thì tổng động lượng của hệ trước và sau tương tác có thay đổi không và tuân theo quy luật nào?

- Năng lực hợp tác nhóm: Làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.

- Năng lực tính toán, năng lực thực hành thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm, hoàn thành bảng số liệu khi làm thí nghiệm.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

Hình vẽ minh họa, tranh ảnh, video.

Bộ thí nghiệm minh họa định luật bảo toàn động lượng: hai vật m1,m2, đệm khí hoặc cần rung, máng nghiêng

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Ôn lại các định luật Niu-tơn.

III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh

 

docx 92 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 23: Động lượng - định luật bảo toàn động lượng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trí Viễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/8/2019
Người soạn: Nguyễn Trí Viễn
CHƯƠNG IV- CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
BÀI 23: ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I.Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a.Kiến thức
- Nêu được định nghĩa và viết được biểu thức của động lượng.
- Phát biểu được định lí biến thiên động lượng.
- Nêu được định nghĩa hệ cô lập và cho ví dụ về hệ cô lập.
- Phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn động lượng.
b.Kĩ năng
Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm, giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật cũng như để giải các bài tập sách giáo khoa và các bài tập tương tự.
c.Thái độ
- Nghiêm túc tích cực thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 -Hứng thú, tập trung và chú ý lắng nghe.
Năng lực định hướng và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học: Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức trong bài, ghi chép cá nhân.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: Cho ví dụ về xung lượng của lực, đại lượng gì sẽ đặc trưng gì sẽ đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật trong tương tác. Nếu hai vật tương tác với nhau thì tổng động lượng của hệ trước và sau tương tác có thay đổi không và tuân theo quy luật nào?
- Năng lực hợp tác nhóm: Làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
- Năng lực tính toán, năng lực thực hành thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm, hoàn thành bảng số liệu khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Hình vẽ minh họa, tranh ảnh, video.
Bộ thí nghiệm minh họa định luật bảo toàn động lượng: hai vật m1,m2, đệm khí hoặc cần rung, máng nghiêng
Học sinh: 
- Đọc bài trước ở nhà.
- Ôn lại các định luật Niu-tơn.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Hướng dẫn chung
Các bước
Nội dung hoạt động
Tình huống xuất phát
Tạo tình huống về xung lượng của lực, động lượng, định luật bảo toàn động lượng.
Hình thành kiến thức
- Khảo sát tác dụng của lực trong khoảng thời gian ∆t, tích của lực với thời gian ∆t, từ đó đưa ra khái niệm xung lượng của lực. Xác định tích của khối lượng với vận tốc của vật, từ đó hình thành khái niệm động lượng.
- Định lí biến thiên động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
-Hệ thống hóa kiến thức.
-Bài tập về va chạm, chuyển động bằng phản lực.
Vận dụng vào thực tiễn
Áp dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập về va chạm, chuyển động bằng phản lực, giải bài tập liên hệ thực tiễn.
Tìm tòi mở rộng
Áp dụng động lượng cho hệ gồm nhiều vật, giải các bài tập cơ học.
Tổ chức từng hoạt động
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
(Hoạt động)
(Đơn vị kiến thức)
5’
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Tạo vấn đề cần giải quyết giữa kiến thức hiện có của HS với kiến thức mới cần hình thành.
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV đặt vấn đề bằng cách cho HS quan sát một số hình ảnh về con diều và tên lửa, yêu cầu HS thảo luận đưa ra các dự doán về nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào, HS ghi nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thiện kết quả:
- GV: Khi một hệ vật chuyển động thì vị trí, vận tốc, gia tốc,... của các vật thay đổi theo thời gian. Trong nhiều trường hợp có những đại lượng đặc trưng cho trạng thái của hệ không thay đổi theo thời gian. Đó là những đại lượng bảo toàn. Nếu đại lượng bảo toàn vô hướng thì giá trị của nó không đổi, nếu đại lượng bảo toàn là một vecto thì phương, chiều và độ lớn của nó không đổi. Học chương này giúp ta hiểu được sâu sắc về chuyển động của một hệ vật và vận dụng giải nhiều bài toán cơ học.
