Giáo án Vật lý Lớp 10 - Chương 3. Bài 7 đến 9

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Chương 3. Bài 7 đến 9

1. MỤC TIÊU

2. Kiến thức:

• Biết được công thức, ý nghĩa và đơn vị của gia tốc.

• Biết được đồ thị vận tốc – thời gian.

• Biết chuyển động biến đổi.

• Biết các công thức, phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Tự chủ và học tập:

+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm.

+ Tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm.

+ Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học trước đó để giải quyết vấn đề trong bài học mới.

• Giao tiếp và hợp tác:

+ Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm.

+ Khiêm tốn tiếp thu sự góp ý nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

+ Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.

+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học.

- Năng lực môn vật lí:

• Năng lực nhận thức vật lí:

+ Lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được công thức tính gia tốc.

+ Nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc.

+ Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

• Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:

+ Dựa trên số liệu cho trước, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng.

+ Thực hiện thí nghiệm để rút ra được công thức tính gia tốc.

• Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

+ Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị vận tốc – thời gian.

3. Phẩm chất:

• Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân

• Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, khám phá những kiến thức về gia tốc và chuyển động thẳng biến đổi đều thông qua nhiều nguồn tài liệu như sách, internet.

• Trung thực: Luôn trung thực với bản thân, giáo viên và bạn học

 

docx 21 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Chương 3. Bài 7 đến 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHƯƠNG 3. CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI
BÀI 7. GIA TỐC - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (4TIẾT)
MỤC TIÊU
Kiến thức:
Biết được công thức, ý nghĩa và đơn vị của gia tốc.
Biết được đồ thị vận tốc – thời gian.
Biết chuyển động biến đổi.
Biết các công thức, phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Năng lực
- Năng lực chung:
Tự chủ và học tập:
+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm.
+ Tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân, bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm.
+ Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học trước đó để giải quyết vấn đề trong bài học mới.
Giao tiếp và hợp tác:
+ Chủ động trong giao tiếp  khi làm việc nhóm.
+ Khiêm tốn tiếp thu sự góp ý nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
+ Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học.
- Năng lực môn vật lí:
Năng lực nhận thức vật lí:
+ Lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được công thức tính gia tốc.
+ Nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc.
+ Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:
+ Dựa trên số liệu cho trước, vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng.
+ Thực hiện thí nghiệm để rút ra được công thức tính gia tốc.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
+ Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị vận tốc – thời gian.
Phẩm chất:
Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân
Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, khám phá những kiến thức về gia tốc và chuyển động thẳng biến đổi đều thông qua nhiều nguồn tài liệu như sách, internet.
Trung thực: Luôn trung thực với bản thân, giáo viên và bạn học
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Video, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh:
Sách giáo khoa
Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học
Dụng cụ học tập như: bút, vở ghi chép, máy tính casio...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu bài học.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh và câu hỏi mở đầu bài học trong SGK, đặt vấn đề đi vào bài mới.
CH: Trong giải đua xe F1( Hinh 7.1), các tay đua phải hoàn thành một chặng đua dài khoảng 300 km trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong quá trình đua, các tay đua bắt buộc phải vào trạm dừng thay lốp mới và nạp thêm nhiên liệu. Trong khoảng thời gian từ khi xe vào trạm dừng đến khi xe tăng tốc trở lại đường đua, ta thấy vận tốc của xe đã có sự thay đổi rõ rệt. Đại lượng nào đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc của xe?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.
