Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 47 đến 53 - Hồ Thị Thanh Xuân

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 47 đến 53 - Hồ Thị Thanh Xuân

I. MỤC TIÊU CHUNG:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.

Nêu được các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp là gì và phát biểu được các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Sác-lơ, Gay Luy-xác.

Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.

Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.

Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

Viết được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép.

2. Năng lực

a. Năng lực được hình thành chung :

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

- Năng lực kiến thức vật lí.s

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Kiến thức

 

docx 28 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 47 đến 53 - Hồ Thị Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II: NHIỆT HỌC
CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ
TIẾT 47-51. TUẦN 24-26
CHỦ ĐỀ 8. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ. CÁC ĐỊNH LUẬT CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU CHUNG:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
- Nêu được các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp là gì và phát biểu được các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Sác-lơ, Gay Luy-xác.
- Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
- Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.
- Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
- Viết được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.s
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Kiến thức
Tuần 24. Tiết 47.
 BÀI 28. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lý tưởng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
- Dụng cụ để làm thí nghiệm ở Hình 28.4 SGK.TIVI, MÁY TÍNH
- Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK.
2. Học sinh
Ôn lại kiến thức đã học về cấu tạo chất ở THCS. Ghi sẵn nội dung ra giấy to phần chữ in nghiêng trang 150, chuẩn bị phiếu học tập số 1 và 2. Tiết sau đại điện hs lên báo cáo trước lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) ( 5 phút)
a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
B3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Giới thiệu ND của chương
Đặt vấn đề vào bài :
Tại sao các vật vẫn giữ được hình dạng và kích thước mặc dù giữa các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động? Chúng ta
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cấu tạo chất ( 5 phút)
a) Mục đích: Các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
 Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
 Nêu được định nghĩa của khí lý tưởng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Nêu câu hỏi. Hs ghi ra bảng động rồi dán lên tường ( ghi ra tờ lịch cũng được)
- Nhận xét câu trả lời
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
I. Cấu tạo chất:
1 Những điều đã học về cấu tạo chất
- các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử
- các phân tử chuyển động không ngừng
- các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
Hoạt động 2: Lực tương tác phân tử
a) Mục đích: 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
( hs đọc phần 2 trang 151/ sgk trả lời câu hỏi và ghi vào vở soạn)
1/Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực gì?
2/Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ, lực nào mạnh hơn?
3/ Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn lực nào mạnh hơn?
4/ Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn lực tương tác giữa chúng sẽ ra sao?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Đặc vấn đề : Tại sao các vật vẫn giữa được hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động.
Giới thiệu về lực tương tác phân tử ( hs nêu)
Nêu và phân tích về lực hút và lực đẩy phân tử trên mô hình
-Nêu và phân tích các đặc điểm về khỏang cách phân tử, chuyển động và tương tác phân tử của các trạng thái cấu tạo chất.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập: Trả lời C1.
Trả lời C2.
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Lực tương tác phân tử
- Giữa các phân tử cấu lạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy
- Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ, lực đẩy mạnh hơn
- Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn, lực hút mạnh hơn
- Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước giữa chúng, lực tương tác giữa chúng không đáng kể
Hoạt động 3: Các thể rắn, lỏng, khí( 10 phút)
a) Mục đích: Nêu các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng và rắn.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hs trả lời câu hỏi theo nội dung phần 3 trang 152/sgk
chất khí có hình dạng và thể tích riêng không? Vì sao?
Các vật rắn có hình dạng và thể tích riêng không? Vì sao?
chất lỏng có hình dạng và thể tích riêng không? Vì sao?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nêu và phân tích các đặc điểm về khỏang cách phân tử, chuyển động và tương tác phân tử của các trạng thái cấu tạo chất.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. Các thể rắn, lỏng, khí
- Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng
- các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xáx định
- chất lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của bình chứa nó
Hoạt động 4: Thuyết động học phân tử chất khí( 10 phút)
a) Mục đích: Tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học chất khí.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhận xét nội dung học sinh trình bày.
- Đọc SGK, tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học chất khí.
- Giải thích vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình chứa.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II. Thuyết động học phân tử chất khí
1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
- chất khí được cấu tạo từ những phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng
- các phân tử khí chuyển động không ngừng. chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao
- Khi chuyển động các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình, gây áp suất của chất khí lên thành bình
Hoạt động 5: 2. Khí lí tưởng( 5 phút)
a) Mục đích: Nêu và phân tích khái niệm khí lý tưởng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nêu và phân tích khái niệm khí lý tưởng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Nhận xét về các yếu tố bỏ qua khi xét bài tóan khí lý tưởng
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Khí lí tưởng
Chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút)
a) Mục đích: Học sinh được ôn tập lại kiến thức
b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng?
    A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra
    B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
    D. Các phân tử khí không dao động quanh vị trí cân bằng.
Câu 2: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
    A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
    B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
    C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
    D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
Câu 3: Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?
    A. Có thể tích riêng không đáng kể.
    B. Có lực tương tác không đáng kể.
    C. Có khối lượng không đáng kể.
    D. Có khối lượng đáng kể.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
C
B
B
B
A
A
B
A
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Hãy sử dụng những hiểu biết của mình về cấu tạo chất để giải thích các hiện tượng sau đây :
a) Các vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định còn ở thể thì không.
b) Các vật ở thể lỏng có thể tích riêng xác định như các vật ở thể rắn nhưng lại không có hình dạng riêng mà có hình dạng của bình chứa.
c) Sản phẩm: ...  2: 
Hoạt động 3: Quá trình đẳng áp ( 5 phút)
a) Mục đích: Phát biểu khái niệm quá trình đẳng áp
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Phát biểu khái niệm quá trình đẳng áp
- Gợi ý cho học sinh phát biểu
- Nhận xét câu trả lời
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
III. Quá trình đẳng áp
1. Quá trình đẳng áp: 
Là quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
Hoạt động 4: Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp( 15 phút)
a) Mục đích: Học sinh lập công thức và biết được mối liên hệ 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gợi ý cho Hs nhận xét từ pt 
Nếu giữ cho p không đổi nghĩa là p1 = p2 thì ta sẽ xây dựng được phương trình nào ?
- Từ phương trình yêu cầu hs phát biểu định luật Gay Luy-xác
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp
 hay 
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Hoạt động 5: Đường đẳng áp( 5 phút)
a) Mục đích: Biểu diễn đường đẳng áp
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Xét hai điểm thuộc hai đường đẳng áp, biểu diễn các trạng thái có cùng thể tích hay cùng nhiệt độ B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS:
- Vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ trong quá trình đẳng áp.
- Nhận xét về dạng đường đồ thị thu được.
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. Đường đẳng áp
Trong hệ tọa độ (V,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
- Với những áp suất khác nhau của cùng một khối lượng khí, ta có những đường đẳng áp khác nhau.
- Các đường đẳng áp ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn các đường đẳng tích ở dưới
V
T (K)
p1
p2
p1 < p2
Hoạt động 4: Độ không tuyệt đối( 5 phút)
a) Mục đích: 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Từ PTTT Nếu giảm nhiệt độ tới 0 K thì p và V sẽ có giá trị như thế nào?
- Nếu tiếp tục giảm nhiệt độ dưới 0 thì áp suất và thể tích thế nào?
- Giới thiệu về nhiệt giai Ken-vin 
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
IV. Độ không tuyệt đối
- Nhiệt giai bắt đầu từ 0 K (- 273C )
- 0K gọi là độ không tuyệt đối
- Các nhiệt độ trong nhiệt giai này đều dương.
1 K bằng 1 C (nhiệt giai xen-xi-út)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 10 phút)
a) Mục đích: Học sinh được ôn tập lại kiến thức
b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi 
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Đại lượng không phải thông số trạng thái của một lượng khí là
    A. thể tích.
    B. khối lượng.
C. nhiệt độ.
    D. áp suất.
Câu 2: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là
    A. áp suất, thể tích, khối lượng.
    B. áp suất, nhiệt độ, thể tích.
    C. nhiệt độ, áp suất, khối lượng.
    D. thể tích, nhiệt độ, khối lượng.
Câu 3: Quá trình nào dau đây là đẳng quá trình.
    A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
    B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.
    C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
    D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.
Câu 4: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?
A. hằng số.	B. ~.	C. ~.	D. 
Câu 5: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng khí lý tưởng tổng quát?
A. hằng số.	B. hằng số.	C. hằng số	D. 
Câu 6: Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (4 atm, 6 l, 293 K) sang trạng thái 2 (p, 4l, 293 K). Giá trị của p là
    A. 6 atm.
    B. 2 atm.
    C. 8 atm.
    D. 5 atm.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
A
B
A
A
D
B
A
D
C
A
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG( 5 phút)
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 atm, 15lít, 300K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
Đáp án: 420K
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 4,5,6,7,8/ sgk/ trang 166
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.ôn tập chương 5
.......................................................................................................................................................... 
TIẾT 52. ÔN TẬP CHƯƠNG IV, V
I. MỤC TIÊU:
. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Củng cố lại kiến thức cơ bản chương chất khí và các định luật chất khí đã học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên.các bài tập ôn tập
2. Học sinh: 
Ôn lại các bài 29, 30,31
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
+ Thế nào là quá trình đẳng áp?
+ Viết biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và giải thích ý nghĩa các đại lượng có trong biểu thức?
B3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chữa bài tập
a) Mục đích: Ôn tập 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Làm bài 8 (trang 159), Bài 9 (trang 159), Bài 7 (trang 162), Bài 7 (trang 166)
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận: Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Bài 8 (trang 159)
TT1:
p1 = 2.105Pa
V1 = 150 cm3
TT2:
V2 = 100 cm3
p2 =?
Theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri- ốt
p1.V1 = p2.V2
p2 = 3.105 Pa
Bài 9 (trang 159)
Sau 45 lần bơm đã đ ưa vào quả bóng một lượng khí ở bên ngoài có thể tích 
V1 = 45.125 cm3
Áp suất: p1 = 105 Pa
Khi đã vào trong quả bóng, lượng khí này có thể tích 
V2 = 2,5 lít và áp suất là p2. 
Do nhiệt độ không đổi nên:
p1.V1 = p2.V2
p2 = 2,25.105 Pa
Bài 7 (trang 162)
Vì thể tích của bình không đổi nên:
T2 = 606 K
Bài 7 (trang 166)
Từ PT trạng thái có:
V0 = 36 cm3
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Học sinh được ôn tập lại kiến thức
b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................................................................
TIẾT 53: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
Củng cố và khắc sâu kiến thức của chương VI, chương V:
+ Các định luật bảo toàn, định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng
+ Các định luật về chất khí.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làm việc trung thực của học sinh
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
GV: Đề kiểm tra; HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương để làm bài cho tốt
................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_47_den_53_ho_thi_thanh_xuan.docx