- GV: Cái diều bay lên được nhờ đâu?
- HS: Trả lời.
- GV: Tên lửa bay lên được có nhờ gió hay không? Nguyên tắc hoạt động của cái diều và tên lửa có giống nhau không? Nó tuân theo định luật nào? 
-HS: Chưa trả lời được.
- Sản phẩm mong đợi: Dự đoán và nội dung ghi của các HS.
HS dự đoán hiện tượng
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm xung lượng của lực.
- Mục tiêu: Khảo sát tác dụng của lực lên vật có khối lượng m, tích của lực với thời gian ∆t, từ đó đưa ra khái niệm xung lượng của lực.
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV nêu vấn đề bằng cách cho HS quan sát một số hình ảnh về tác dụng của ngoại lực lên vật trong khoảng thời gian ngắn, yêu cầu HS thảo luận đưa ra các ý kiến thảo luận và hoàn thiện kết quả.
- GV: Treo hình ảnh: Cầu thủ đá vào quả bóng đang bay làm đổi hướng chuyển động; Viên bi được bắn chạm vào tường đổi hướng chuyển động. Trạng thái của vật chuyển động như thế nào?
- HS: Từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động.
-GV: Thời gian tác dụng lực vào viên bi như thế nào? Độ lớn tác dụng lực như thế nào?
-HS: Thời gian tác dụng rất ngắn, độ lớn lực tác dụng đáng kể.
- GV: Có thể coi F không đổi trong thời gian rất ngắn ∆t. Khi một lực F tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ∆t thì tích F∆t được gọi là x xung lượng của lực F trong khoảng thời gian ∆t ấy.
- HS: Lắng nghe, ghi nhận.
- GV: Đơn vị xung lượng của lực là: N.s
- HS: Lắng nghe, ghi nhận.
- Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung ghi vở.
CHƯƠNG IV- CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
BÀI 23: ĐỘNG LƯỢNG-ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I-ĐỘNG LƯỢNG
1.Xung lượng của lực
Khi 1 lực F tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ∆t rất ngắn thì tích F.∆t gọi là xung lượng của lực.
+ Đơn vị của xung lượng là Niu-tơn giây (N.s).
20’
Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm động lượng.
- Mục tiêu: Xác định tích của khối lượng với vận tốc của vật, từ đó hình thành khái niệm động lượng.
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV nêu vấn đề bằng chuyển giao câu lệnh, HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, thảo luận hoàn thành câu hỏi đã nêu:
- GV: Trong tương tác giữa hai vật có sự biến đổi vận tốc của các vật. Hệ thức nào liên hệ giữa vận tốc của các vật trước và sau tương tác với khối lượng của chúng không? Đại lượng gì sẽ đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật trong tương tác?
-HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
-GV: Gọi F là lực tác dụng lên vật m làm vật biến đổi vận tốc từ v1 đến v2 trong thời gian ∆t. Viết công thức tính gia tốc mà vật thu được? Và viết biểu thức tương ứng của định luật II Niu-tơn.
- HS: + Gia tốc của vật: a=∆v∆t=v2-v1∆t
+ Theo định luật II Niu-tơn ta có:
F=ma=m.v2-v1∆t
- GV: Hãy biến đổi để xuất hiện đại lượng xung của lực và nêu nhận xét về biểu thức vừa thu được?
- HS: F.∆t=mv2-mv1 (1)
Vế trái là xung của lực còn vế phải là độ biến thiên của đại lượng bằng tích mv.
- GV: Vậy động lượng của một vật là gì?
- HS: Động lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p=mv.
- GV: Dựa vào biểu thức cho biết đơn vị của động lượng?
- HS: Đơn vị: kg.m/s.
- GV: Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động của vật. Động lượng có hướng như thế nào?
- HS: Vì khối lượng là số dương nên vecto động lượng cùng hướng với vecto vận tốc của vật.
- GV: Đọc và hoàn thành câu C1, C2? 
- HS: Thực hiện C1, C2.
- GV: Dùng kí hiệu động lượng viết lại biểu thức (1), sau đó phát biểu bằng lời biểu thức.
Từ (1)à F.∆t=p2-p1.
Phát biều: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
Yêu cầu HS nhắc lại cách phát biểu.
- HS: Nhắc lại phát biểu.
- GV: Biểu thức (2) được xem như cách diễn đạt khác của định luật II Niu-tơn và yêu cầu HS nhắc lại định luật II Niu-tơn. 
- Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung ghi vở.
*Phát biểu: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p=mv.
Đơn vị: Kg.m/s.
*Ý nghĩa: Lực tác dụng phải đủ mạnh trong khoảng thời gian hữu hạn thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật.
2.Động lượng
a) Giải thích tác dụng xung lượng của lực: khi vật m chịu tác dụng của lực F (không đổi) làm cho vật m chuyển động với v1 trong khoảng thời gian ∆t rất ngắn thì vận tốc của vật v1→v2.
- Gia tốc: a=v2-v1∆t
- Theo định luật II Niu-tơn:F=ma=mv2-v1∆t
àF∆t=mv2-mv1
Vậy xung lượng của lực bằng độ biến thiên của động lượng.
b) Động lượng: 
Phát biểu: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p=mv.
Đơn vị: Kg.m/s.
c) Phát biểu cách khác của định luật II Niu-tơn: 
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
*Ý nghĩa: Lực tác dụng phải đủ mạnh trong khoảng thời gian hữu hạn thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật.
5’
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm hệ cô lập
- Mục tiêu: Học sinh tiếp thu kiến thức, nhận thức về hệ cô lập và cho được ví dụ về hệ cô lập.
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV nêu vấn đề bằng cách giới thiệu hệ cô lập và hướng dẫn HS đọc SGK, thảo luận hoàn thành câu hỏi đã nêu:
- GV: Giới thiệu hệ cô lập.
- HS: Lắng nghe và ghi nhận.
- GV: Lưu ý: Hệ cô lập còn gọi là hệ kín, hệ cô lập là hệ có ít nhất hai vật trở lên.
Nêu ví dụ: Hệ 2 vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang (tổng ngoại lực bằng 0).
Trong các hiện tượng như nổ, va chạm, các nội lực xuất hiện thường rất lớn so với các ngoại lực thông thường, nên hệ vật có thể coi gần đúng là kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng. Hệ tên lửa và khí khi tên lửa phụt khí.
- Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung ghi vở.
II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
1.Hệ cô lập
Là hệ không có ngoại lực tác dụng hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau. Trong hệ cô lập chỉ có các nội lực tương tác.
15’
Hoạt động 5: Tìm hiểu định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập.
- Mục tiêu: Học sinh tiếp thu kiến thức, nhận thức được định luật bảo toàn động lượng.
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV nêu vấn đề bằng chuyển giao câu lệnh, hướng dẫn HS đọc tài liệu, HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, thảo luận hoàn thành câu hỏi đã nêu:
-GV: Khi một vật chịu tác dụng của lực thì động lượng của vật thay đổi. Vậy trong hệ cô lập, nếu hai vật tương tác với nhau thì tổng động lượng của hệ trước và sau tương tác có thay đổi không?
-HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV: Xét hệ cô lập gồm hai vật nhỏ, tương tác nhau với các nội lực F1 và F2.
- Quan hệ hai lực F1 và F2 như thế nào?
- HS: Theo định luật III Niu-tơn: F1=- F2.
- GV: Độ biến thiên động lượng trong khoảng thời gian tương tác ∆t của mỗi vật: ∆p1=?,∆p2=?
- HS: Theo định lí biến thiên động lượng: ∆p1=F1∆t, ∆p2=F2∆t.