Bước 3,4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài 6, chúng ta đã được thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng. Đến bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm về đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng. Tìm hiểu thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều và các phương trình của nó. Thêm nữa chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một đại lượng mới là gia tốc. Chúng ta đi vào bài học Bài 7. Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng và khái niệm gia tốc.
Mục tiêu: HS nêu được khái niệm gia tốc và biết dùng đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng để xác định gia tốc.
Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, giao nhiệm vụ yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ.
Sản phẩm học tập: HS đưa ra được khái niệm gia tốc và biết xác định gia tốc dựa vào đồ thị vận tốc - thời gian.
Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về cách thực hành thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng biến đổi.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 tổ, phát cho mỗi tổ một bộ dụng cụ thí nghiệm để thực hành làm thí nghiệm. (Bộ dụng cụ giống như bài 6 gồm: đồng hồ đo thời gian hiện số; máng định hướng thẳng dài khoảng 1m có đoạn dốc nghiêng (độ dốc không đổi) và đoạn nằm ngang; viên bi thép; thước đo dộ có gắn dây dọi; thước thẳng độ chia nhỏ nhất là 1mm; nam châm điện; hai cổng quang điện, công tắc điện, giá đỡ; thước kẹp).
- GV yêu cầu HS dựa vào các dụng cụ thí nghiệm và tiến tiến trình thí nghiệm trong SGK, làm việc nhóm để trả lời câu Thảo luận 1 và 2.
Thảo luận 1: Làm thế nào ta có thể xác định được vận tốc tức thời dựa vào phương án thí nghiệm gợi ý?
Thảo luận 2: Cần chọn gốc tọa độ, gốc thời gian như thế nào để việc xác định độ dịch chuyển và thời điểm trong thí nghiệm được thuận tiện?
- GV yêu cầu HS dựa vào phương án thí nghiệm trong SGK, bố trí và thực hành làm thí nghiệm đo tốc độ tức thời của viên bi.
+ GV lưu ý cho HS thực hiện thí nghiệm với nhiều khoảng cách AB khác nhau.
- GV yêu cầu HS ghi số liệu đo được vào bảng 7.1 và hướng dẫn HS hoàn thành bảng 7.1 bằng cách cho HS trả lời câu Thảo luận 3:
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy xác định giá trị trung bình và sai số của phép đo thời gian viên bi chuyển động từ A đến B và thời gian chắn cổng quang điện B. Từ đó xác định giá trị trung bình và sai số của vận tốc tức thời tại B ứng với từng giá trị độ dịch chuyển.
+ Yêu cầu HS vẽ đồ thị vận tốc tức thời tại B theo thời gian chuyển động  vào giấy kẻ ô theo dữ liệu đã được xử lí ở bảng trên.
Gợi ý: Áp dụng công thức:
- Thời gian trung bình
- Sai số của phép đo thời gian:
- Sai số của d:
- Sai số của v: , với .
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận dụng cụ thí nghiệm, đọc thông tin SGK, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bảng 7.1
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Đại diện 2- 3 nhóm HS đứng dậy trình bày câu trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét quá trình thực hiện thí nghiệm của HS. Đánh giá, củng cố lại kiến thức cho HS, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về đại lượng gia tốc
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra nhận định: Trên thực tế, vận tốc của vật chuyển động trong đa số trường hợp luôn thay đổi theo thời gian.
- GV yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 4: Nêu một số ví dụ khác về chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và cho biết: Chuyển động biến đổi là gì?
- GV đưa ra nhận định: Sự thay đổi vận tốc của vật theo thời gian được đặc trưng bởi một đại lượng gọi là gia tốc.
- GV chia tổ như ở nhiệm vụ 1, yêu cầu mỗi tổ vẽ sơ đồ tư duy để tìm hiểu kiến thức về đại lượng gia tốc.
- GV hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy:
+ Lập dàn ý của sơ đồ tư duy, trong đó thể hiện rõ phân cách của các ý tưởng tương ứng với các nhánh chính phụ trong sơ đồ tư duy: đưa ra cách xác định gia tốc thông qua đồ thị (v - t); tìm hiểu khái niệm gia tốc tức thời; phân loại chuyển động dựa vào giá trị của gia tốc tức thời; tìm hiểu giá trị của gia tốc trung bình, gia tốc tức thời.
- Sau khi HS trình bày xong phần sơ đồ tư duy:
+ GV đưa ra lưu ý về chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều.
