I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.
- Nêu được các giai đoạn phát triển của Vật lí
- Nêu được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau
- Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình).
- Nêu được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau
- Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu vật lí trong một số hiện tượng vật lí cụ thể
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ.
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
Phụ lục IV KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường:................... Tổ:............................ Họ và tên giáo viên: Ngày soạn 30/8/2022 Tiết PPCT 01+02 BÀI 1: LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp:10 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí. - Nêu được các giai đoạn phát triển của Vật lí - Nêu được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật. - Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau - Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình). - Nêu được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực thực nghiệm. - Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật. - Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau - Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu vật lí trong một số hiện tượng vật lí cụ thể 3. Phẩm chất - Chăm chỉ. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học - Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị. - Phiếu học tập. PHIẾU SỐ 1 Câu 1: Hãy xem bảng các đơn vị của hệ SI trang 5 SGK. Sau đó nối các đơn vị tương ứng với các đại lượng vật lý: ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ TÊN ĐƠN VỊ VÀ KÍ HIỆU Lượng chất Cường độ ánh sáng Độ dài Nhiệt độ nhiệt động lực Khối lượng Cường độ dòng điện Thời gian Ampe (A) Ki-lô-gam (kg) Mol (mol) Kenvin (K) Mét (m) Candela (Cd) Giây (s) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3A Câu 1: Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của vật lí? Câu 2: Kiến thức về từ trường Trái đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú? Câu 3: Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật vật lí nào của Newton? Câu 4: Hãy nêu thêm ví dụ về việc dùng kiến thức vật lí để giải thích hiện tượng tự nhiên mà các em đã học. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3B Câu 1: Nếu không có các thành tựu nghiên cứu của vật lý thì không có công nghệ. Lịch sử loài người đã trải qua mấy cuộc cách mạng công nghiệp? Đó là những cuộc cách mạng nào? Câu 2: Hãy nêu tên một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt? Câu 3: Theo em, việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế nào? Câu 4: Theo em sử dụng động cơ điện có những ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước? Câu 5: Hãy kể tên một số nhà máy tự động hóa quá trình sản xuất ở nước ta? 2. Học sinh - Ôn lại những vấn đề đã được học về Vật lí ở cấp THCS. - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập a. Mục tiêu: - Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu môn Vật lí - Biết cách sử dụng sách giáo khoa trong quá trình tự học, tự tìm hiểu tài liệu. - Nêu được 7 đơn vị tương ứng với 7 đại lượng vật lí trong hệ SI. b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên và hoàn thành nhiệm vụ theo nhóm mà giáo viên đã giao c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập và ghi chép của học sinh. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: 1 – c; 2 – f; 3 – e; 4 – d; 5 – b; 6 – a; 7 – g. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 - Giáo viên nêu vấn đề: Khoa học công nghệ ngày nay có sự phát triển vượt bậc, đó là nhờ sự góp mặt không nhỏ của bộ môn khoa học Vật lí. Trước khi tìm hiểu từng nội dung cụ thể của môn học, ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng sách và đơn vị đo lường hệ SI nhé! - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách giáo khoa trang 2 và trang 5 hoàn thành phiếu học tập số 1. (Có thể cho các nhóm thi đua xem nhóm nào nhanh hơn bằng cách chiếu trên powerpoint) Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm đưa kết quả lên bảng. - Học sinh các nhóm xem kết quả của các nhóm khác, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của các nhóm khác Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của vật lí, mục tiêu của môn vật lí và quá trình phát triển của vật lí a. Mục tiêu: - Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí. - Nêu được các giai đoạn phát triển của Vật lí b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: A. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÍ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÍ 1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng - Các lĩnh vực nghiên cứu: Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối. 2. Mục tiêu của môn Vật lí: Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính: + Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí. + Vận dụng được kiến thức kỹ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống. + Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp. B. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÍ - Giai đoạn 1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan: từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI (tiền Vật lí) - Giai đoạn 2: Các nhà vật lý dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên: từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Vật lí cổ điển) - Giai đoạn 3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay (Vật lí hiện đại) d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 - Giáo viên nêu vấn đề: Vật lí được ra đời và phát triển như thế nào? Các phương pháp nghiên cứu vật lí có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phát triển năng lực của học sinh? Ta sẽ tìm hiểu điều này qua chương đầu tiên Chương I: Mở đầu Bài 1: Làm quen với vật lí. - Giáo viên về đối tượng nghiên cứu Vật lí cho học sinh, giới thiệu hình ảnh 3 nhà bác học tiêu biểu và chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh đọc mục I, II và tìm hiểu về các nhà khoa học bằng cách trả lời câu hỏi sau: -Em hãy nhình hình ảnh và cho biết tên nhà vật lý kèm một công trình của ông? Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. Câu 1:Các nhà vật lý nổi tiếng * Galileo Galilei (1564-1642) sinh ra ở thành Pisa, là một nhà thiên văn học, toán học, vật lý học và triết học người Italia. Ông là người có những đóng góp rất lớn trong thiên văn học và vật lí học. Ông có những câu nói rất nổi tiếng như: “Tôi cho rằng trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức”, “Chân lý luôn hàm chứa một sức mạnh, anh càng muốn công kích nó thì nó lại càng vững chắc, và cũng là anh đã chứng minh cho nó”, “Dù sao Trái đất vẫn quay”. * Isaac Newton (1642 – 1726) là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà thần học người Anh, người được công nhận rộng rãi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại với những phát minh để đời - Đặc biệt phải kể đến kính thiên văn phản xạ. Thông qua phân tích quang phổ của ánh sáng Isaac Newton là người đầu tiên giúp chúng ta hiểu và xác định được, cầu vồng trên bầu trời có 7 màu sắc khác nhau. - Ông cũng là người đầu tiên đặt ra Định luật chuyển động đặt nền tảng cho cơ học cổ điển. - Định luật vạn vật hấp dẫn và phép tính vi phân, tích phân cũng ghi công của Newton. * Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài". Với 7 phát minh làm thay đổi thế giới 1. Mối quan hệ giữa không gian - thời gian 3. Tia laser 5. Sự giãn nở của vũ trụ 2. E = mc2. 4. Hố đen, lỗ giun vũ trụ 6. Bom nguyên tử 7. Sóng hấp dẫn Câu 2: Các lĩnh vực vật lí mà em đã được học ở cấp Trung học cơ sở: Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học. Câu 3: Em thích nhất lĩnh vực vì Câu 4: Vật lí phát triển qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan: từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI (tiền Vật lí) Giai đoạn 2: Các nhà vật lý dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên: từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Vật lí cổ điển) Giai đoạn 3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay (Vật lí hiện đại) - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 - Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Giáo viên bổ sung thêm các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí: Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối. - Lưu ý những mục tiêu mà học sinh đạt được sau khi học môn Vật lí: + Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí. + Vận dụng được kiến thức kỹ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống. + Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò của vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ a. Mục tiêu: - Nêu và phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật. - Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: C. VAI TRÒ CỦA VẬT LÍ ĐỐI VỚI KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ. Lịch sử loài người đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên những kết quả nghiên cứu của Vật lí: 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII): thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc. 2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (thế kỉ XIX): là sự xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống co ... m bảo an toàn khi sử dụng thiết bị trong phòng thực hành, ta cần lưu ý những điều gì? Câu 2: Quan sát các biển báo, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo? a. b. c. d. e. f. g. h. i. k. l. m. n. o. p. q. r. Câu 3: Quan sát các hình ảnh sau, chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm và nêu những biện pháp an toàn