- GV: Xét tổng ∆p1+∆p2=?
p=p1+p2: động lượng của hệ. Độ biến thiên động lượng của hệ bằng tổng độ biến thiên động lượng của các vật trong hệ.
à∆p=∆p1+∆p2=0.
- HS: ∆p1+∆p2=(F1+ F2)∆t. Vì F1=- F2.
- GV: Vậy động lượng của hệ như thế nào? p1+p2?
- HS: Động lượng của hệ không đổi: p1+p2=không đổi.
- GV: Phát biểu nội dung và viết biểu thức tổng quát của định luật bảo toàn động lượng?
- HS: Phát biểu.
- Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung ghi vở.
2. Định luật bảo toàn động lượng  ...  hình 33.2 sau đó đưa ra biểu thức ∆U=Q.
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không thay đổi là quá trình đẳng tích.
VD: Nung nóng khí đốt trong nồi hơi kín.
HS quan sát lắng nghe.
Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà chất nhận được chỉ dùng làm tăng nội năng. Quá trình đẳng tích là quá trình truyền nhiệt.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (5p).
Mục tiêu: Hệ thống lại nội dung bài học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Củng cố nội dung bài dạy, dặn dò bài học tiếp theo.
Nhận nhiệm vụ.
Ngày soạn: 25/09/2019
Người soạn: Trần Thị Hồng Nhiên
Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Bài 34. 
CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
 Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa vào tính chất vĩ mô và cấu trúc vi mô của chúng.
Phân biệt được chất đa tinh thể và chất đơn tinh thể dựa vào tính dị hướng và tính đẳng hướng.
Kể ra được những yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của các chất rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp các tinh thể.
Kể ra được những ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.
b. Kĩ năng
Giải thích được sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất rắn khác nhau.
c. Thái độ
 Nghiêm túc tích cực thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 Hứng thú, tập trung và chú ý lắng nghe.
2. Năng lực định hướng và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học: Đọc và nghiên cứu SGK, tài liệu để tìm hiểu kiến thức trong bài, ghi chép cá nhân.
Năng lực giải quyết vấn đề: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Năng lực sáng tạo: Sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề, giải các bài tập sáng tạo.
Năng lực hợp tác nhóm: Hợp tác nhóm để tìm hiểu về đặc điểm chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình, trao đổi, trình bày ý kiến.
Năng lực tính toán: Phân tích giải các bài tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Hình ảnh 34.1 34.2 34.3 SGK và mô hình của tinh thể muối ăn, thạch anh, kim cương, than chì.
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức về cấu tạo chất.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
2. Tổ chức từng hoạt động
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
(Hoạt động)
(Đơn vị kiến thức)
phút
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Tạo vấn đề cần giải quyết giữa kiến thức hiện có của HS với kiến thức mới cần hình thành.
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV đặt vấn đề bằng cách yêu cầu HS thảo luận đưa ra các ý kiến “Vậy thì, tất cả các chất rắn đều có cấu trúc và tính chất giống nhau hay không? Ta có thể phân biệt các chất rắn khác nhau dựa vào dấu hiệu nào ? ” và hoàn thiện kết quả.
GV: Ở chương trước, ta biết về đặc điểm chất khí, lỏng và đã tìm hiểu kĩ hơn về chất khí thì trong chương này ta sẽ tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về chất rắn và chất lỏng (giới thiệu các nội dung trong chương cần học).
Các em cũng đã biết ở chất rắn các phân tử ở gần nhau và tương tác lực lên nhau cũng mạnh hơn chất lỏng và chất khí, các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng. Vậy thì, tất cả các chất rắn đều có cấu trúc và tính chất giống nhau hay không ? Ta có thể phân biệt các chất rắn khác nhau dựa vào dấu hiệu nào ?
HS: Cá nhân nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
- Sản phẩm mong đợi: Dự đoán và nội dung ghi vở của HS.
phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc tinh thể của chất rắn kết tinh.