+ GV yêu cầu áp dụng kiến thức trả lời câu hỏi luyện tập và vận dụng trong SGK:
Luyện tập: Một xe buýt bắt đầu rời khỏi bến khi đang chuyển động thẳng đều thì thấy một chướng ngại vật, người lái xe hãm phanh để dừng lại. Hãy nhận xét tính chất chuyển động của xe buýt, mối liên hệ về hướng của vận tốc và gia tốc từ lúc bắt đầu chuyển động cho tới khi dừng lại.
Vận dụng: Trong cuộc đua xe F1, hãy giải thích tại sao ngoài tốc độ tối đa thì gia tốc của xe cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định kết quả cuộc đua.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý nghe GV hướng dẫn, đọc thông tin SGK, làm việc nhóm để tiến hành vẽ sơ đồ tư duy.
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Sau thời gian thảo luận quy định, GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu các nhóm treo sơ đồ tư duy lên bảng
- GV điều động các nhóm di chuyển để quan sát sản phẩm của từng nhóm. GV phát cho mỗi nhóm (tổ) 3 phiếu đánh giá để nhóm (tổ) đó có thể ghi đánh giá 3 nhóm (tổ) còn lại.
- HS của nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi và đánh giá sơ đồ tư duy của các nhóm vào phiếu đánh giá.
- GV mời 1 bạn trả lời câu luyện tập, 1 bạn trả lời câu vận dụng, các bạn khác lắng nghe câu trả lời của bạn để nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá sơ đồ tư duy của các nhóm.
 => GV kết luận, chuẩn kiến thức
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu cách áp dụng đồ thị (v - t) để xác định độ dịch chuyển.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giảng giải để rút ra được độ dịch chuyển của vật trong thời gian
- GV dành 5 phút cho HS tự đọc và nghiên cứu ví dụ trong SGK.
- Sau đó cho HS làm việc nhóm đôi, trả lời câu hỏi thảo luận 5 và luyện tập:
Thảo luận 5: Nhận xét về tính chất chuyển động của vật có đồ thị (v – t) được biểu diễn trong hình 7.7.
Luyện tập: Một người chạy xe máy theo một đường thẳng và có vận tốc theo thời gian được biểu diễn bởi đồ thị (v – t) như hình 7.8. Xác định:
a) Gia tốc của người này tại các thời điểm 1 s, 2,5 s và 3,5 s.
b) Độ dịch chuyển của người này từ khi bắt đầu chạy đến thời điểm 4 s.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý nghe giảng, theo dõi thông tin SGK, trao đổi cvowis bạn để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một nhóm đứng tại chỗ trả lời câu Thảo luận 5, 1 bạn đại diện của nhóm khác lên bảng trình bày câu trả lời cho phần luyện tập.
- Các HS lắng nghe và quan sát câu trả lời của bạn, để đưa ra nhận xét, góp ý bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS
=> GV đưa ra kết luận cách xác định độ dịch chuyển trong khoảng thời gian từ  đến  của vật, kết luận chuẩn kiến thức rồi chuyển sang nội dung mới.
1. Thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng biến đổi.
Trả lời:
*Thảo luận 1:
Để xác định vận tốc tức thời ta sẽ thực hiện các bước sau:
- Chọn MODE B trên đồng hồ đo thời gian hiện số để đo thời gian viên bi qua cổng quang điện B.
+ Khi viên bi bắt đầu đi vào cổng quang điện B thì đồng hồ chạy số, sau khi vật đi qua cổng quang điện B thì đồng hồ đo dừng lại -> Xác định được thời gian viên bi chuyển động qua cổng quang điện B.
- Xác định độ dịch chuyển d của viên bi: độ dịch  ... nghiệm tại NASA cho HS xem.
https://www.youtube.com/watch?v=E43-CfukEgs
- GV giới thiệu bộ dụng cụ gồm:
+ Giá đỡ thanh nhôm có gắn dây dọi (1)
+ Cổng quang điện (2)
+ Đồng hồ đo thời gian hiện số (3)
+ Nam châm điện (4)
+ Công tắc điện (5)
+ Vật nặng
+ Êke vuông ba chiều dùng để xác định vị trí đầu của vật rơi.
+ Thước đo có độ chính xác đến mm.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để trả lời câu Thảo luận 2: Dựa vào các kiến thức đã học và bộ dụng cụ gợi ý, các em hãy đề xuất một phương án đo gia tốc rơi tự do khác. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án do em đề xuất so với phương án gợi ý.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video kết hợp với đọc thông tin SGK, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 nhóm lên trình câu trả lời Thảo luận 1 và 2.
- Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung mới.
1. Thiết kế phương án thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do
Trả lời:
*Thảo luận 1:
a. Thời gian di chuyển từ khi bắt đầu thả đến khi chạm đất của viên bi ngắn hơn của tờ giấy (phẳng). Do diện tích tiếp xúc của tờ giấy lớn hơn nên lực cản của không khí tác dụng vào tờ giấy là đáng kể.
b. Điều kiện để hai vật chạm đất đồng thời là diện tích tiếp xúc của hai vật là như nhau để lực cản tác dụng lên hai vật là như nhau. Ta có thể vo tròn tờ giấy lại để lực cản tác dụng vào tờ giấy là không đáng kể.
*Thảo luận 2:
Phương án thí nghiệm: Sử dụng MODE B ở đồng hồ đo thời gian hiện số để xác định vận tốc tức thời tại B (tương tự thí nghiệm ở bài 7). Ta xác định gia tốc rơi tự do thông qua đồ thị vận tốc – thời gian.
Ưu điểm:
+ Có thể sử dụng phương án này để chứng minh sự rơi của viên bi (có thể xem gần đúng là rơi tự do) là chuyển động nhanh dần đều.
+ Vận dụng được đồ thị v – t để xác định gia tốc rơi tự do.
Nhược điểm:
+ Thực hiện nhiều thao tác hơn phương án gợi ý ở SGK.
+ Do có sai số của vận tốc và thời gian nên việc xác định gia tốc từ đồ thị có thể kém chính xác hơn.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 9. CHUYỂN ĐỘNG NÉM (2 TIẾT)
MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Biết chuyển động ném
- Biết thiết kế và thực hiện dự án tìm điều kiện ném vật trong không khí ở độ cao nào đó để đạt độ cao hoặc tầm xa lớn nhất.
Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện nhiệm vụ đặt ra cho các nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận và nêu được ý tưởng, phương án để thực hiện dự án nghiên cứu điều kiện ném vật trong không khí ở độ cao xác định để vật đạt được tầm xa lớn nhất.
- Năng lực môn vật lí:
Năng lực nhận thức vật lí: Mô tả và giải thích được chuyển động khi vật có cận tốc không đổi theo một phương và có gia tốc không đổi theo phương vuông góc với phương này.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu tìm điều kiện ném vật trong không khí ở độ cao nào đó để đạt độ cao hoặc tầm xa lớn nhất
Phẩm chất:
+ Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc thực hiện dự án nghiên cứu.
+ Trung thực: ghi chép lại số liệu báo cáo dự án một cách nghiêm túc, trung thực.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh:
Sách giáo khoa
Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Kích thích sự hứng thú, tò mò cho HS trước khi vào bài học mới.
Nội dung: GV đặt vấn đề dựa theo gợi ý SGK, HS trả lời theo những kiến thức các em đã biết.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu hỏi mở đầu lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
CH: Chuyển động ném là một chuyển động thường gặp trong cuộc sống như: máy bay trực thăng thả những thùng hàng cứu trợ (Hình 9.1a), vận động viên đẩy tạ (Hình 9.1b). Trong cả hai trường hợp, vật đều được ném từ một độ cao h so với mặt đất và có vận tốc đầu v0  hợp với phương ngang một góc α ( 0 ≤ α ≤ 90°) . Để thùng hàng rơi trúng vị trí cần thiết, quả tạ bay đi được quãng đường xa nhất, cần phải có những điều kiện gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ về câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một bạn HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
( TL: Để thùng hàng rơi trúng vị trí cần thiết, quả tạ bay đi được quãng đường xa nhất, cần phải có những điều kiện:
- Người ta phải tính được hướng gió và vận tốc gió để di chuyển máy bay đến một độ cao xác định,
- Người ném tạ phải ném quả tạ với một lực là lớn nhất.)
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV yêu cầu HS sau khi học xong bài này sẽ quay lại xác nhận câu trả lời của bạn đã đứng hay chưa.
- GV dẫn dắt vào bài học: Các em có còn nhớ hình ảnh máy bay trực thăng thả hàng cứu trợ cho tỉnh Quảng Trị trong đợt lũ lịch sử vào tháng 10/2020 mà trên chương trình thời sự đã đưa tin. Hay hành động ném tạ của các vận động viên thi đấu trong môn ném tạ. Liệu các em có bao giờ thắc mắc rằng là làm thế nào để hàng cứu trợ rơi đúng vị trí hay quả tạ bay đi được quãng đường xa nhất? Vậy thì bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi này. Chúng ta đi vào bài mới Bài 9. Chuyển động ném
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Chuyển động ném ngang
Mục tiêu: HS mô tả được chuyển động khi vật có vận tốc không dổi theo một phương và có gia tốc không đổi theo phương vuông góc với phương này.
Nội dung:
- GV giảng giải phân tích kiến thức mới
- HS nghe giảng kết hợp đọc SGK và thảo luận nhóm để trả lời những câu hỏi GV yêu cầu.
Sản phẩm học tập: HS
Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cách mô tả chuyển động ném ngang
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu phương án thí nghiệm, HS lắng nghe:
Trong một thí nghiệm khảo sát tính chuyển động của một vật ném ngang như hình 9.2, người ta đồng thời thả viên bi màu đỏ rơi tự do và bắn viên bi màu vàng theo phương ngang từ cùng một độ cao h
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đổi kết hợp theo dõi SGK và trả lời câu Thảo luận 1: Em hãy quan sát kết quả thí nghiệm trong hình 9.2 và nhận xét về chuyển động của hai viên bi.
GV gợi ý:
+ Để nhận xét sự chuyển động của viên bi màu vàng, cần phải phân tích thành 2 thành phần vuông góc với nhau trên trục Ox nằm ngang và Oy thẳng đứng. Rồi quan sát các vị trí liên tiếp của viên bi màu vàng và hình chiếu của các vị trí này trên hai trục vuông góc Ox và Oy như hình 9.3
+ Quỹ đạo chuyển động của 2 viên bi như thế nào?
+ Khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp có đặc điểm gì?
=> GV rút ra kết luận nhấn mạnh về chuyển động của viên bi màu vàng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát ảnh chụp hoạt nghiệm khi hai viên bi chuyển động, quan sát hình ảnh phân tích chuyển động của viên bi màu vàng theo hai phương vuông góc để trả lời câu Thảo luận 1.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày câu trả lời  Thảo luận 1.
- Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách giải thích chuyển động ném ngang.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra nhận định về chuyển động ném: Chuyển động ném là một chuyển động phức tạp trong mặt phẳng (hoặc không gian ba chiều trong trường hợp tổng quát)
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, và trả lời câu hỏi:
CH1:  Xét chuyển động ném ngang trong mặt phẳng như hình 9.2 và dựa vào hình 9.4, em hãy nhận xét về gia tốc của chuyển động (độ lớn và hướng).
- GV  yêu cầu HS dựa vào mô tả chuyển động ở hoạt động 1, để giải thích chuyển động của vật ném ngang:
+ Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình 9.4, và gốc thời gian lúc thả vật, em hãy phân tích chuyển động trên từng trục tọa độ.
( Gợi ý: phân tích theo 3 yếu tố là gia tốc, vận tốc và phương trình chuyển động.)
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, trả lời câu Thảo luận 2 và 3:
Thảo luận 2: Lập luận để rút ra các phương trình mô tả quỹ đạo chuyển động, thời gian rơi và tầm xa của vật được ném ngang.
Thảo luận 3: Phân biệt phương trình chuyển động và phương trình quỹ đạo của vật.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi SGK và chăm chú nghe giảng để trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày câu trả lời  cho mỗi câu hỏi.
- HS ở các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về phương trình quỹ đạo, thời gian rơi và công thức xác định tầm xa của vật. Sau đó chuyển sang nội dung mới.
1. Mô tả chuyển động ném ngang
Trả lời:
*Thảo luận 1:
Nhận xét về chuyển động của hai viên bi:
- Viên bi màu đỏ: Chuyển động rơi tự do, khoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp tăng dần trong suốt quá trình rơi tự do.
- Viên bi màu vàng:
+ Quỹ đạo chuyển động có dạng đường cong với vị trí của viên bi khi chiếu lên phương Oy trùng với vị trí của viên bi màu đỏ tại mỗi thời điểm.
+ Khoảng cách của hình chiếu hai vị trí liên tiếp của viên bi màu vàng lên trục Ox không đổi.
=> Kết luận:
- Trên phương Ox, viên bi màu vàng chuyển động thẳng đều.
- Trên phương Oy, viên bi màu vàng chuyển động thẳng nhanh dần đều.
2. Giải thích chuyển động ném ngang
Trả lời:
Chuyển động ném ngang trong mặt phẳng như hình 9.2:
+ Vật luôn có gia tốc bằng gia tốc rơi tự do  
+ Có phương thẳng đứng, hướng xuống dưới, vuông góc với vận tốc ban đầu
Trả lời:
*Trục Ox:
+ Gia tốc:  nên vật vật chuyển động thẳng đều trên trục Ox.
+ Vận tốc  là hằng số.
+ Phương trình chuyển động: x =
*Trục Oy:
+ Gia tốc:  nên vật chuyển động nhanh dần đều trên trục Oy (do vectơ hình chiếu vận tốc  và gia tốc  luôn cùng chiều)
+ Vận tốc:
+ Phương trình chuyển động: y = . g.
Trả lời:
*Thảo luận 2:
Dựa vào phương trình chuyển động trên trục Ox và Oy:
+ Thời gian từ lúc ném đến khi vật ở vị trí x là: t = .
Thay vào phương trình y = . g. ta được phương trình quỹ đạo:
y= . g.= . .
=> Quỹ đạo của vật là một nhánh của đường parabol.
+ Khi vật rơi từ độ cao h, thời gian rơi của vật là: t = .
Thay vào phương trình theo phương Ox ta được tầm xa của vật là : L = = .
(Tầm xa là khoảng cách xa nhất theo phương ngang so với vị trí ném.)
*Thảo luận 3:
Phân biệt phương trình chuyển động và phương trình quỹ đạo của vật:
+ Phương trình chuyển động là: phương trình mô tả sự thay đổi vị trí của chất điểm trong không gian theo thời gian.
+ Phương trình quỹ đạo: là phương trình mô tả những điểm mà chất điểm đi qua. Trong phương trình quỹ đạo chỉ thể hiện mối liên hệ giữa các thành phần tọa độ, không đề cập đến yếu tố thời gian.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_chuong_3_bai_7_den_9.docx