Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 24: Công và công suất - Nguyễn Trường Sơn

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 24: Công và công suất - Nguyễn Trường Sơn

I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

+ Định nghĩa được công cơ học trong trường hợp tổng quát A = F.s.cos α

+ Nêu được định nghĩa đơn vị công cơ học.

b. Kỹ năng:

+ Phân biệt được công của lực phát động với công của lực cản.

+ Biết cách vận dụng công thức để giải các bài tập.

c. Thái độ:

+Nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ - Học sinh: Ôn tập các kiến thức.

 + Khái niệm công đã học ở lớp 8

+ Quy tắc phân tích một lực thành hai lực thành phần có phương đồng quy.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hệ cô lập là gì? Lấy VD.

- Phát biểu định luật bảo toàn động lượng và viết biểu thức. Giải thích các đại lượng trong biểu thức.

3. Đặt vấn đề vào bài: Học sinh đọc vấn đề đầu bài.

4. Bài mới.

Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về công (THCS, Lớp 8, Bài 13)

 

docx 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Bài 24: Công và công suất - Nguyễn Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: 	Nguyễn Trường Sơn	
MSSV:001641159	
BÀI 24: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
+ Định nghĩa được công cơ học trong trường hợp tổng quát A = F.s.cos α
+ Nêu được định nghĩa đơn vị công cơ học. 
Kỹ năng:
+ Phân biệt được công của lực phát động với công của lực cản.
+ Biết cách vận dụng công thức để giải các bài tập.
Thái độ:
+Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ - Học sinh: Ôn tập các kiến thức.
 + Khái niệm công đã học ở lớp 8
+ Quy tắc phân tích một lực thành hai lực thành phần có phương đồng quy.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hệ cô lập là gì? Lấy VD.
- Phát biểu định luật bảo toàn động lượng và viết biểu thức. Giải thích các đại lượng trong biểu thức.
3. Đặt vấn đề vào bài: Học sinh đọc vấn đề đầu bài.
4. Bài mới.
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về công (THCS, Lớp 8, Bài 13)
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Khi nào có công cơ học?
- Nhận xét câu trả lời.
- Nhắc lại hai trường hợp HS đã được học: lực cùng hướng và vuông góc với hướng dịch chuyển.	
- Nhớ lại khái niện về công và công thức tính công ở lớp 8.
- Lấy ví dụ về lực sinh công
I. Công
1. Khái niệm về công
Một lực sinh công khi nó tác dụng lên một vật và làm vật chuyển dời theo hướng của lực.
Biểu thức: A= F.s
A công (J)
F lực tác dụng (N), s độ dời (m)
Hoạt động 2: Xây dựng biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nêu và phân tích bài toán tính công trong trường hợp tổng quát. (Không còn theo 1 phương nữa thì sao).
- Hướng dẫn: thành phần tạo ra chuyển động không mong muốn.
- Hướng dẩn: sử dụng công thức đã biết: A = F.s
- Nhận xét công thức tính công tổng quát.
- Công của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Và phụ thuộc thế nào? (Dẫn vào mục Biện luận).
- GV cho ví dụ về công phát động có lợi và công cản có hại.
(Vận dụng câu C2)
- Đọc SGK
- Phân tích lực tác dụng lên vật gồm 2 thành phần: cùng hướng và vuông góc với hướng dịch chuyển của vật.
- Nhận xét khả năng thực hiện công của hai lực thành phần.
- Tính công của lực thành phần cùng hướng với hướng dịch chuyển của vật. Viết công thức tính công tổng quát.
- HS trả lời.
2. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát:
Nếu lực không đổi có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc a thì công của lực được tính theo công thức 
A= F.S.cos a. (Vẽ hình)
(Với góc a=(,s))
3. Biện luận: 
a) a 0: A là công phát động (công dương).
b) a = 900 Þ A = 0: điểm đặt của lực chuyển dời theo phương vuông góc với lực
c) a > 900 Þ A < 0: A là công âm (công cản trở chuyển động). Lực đóng vai trò là cản trở chuyển động.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị của công.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho biêt các đơn vị của cos, s, F ? 
- Cho biết đơn vị của công A?
- Dựa vào công thức này cho biết ý nghĩa của đơn vị Jun?
- GV nêu chú ý
+ cos không có đơn vị; s: m; F: N. 
+ Đơn vị của công A: N.m
+ HS trả lời
+ HS lắng nghe.
 4. Đơn vị công
 A = Fscos
Đơn vị của công là Niu- tơn mét (N.m) hoặc Jun (J)
Ta có: 1 J = 1 N.m
 1 kJ = 1000 J
 Jun là công do lực có độ lớn 1 N thực hiện khi điểm dặt của lực chuyển dời 1mét theo hướng của lực.
5. Chú ý
Các công thức tính công 
A = F.s hay A = Fscos chỉ đúng khi điểm đặt của lực chuyển dời thẳng và lực không đổi trong quá trình chuyển dời.
IV. CỦNG CỐ
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
CÔNG VÀ CÔNG SUẤT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
 + Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công suất.
+ Nêu được định nghĩa đơn vị của công suất. 
+ Biết cách vận dụng công thức để giải các bài tập.
II. CHUẨN BỊ
Học sinh: Ôn tập kiến thức: công suất đã học ở lớp 8
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Định nghĩa công cơ học trong trường hợp tổng quát?
+ Phân biệt công của lực phát động với công của lực cản?
+ Nêu định nghĩa đơn vị công cơ học?
3. Đặt tình huống có vấn đề
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS làm bài toán sau: Để kéo một thùng nước khối lượng 10 kg từ giếng sâu 8m lên. Nếu người kéo mất 20 s, dùng máy kéo mất 4 s, hai trường hợp đều coi thùng nước chuyển động nhanh dần đều.
1. Tính công của lực kéo trong hai trường hợp.
2. Trường hợp nào thực hiện công nhanh hơn? Vì sao?
Để giải thích tại sao máy thực hiện công nhanh hơn cần tìm hiểu khái niệm công suất.
HS đọc và tìm hiểu bài toán.
- Thảo luận.
Kết quả:
1. Trong cả hai trường hợp:
- Trường hợp người kéo:
a1 = 0,04 m/s2
A1 = Fk.s = m(g+a1)s = 803,2 J
- Trường hợp máy kéo:
a2 = 1 m/s2
A2 = m(g+a2)s = 880 J
2. Máy thực hiện công nhanh hơn.
4. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm công suất.
Thời gian
Họat động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Cho HS đọc SGK và trình bày:
- Nêu định nghĩa công suất?
- Viết biểu thức tính công suất?
- Có thể dùng những đơn vị công suất nào?
- Ý nghĩa vật lí của công suất? 
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên.
II. Công suất
1. Khái niệm công suất
Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian .
Trong đó: P công suất (W)
A công (J), t thời gian (s).
2. Đơn vị của công suất W
Oát là công suất của một thiết bị thực hiện công bằng 1 J trong thời gian 1 S
1 W = 1J/s
Một số đơn vị công suất khác như mã lực.
- Công suất của một lực đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của lực đó.
IV. CỦNG CỐ
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_bai_24_cong_va_cong_suat_nguyen_truong.docx