- Mục tiêu: HS tiếp thu kiến thức, nhận thức được các đặc điểm của chất rắn kết tinh.
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV đặt vấn đề bằng chuyển giao câu lệnh, HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở; quan sát hình 34.1 34.2 34.3 SGK , tranh ảnh và mô hình của tinh thể muối ăn, thạch anh, kim cương, than chì; thảo luận hoàn thành các câu hỏi đã nêu.
GV: Các chất rắn được phân thành 2 loại: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Vậy, từng loại chất rắn có đặc điểm như thế nào ta sẽ tìm hiểu phần Chất rắn kết tinh.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Cho HS quan sát tranh ảnh và mô hình của tinh thể muối ăn, thạch anh, kim cương, than chì.
HS: Quan sát, lắng nghe.
GV: Có nhận xét gì đặc điểm chung của các cấu trúc tinh thể qua hình ảnh trên ?
HS: Tinh thể của mỗi chất đều có dạng hình học tự nhiên xác định.
GV: Nhận xét.
Tinh thể được cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh VTCB của nó.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Quan sát hình 34.2 SGK và cho biết: Tinh thể muối ăn có hình dạng và cấu trúc từ những nguyên tố nào ? 
HS: Tinh thể muối ăn có hình dạng lập phương được cấu trúc bởi các ion Cl- và Na+. 
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Các tinh thể của cùng một chất thì có chung một dạng hình học nhưng có thể có kích thước khác nhau tùy thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm, tộc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể càng có kích thước lớn. Chất rắn có cấu trúc kết tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh (hay chất rắn tinh thể).
GV: Đọc và hoàn thành câu hỏi C1 SGK.
HS: Tinh thể của 1 chất được hình thành trong quá trình đông đặc của chất đó.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Chất rắn kết tinh có đặc tinh như thế nào ta sẽ tìm hiểu phần: Các đặc tính của chất rắn kết tinh.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Mô tả cấu trúc tinh thể của kim cương và than chì.
Hai loại tinh thể này đều được cấu tạo bởi nguyên tử Cacbon:
+ Kim cương rất cứng và không dẫn điện.
+ Than chì khá mềm và tách than chì theo các lớp phẳng, bên cạnh đó nó còn là chất dẫn điện.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Với cấu trúc tinh thể khác nhau cùng một loại nguyên tử thì nó có tính chất vật lý như thế nào?
HS: Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt nhưng cấu trúc tinh thể khác nhau thì những tính chất vật lý của chúng cũng rất khác nhau.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Nêu một vài ví dụ về nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) của một số chất rắn kết tinh ?
HS: Nước đá nóng chảy (00C), thiếc nóng chảy (2320C), sắt nóng chảy (15300C).
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Tại sao nhiệt độ nóng chảy đối với các chất rắn kết tinh khác nhau thì nó khác nhau?
HS: Vì có cấu trúc tinh thể khác nhau.
GV: Nhận xét.
Lưu ý: Nhiệt độ nóng chảy phải ứng với áp suất cho trước, còn nếu áp suất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy của nó khác nhau.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Dựa vào SGK trang 185 hãy cho biết chất rắn kết tinh có mấy loại ?
HS: Có hai loại:
- Chất rắn đơn tinh thể. 
- Chất rắn đa tinh thể. 
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Dựa vào nội dung SGK hãy cho biết đặc điểm của chất rắn đơn tinh thể và đa tinh thể ?
HS: Trả lời
- Chất rắn đơn tinh thể :
+ Cấu tạo từ một tinh thể.
+ Có tính dị hướng.
- Chất rắn đa tinh thể:
+ Cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn với nhau
+ Có tính đẳng hướng.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu..
GV: Đọc và hoàn thành câu C2 SGK?
HS: Vì chất rắn đa tinh thể được cấu tạo bởi vô số các tinh thể nhỏ sắp xếp hỗn độn nên tính dị hướng của mỗi tinh thể được bù trừ trong toàn khối chất.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Dựa vào nội dung SGK hãy nêu được một số ứng dụng của chất rắn kết tinh ?
HS: Trả lời
- Các đơn thể thể Silic và Gemeni dùng làm như điốt, mạch vi điện tử. Kim cương rất cứng nên được dùng làm mũi khoan, dao cắt kính, đá mài,...
- Các kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau như luyện kim, chế tạo máy, xây dựng cầu đường, đóng tàu, điện và điện tử, sản xuất đồ gia dụng,...
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
- Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả và nội dung ghi vở.
I. Chất rắn kết tinh
1. Cấu trúc tinh thể
- Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử ion, liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh VTCB của nó.
- Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi chất rắn kết tinh (hay chất rắn tinh thể).
2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh
- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo cùng một tinh thể không giống nhau thì tính chất vật lý của chúng cũng khác nhau.
VD: Kim cương, than chì.
- Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở một áp suất cho trước.
- Chất rắn kết tinh có thể là đơn tinh thể hoặc đa tinh thể:
+ Chất rắn đơn tinh thể:
ŸCấu tạo từ một tinh thể.
Ÿ Có tính dị hướng.
VD: Muối, thạch anh, kim cương.
+ Chất rắn đa tinh thể:
Ÿ Cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn với nhau
Ÿ Có tính đẳng hướng.
VD: Sắt, đồng.
2. Ứng dụng
- Chất rắn đơn tinh thể như Silic, Gemani được dùng làm các linh kiện bán dẫn,...
- Chất rắn đa tinh thể như kim loại và hợp kim dùng trong các ngành công nghệ như luyện kim, chế tạo máy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của chất rắn vô định hình.
- Mục tiêu: HS tiếp thu kiến thức, nhận thức được các đặc điểm của chất rắn vô định hình.
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV đặt vấn đề bằng chuyển giao câu lệnh, HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở; thảo luận hoàn thành các câu hỏi đã nêu.
GV: Ngoài các chất rắn kết tinh còn có chất rắn vô định hình tức là không có dạng hình học xác định. Vậy chất rắn vô định hình có đặc điểm như thế nào ta sẽ tìm hiểu phần: Chất rắn vô định hình.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Đọc và hoàn thành câu C3.
HS:
- Chất rắn vô định hình không có tính dị hướng vì không có cấu trúc tinh thể nên tính chất vật lí theo mọi hướng đều như nhau.
- Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
GV: Chất rắn vô định hình như thủy tinh, nhựa, cao su được sử dụng nhiều nhất trong ngành nào ? Vì sao ?
HS: Dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau như: cao su làm vỏ xe, lưu huỳnh làm pháo hoa, thủy tinh làm đồ dùng, cao su làm nệm.
Vì nó có nhiều đặc tinh rất quý như: dễ tạo hình, không bị gỉ, không bị ăn mòn, giá thành rẻ,...
GV: Nhận xét.
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
- Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả và nội dung ghi vở.
II. Chất rắn vô định hình
- Chất rắn vô định hình là những chất không có cấu trúc tinh thể.
- Đặc điểm:
+ Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
+ Có tính đẳng hướng, không có tính dị hướng.
- Ứng dụng: dùng phổ biến trong ngành công nghệ.
Hoạt động 4 ( phút): Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: HS trả lời được các câu 1, 2, 3 SGK
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV nêu câu hỏi, HS làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi của GV.
- Sản phẩm mong đợi: Đáp án các câu 1, 2, 3 của HS.
Hoạt động 5 ( phút) : Hoạt động vận dụng và mở rộng
- Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về đặc điểm của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình để giải các bài tập 4, 5, 6, 7, 8, 9 SGK.
- Phương thức tổ chức hoạt động: Các nhóm thảo luận kết quả, giải các bài tập và trình bày tại chỗ.
- Sản phẩm mong đợi: Bài giải các bài tập 4, 5, 6, 7, 8, 9 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_bai_23_dong_luong_dinh_luat_bao_toan_d.docx