tương ứng? a. b. c. d. e. f. g. h. i. k. l. Câu 1: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị trong phòng thực hành, ta cần lưu ý: + Đọc kĩ hướng dẫn và các kí hiệu trên thiết bị. + Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn trong phòng thực hành Câu 2: a. Bình khí nén áp suất cao b. Cảnh báo tia laser c. Nhiệt độ cao d. Nơi có từ trường cao e. Dụng cụ để đứng f. Tránh ánh nắng mặt trời g. Dụng cụ dễ vỡ h. Không được phép bỏ vào thùng rác i. Lưu ý cẩn thận k. Chất độc sức khỏe l. Chất dễ cháy m. Chất độc môi trường n. Chất ăn mòn o. Nơi nguy hiểm về điện p. Nơi cấm lửa q. Nơi có chất phóng xạ r. Lối thoát hiểm Câu 3: Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện tương ứng với hình vẽ: a. Tránh sử dụng các thiết bị điện khi đang sạc b. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân c. Lắp đặt vị trí cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện đúng quy định... d. Không dùng tay ướt hoặc nhiều mồ hôi khi sử dụng dây điện e. Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện f. Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm g. Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ Þ rất dễ bị giật điện h. Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây nguy hiểm cho mắt i. Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện k. Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện l. Không đeo găng tay cao su khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao: có nguy cơ bị bỏng. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 - Giáo viên kiểm tra bài cũ thông của trò chơi liên quan đến phiếu học tập số 1. - Giáo viên đặt vấn đề w Không có phép đo nào có thể cho ta kết quả thực của đại lượng cần đo mà luôn có sai số. Ta có thể gặp phải những loại sai số nào và cách hạn chế chúng ra sao? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài hôm nay. Bước 2 Học sinh tiếp nhận vấn đề Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp. a. Mục tiêu: - Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lí, phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp. - Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: A. PHÉP ĐO TRỰC TIẾP VÀ PHÉP ĐO GIÁN TIẾP · Phép đo các đại lượng vật lý là phép so sánh chúng với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị · Phép đo trực tiếp: giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo (ví dụ như đo khối lượng bằng cân, đo thể tích bằng bình chia độ) · Phép đo gián tiếp: giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng được đo trực tiếp (ví dụ như đo khối lượng riêng) d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 .GV chuyển giao nhiệm vụ. Yêu cầu HS đọc mục I. trang 17 SGK trả lời các câu hỏi -Phép đo các đại lượng vật lý là gì? Có những cách đo nào? Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. Bước 4 Giáo viên tổng kết hoạt động 2.1. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sai số trong phép đo và cách hạn chế a. Mục tiêu: - Nắm được các khái niệm về sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên, khái niệm tuyệt đối và sai số tương đối. - Hiểu và nhận dạng được các chữ số có nghĩa trong cách ghi kết quả phép đo có sai số. - Biết cách xác định sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên và phân biệt được hai loại sai số này. - Biết tính sai số tuyệt đối, sai số tương đối. - Biết cách viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết. - Biết sử dụng 1 số dụng cụ thí nghiệm để đo độ dài, lực, thời gian, nhiệt độ, khối lượng - Biết các xác định sai số trong phép đo gián tiếp. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: B. SAI SỐ TRONG PHÉP ĐO 1. Phân loại sai số: + Sai số hệ thống: là sai số có tính quy luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo. Sai số hệ thống thường xuất phát từ dụng cụ đo (ví dụ: không hiệu chỉnh dụng cụ về đúng số 0). Ngoài ra sai số hệ thống còn xuất phát từ độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo (gọi là sai số dụng cụ, thường được xác định bằng một nửa độ chia nhỏ nhất) Þ Sai số hệ thống có thể hạn bằng cách hiệu chỉnh dụng cụ trước khi đo, lựa chọn dụng cụ đo phù hợp, thao tác đo đúng cách. + Sai số ngẫu nhiên: là sai số xuất phát từ sai xót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài. Sai số này thường có nguyên nhân không rõ ràng và dẫn đến sự phân tán của các kết quả đo xung quanh một giá trị trung bình. Þ Sai số ngẫu nhiên có thể được hạn chế bằng cách: thực hiện phép đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để hạn chế sự phân tán của số liệu đo. 2. Cách xác định sai số của phép đo + Giá trị trung bình A của đại lượng cần đo khi tiến hành phép đo nhiều lần: A= A1+ A2+...+Ann + Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo được xác định bằng trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo: ∆Ai=A- Ai với Ai là giá trị lần đo thứ i + Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được xác định theo công thức ∆A= ∆A1+ ∆A2+...+∆Ann + Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ: ∆A= ∆A+ ∆Adc Trong đó sai số dụng cụ ∆Adc thường được xem có giá trị bằng một nữa độ chia nhỏ nhất với những dụng cụ đơn giản như thước kẻ, cân bàn, bình chia độ, · Sai số tỉ đối: được xác định bằng tỉ số giữa hai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo theo công thức δA= ∆AA.100% Sai số tỉ đối cho biết mức độ chính xác của phép đo 3. Cách xác định sai số phép đo gián tiếp Nguyên tắc xác định sai số trong phép đo gián tiếp như sau: · Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng: Nếu A= B±C thì ∆A= ∆B+∆C · Sai số tương đối của một tích hoặc thương bằng tổng sai số tương đối của các thừa số: Nếu v= st thì δv=δs+δt 4. Cách ghi kết quả đo: Khi tiến hành đo đạc, giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng A= A ± ∆A hoặc A-∆A≤A≤A+∆A Lưu ý: + Các chữ số có nghĩa gồm: Các chữ số khác 0, các chữ số không nằm giữa hai chữ số khác 0 hoặc nằm bên phải của dấu thập phân và một chữ số khác không. + Quy tắc làm tròn số: · Nếu chữ số ở hàng bỏ đi nhỏ hơn 5 thì chữ số bên trái vẫn giữ nguyên. · Nếu chữ số ở hàng bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số bên trái tăng thêm một đơn vị. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 § GV chuyển giao nhiệm vụ. Yêu cầu HS đọc mục II.1 trang 17 SGK trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. Bước 2 GV diễn giảng, phát vấn HS để XD các đơn vị kiến thức Bước 7 Giáo viên tổng kết hoạt động 2.2 Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập liên quan đến nội dung của bài b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa. d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên hệ thống lại nội dung cần nắm và hướng dẫn thêm các bước làm bài toán tính sai số: a. Với phép đo trực tiếp: B1: Tính giá trị trung bình của A. B2: Tính sai số trong các lần đo DAi B3: Tính tổng sai số DA (thêm sai số dụng cụ) B4: Ghi kết quả A b. Với phép đo gián tiếp: B1: Tính giá trị trung bình của F theo công thức. B2: Tính sai số · Nếu A= B±C thì ∆A= ∆B+∆C · Nếu v= st thì δv=δs+δt Þ Dv B3: Ghi kết quả. - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu học tập số 5. Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. Câu 1: a. t = (2,246 ± 0,003)s b. t = (2,2458 ± 0,0026)s Câu 2: A. B. C & D. Þ Đáp án: B Câu 3: a. Nguyên nhân gây ra sự sai khác giữa các lần đo là: - Do đặc điểm và cấu tạo của dụng cụ đo - Do điều kiện làm thí nghiệm chưa được chuẩn - Do thao tác khi đo. Lần đo (n) s (m) Ds (m) t (s) Dt (s) 1 0,649 0,0024 3,49 0,024 2 0,651 0,0004 3,51 0,004 3 0,654 0,0026 3,54 0,026 4 0,653 0,0016 3,53 0,016 5 0,650 0,0014 3,50 0,014 Trung bình s= 0,6514 Ds= 0,00168 t= 3,514 Dt= 0,0168 b. Sai số tuyệt đối của phép đo: ∆s=∆s±∆sdc= 0,00168+0,0012=0,00218; ∆t=∆t±∆tdc= 0,0168 + 0,012 = 0,0218 c. Viết kết quả đo: s=s±∆s= 0,6514 ± 0,00218(m) t=t±∆t= 3,514 ± 0,0218(s) d. Tính tốc độ trung bình: v=st= 0,65143,514=0,1854 m/s e. Tính sai số tỉ đối: δt=∆tt.100%= 0,620%; δs=∆ss.100%= 0,335%; δv=δs+δt= 0,955% Þ ∆v=v.δv=0,00177m/s f. Viết kết quả tính v: v=v±∆v= 0,1854 ± 0,0018 m/s - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện. Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. + Ưu điểm: + Nhược điểm cần khắc phục: Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Ôn tập Về nhà ôn lại những nội dung chính của bài, đọc phần Em có biết và làm phần Em có thể trong SGK trang 19. Nội dung 2: Mở rộng Câu 1: Một người đo chiều dài một cuốn sách l = 22 ± 1cm. Người thứ hai đo quãng đường từ SG đến Ban Mê Thuột s = 440 ± 1 km. Người nào đo chính xác hơn? Kết quả: Ta có: δl=Δll100%=4,5%; δs=Δss100%=0,23% Þ Người đo quãng đường chính xác hơn. Câu 2: Xác định diện tích của một mặt tròn thông qua phép đo trực tiếp đường kính d. Biết d = 50,6 ± 0,1mm. Giải: Có:S = pd2/4 Þ Sai số tỉ đối của phép đo: ∆SS=2∆dd+∆ππ=0,4%+∆ππ Ta phải lấy p sao cho: ∆ππ < 0,04% Þ p = 3,142 Câu 3: Cho bảng số liệu: Độ chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,001s a. Viết kết quả của thời gian? Phép đo này là trực tiếp hay gián tiếp? b. Cho s = 798 ± 1mm và g=2st2. Viết kết quả của gia tốc trọng trường? Giải: a. + t=t1+t2+t33=0,4017s + &Δt1=t-t1=0,0037s&Δt2=t-t2=0,0027s&Δt3=t3-t=0,0063sΔt=Δt1+Δt2+Δt33=0,0042s + Δt=Δt+Δtdh=0,0042+0,0005=0,0047s≈0,005s Þ Kết quả của thời gian: Δt=t±Δt=0,402±0,005(s) Þ Phép đo này là trực tiếp dựa vào đồng hồ. b. + g=2st2=2.7980,4022=9876mm/s2 + δg=δs+2.δt⇔Δgg=Δss+2Δtt Þ Δg=Δss+2Δtt.g=1798+20,0050,402.9876=258≈260mm/s2 Þ Kết quả của gia tốc g: Δg=g±Δg=9880±260(mm/s2) Nội dung 3: Chuẩn bị bài mới Xem trước bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được. V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
Tài liệu đính kèm: