Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 8+9+10+11 - Hồ Thị Thanh Xuân

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 8+9+10+11 - Hồ Thị Thanh Xuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.

- Viết đc ct tính tốc độ dài và chỉ đc hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.

- Viết đc ct và nêu đc đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.

- Viết được công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.

2. Năng lực

a. Năng lực được hình thành chung:

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 19 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 8+9+10+11 - Hồ Thị Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4,5. TIẾT 8,9
BÀI 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.
- Viết đc ct tính tốc độ dài và chỉ đc hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.
- Viết đc ct và nêu đc đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Đồng hồ (kim quay); quạt bàn; đĩa quay;
2. Học sinh:đọc trước bài mới bài chuyển động tròn đều
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Trong thực tế chuyển động của các vật rất đa dạng & phong phú. Vật chuyển động với quỹ đạo là đường thẳng gọi là chuyển động thẳng, vật chuyển động với quỹ đạo là đường cong gọi là chuyển động cong. Một dạng đặc biệt của chuyển động cong đó là chuyển động tròn đều. Chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.
- HS nghe và định hướng nội dung
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	
Hoạt động 1: Chuyển động tròn ( 10 phút)
a) Mục tiêu: 
- Công thức tính tốc độ dài và chỉ đc hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.
- Viết đc ct và nêu đc đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
CH2.1: Các em đọc SGK rồi cho biết chuyển động như thế nào được gọi là chuyển động tròn? Cho ví dụ?
- Từng cá nhân đọc SGK rồi trả lời.
- Hs đọc SGK rồi trả lời.
CH2.2: Tương tự như chuyển động thẳng, các em đọc SGK cho biết tốc độ trung bình trong chuyển động tròn được tính như thế nào?
CH2.3: Như thế nào được gọi là chuyển động tròn đều?
- Trong định nghĩa đó chúng ta cần chú ý “quỹ đạo tròn và đi được quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau”
CH2.4: Các em hãy lấy ví dụ về chuyển động tròn đều? 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Từng cá nhân đọc SGK rồi trả lời.
- HS nghiên cứu SGK rồi trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: Lắng nghe, ghi chú, đọc sgk và trả lời
- HS nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức.
I. Định nghĩa
1. Chuyển động tròn
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là đường 1 đường tròn
2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn
Tốc độ TB==độ dài cung tròn mà vật đi đượcthời gian chuyển động
3. Chuyển động tròn đều
 Đn: Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. (hình 5.2)
Hoạt động 2: Tốc độ dài và tốc độ góc ( 25 phút)
a) Mục tiêu:Tìm hiểu tốc độ góc, Véctơ vận tốc trong chuyển động tròn đều và chu kỳ chuyển động.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
CH3.1:Tốc độ trung bình có đặc trưng cho tính cđ nhanh hay chậm của chất điểm tại một vị trí hay tại một thời điểm không? Tại sao?
CH3.2:Trong cđ thẳng, đại lượng vật lý nào đặc trưng cho tính cđ nhanh hay chậm của chất điểm tại một vị trí hay tại một thời điểm?
- Để phân biệt với một loại tốc độ khác người ta gọi đó là tốc độ dài.
CH3.3: Vậy theo định nghĩa chuyển động tròn đều thì tốc độ dài ở các thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau có giống nhau không?
CH3.4: Hãy nêu các đặc điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều ?
- Dự đoán các đặc điểm đó của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.
GVGT: Vì ∆s << coi như 1 đoạn thẳng véc tơ có hướng chuyển động nằm dọc theo tiếp tuyến tại điểm đó nên cùng phương, cùng chiều và tiếp tuyến tại đó.
- Quan sát trên hình 5.4, nhận thấy, trong chuyển động tròn đều khi M là vị trí tức thời của vật chuyển động được một cung tròn Ds thì bán kính OM quay được góc .
- Biểu thức nào thể hiện được sự quay nhanh hay chậm của bán kính OM ?
TB: Chưa có đại lượng vật lý nào thể hiện được sự quay nhanh hay chậm của bán kính OM nữa, bắt buộc phải đưa thêm một đại lượng mới có tên gọi là tốc độ góc của chuyển động tròn, kí hiệu là.
CH4.1: ý nghĩa vật lí của đại lượng tốc độ góc ?
CH4.2:Tại sao nói tốc độ góc của chuyển động tròn là một đại lượng không đổi ? 
CH4.3: Nếu góc đo bằng đơn vị rađian (kí hiệu là rad) và thời gian đo bằng giây (kí hiệu là s) thì tốc độ góc có đơn vị là gì ?
Hoàn thành yêu cầu C3.
CH4.4: YC HS đọc đn trong SGK, sau đó hoàn thành câu C4?
CH4.5: YC HS đọc đnghĩa trong SGK, sau đó hoàn thành câu C5.
- Trong chuyển động tròn đều có sử dụng hai loại vận tốc là vận tốc dài và tốc độ góc. Hai đại lượng này có quan hệ với nhau không ? Nếu có thì quan hệ với nhau như thế nào ?
- Hoàn thành yêu cầu C6.
- YC HS nhận xét về chuyển động của hai chất điểm có cùng tốc độ góc nhưng có bán kính quỹ đạo khác nhau? Nêu ví dụ trong cuộc sống.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Từng HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi của GV.
- HS tham khảo sgk và phần chuẩn bị ở nhà.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trình bày câu trả lời
- Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II. Tốc độ dài và tốc độ góc
1. Tốc độ dài
Trong cđ tròn đều, tốc độ dài của vật không đổi và bằng tốc độ trung bình.
- TĐTB không đặc trưng cho tính cđ nhanh hay chậm của chất điểm tại một vị trí hay tại một thời điểm, chỉ đặc trưng cho tính cđ nhanh hay chậm của chất điểm trong một quãng đường hay một khoảng thời gian nhất định.
- Độ lớn vận tốc tức thời hay tốc độ tức thời gọi tắt là tốc độ.
-Tốc độ dài của vật như nhau không đổi.
2. Véctơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.
O
∆s(∆s≪) là vectơ độ dời: 
+ Phương: phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đang xét.
 + Chiều: cùng chiều c’động.
- Vectơ vận tốc: v=∆s∆t
+ Gốc: chất điểm tại điểm xét.
+ Phương: phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đang xét.
+ Chiều: chuyển động 
+ Độ lớn( tốc độ dài): 
3. Tốc độ góc. Chu kỳ. 
Tần số.
a. Định nghĩa(SGK)
CĐ tròn đều: = không đổi.
b. Đơn vị tốc độ góc.
- Đơn vị tốc độ góc: rad/s
r
O
M
với: 
c. Chu kỳ: SGK
Đơn vị: giây (s)
d. Tần số:(SGK)
Đơn vị: vòng/giây hoặc héc (Hz)
e. Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
v = rw
Hoạt động 3: Hướng của véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.( 15 PHÚT)
a) Mục tiêu: Xác định hướng của véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GVKL : Gia tốc hướng tâm là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm về hướng của vận tốc.
Chú ý : Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh chậm về độ lớn vận tốc và có hướng luôn tiếp tuyến với quỹ đạo nên người ta còn gọi là gia tốc tiếp tu
yến.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ đặc điểm về hướng của gia tốc hướng tâm.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: Lắng nghe, ghi chú, đọc sgk và trả lời
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
1. Hướng của véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.
- Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
2. Độ lớn của gia tốc hướng tâm: 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 20 phút)
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?
    A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.
    B. Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ.
 C. Chuyển động quay của của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay.
    D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 2: Chuyển động tròn đều có
    A. vectơ vận tốc không đổi.
    B. tốc độ dài phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
    C. tốc độ góc phụ thuộc vào bánh kính quỹ đạo.
    D. gia tốc có độ lớn không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Câu 3: Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?
    A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
    B. Độ lớn của gia tốc a = , với v là vận tốc, R là bán kính quỹ đạo.
    C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc
    D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vec tơ vận tốc ở mọi thời điểm.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác?
Trong chuyển động tròn đều
    A. vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0.
    B. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ dài.
    C. phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
    D. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỷ lệ với bình phương tốc độ góc
Câu 5: Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r = 100 cm với gia tốc hướng tâm an = 4 cm/s2. Chu kì T của chuyển động vật đó là
    A. 8π (s).
    B. 6π (s).
    C. 12π (s).
    D. 10π (s).
Câu 6: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. ... ̣n tốc của thuyền so với bờ là
    A. 8,5 km/h.
    B. 5,5 km/h.
    C. 7,2 km/h.
    D. 6,8 km/h.
Câu 6: Một chiếc thuyền khi đi xuôi dòng chảy từ A đến B thì thời gian chuyển động nhỏ hơn thời gian lúc về 3 lần. Biết tốc độ trung bình trên toàn bộ, quãng đường cả đi lẫn về là vtb = 3 km/h. Vận tốc của dòng chảy và vận tốc của thuyền đối với dòng chảy là:
    A. 1 km/h và 3 km/h.
    B. 3 km/h và 5 km/h.
    C. 2 km/h và 4 km/h.
    D. 4 km/h và 6 km/h.
Câu 7: Một hành khách ngồi ở cửa sổ một chiếc tàu A đang chậy trên đường ray với vận tốc v1 = 72 km/h, nhìn chiếc tàu B chạy ngược chiều ở đường ray bên cạnh qua một thời gian nào đó. Nếu tàu B chạy cùng chiều, thì người khách đó nhận thấy thời gian mà tàu B chạy qua mặt mình lâu gấp 3 lần so với trường hợp trước
Vận tốc của tàu B là
    A. 30 km/h hoặc 140 km/h.
    B. 40 km/h hoặc 150 km/h.
    C. 35 km/h hoặc 135 km/h.
    D. 36 km/h hoặc 144 km/h.
Câu 8: Trong một siêu thị, người ta có đặt hệ thống cầu thang cuốn để đưa hành khách lên. Khi hành khách đứng yên trên cầu thang thì thời gian thang máy đưa lên là t1 = 1 phút. Khi thang máy đứng yên, thì hành khách đi lên cầu thang này phải mất một khoảng thời gian t2 = 3 phút. Nếu hành khách đi lên thang máy trong khi thang máy hoạt động thì thời gian tiêu tốn là
    A. 45 s.
    B. 50 s.
    C. 55 s.
    D. 60 s.
Câu 9: Từ hai bến trên bờ sông, một ca nô và một chiếc thuyền chèo đồng thời khởi hành theo hướng gặp nhau. Sau khi gặp nhau, chiếc ca nô quay ngược lại, còn người chèo thuyền thôi không chèo nữa. Kết quả là thuyền và ca nô trở về vị trí xuất phát cùng một lúc. Biết rằng tỉ số giữa vận tốc của ca nô với vận tốc dòng chảy là 10. Tỉ số giữa vận tốc của thuyền khi chèo với vận tốc dòng chảy là
    A. 3,1.
    B. 2,5.
    C. 2,2.
    D. 2,8.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
A
B
B
D
B
C
D
A
C
d) Tổ chức thực hiện: 	
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.	
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG 9 5 PHÚT)
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- BT 4 SGK. Chọn câu khẳng đúng.
- BT 6 SGK. Toa tàu nào chạy ?
- Thêm : Nếu xét trạng thái của vật trong các hệ qui chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là không đúng ?
A. Vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
B. Vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
C. Vật có thể có hình dạng khác nhau.
D. Vật có thể có vận tốc khác nhau.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
- BT 4 SGK : Đáp án D.
- BT 6 SGK. Đáp án B.
- Thêm : Đáp án C
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ	
- GV: Về nhà học phần ghi nhớ cuối bài, làm7, 8 (SGK) và hoàn thành những bài tập chưa làm, buổi sau chữa BT và nếu có vướng mắc cần giải đáp thì về nhà chuẩn bị câu hỏi để giờ sau giải đáp.
- Nhận nhiệm vụ học tập và làm theo lời dặn của giáo viên.
* RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................... 
TUẦN 6. Tiết 11
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do, chuyển động tròn, tính tương đối của chuyển động.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
- Một số bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Học sinh
- Ôn lại toàn bộ kiến thức của các bài để phục vụ cho việc giải bài tập, giải trước các bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: HS làm theo yêu cầu của GV
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức có liên quan ( 15 phút)
a) Mục tiêu: Giải được các bài tập, nhớ lại các kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
H1: CT tính quãng đường đi được của CĐTĐ?
H2: PT chuyển động của chuyển động thẳng đều?
H3: CT tính gia tốc của CĐT biến đổi đều?
H4: CT tính vận tốc của CĐT biến đổi đều?
H5: Ct tính quãng đường của CĐ thẳng biến đổi đều?
H6: PT của CĐ thẳng biến đổi đều?
H6:Các em hãy cho biết công thức tính vận tốc trong chuyển động rơi tự do?
H7: Công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động rơi tự do được viết ntn? Trong đó g được gọi là gì?
H8: Thế nào được gọi là chuyển động tròn đều?
H9: Công thức tính tốc độ dài, tốc độ góc trong chuyển động tròn đều được viết ntn?
H10 : Chu kì, tần số và mối liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc được tính theo công thức như thế nào?
H11 : Cho biết các đặc điểm của gia tốc hướng tâm? Công thức tính độ lớn của nó?
H12 : Hãy cho biết công thức công vận tốc trong chuyển động tương đối (cùng phương cùng chiều, ngược chiều)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS ôn lại kiến thức để trả lời các câu hỏi của GV
- HS tham khảo sgk để trả lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS tham gia trả lời các câu hỏi của GV
- HS xung phong lên bảng 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
s = v.t
x = x0 + v.t
a=v-v0t-t0
v = v0 + at
+ v và a cùng dấu khi CĐ thẳng ndđ.
+ v và a ngược dấu khi CĐ thẳng cdđ.
s = v0t + 12at2
x = x0 + v0t + 12at2
v = g.t
Trong đó g gọi là gia tốc rơi tự do (m/s2)
 (m/s)
 (rad/s)
 (s)
 (Hz)
 (m/s2)
Cùng phương, ngược chiều:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 20 phút)
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 2: Cách chọn hệ tọa độ nào dưới đây là thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay?
A. Khoảng cách đến sân bay xuất phát
C. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay
B. Khoảng cách đến sân bay gần nhất
D. Kinh độ, vĩ độ địa lý
Câu 3: Chuyển động của một vật là sự thay đổi
A. vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian
C. hình dạng của vật đó theo thời gian
B. vị trí và hình dạng của vật đó theo thời gian
D. vị trí của vật đó so với một vật khác
Câu 4: Vật nào trong những trường hợp dưới đây không thể coi như chất điểm.
A. Viên đạn bay trong không khí loãng.
C. Viên bi rơi từ cao xuống đất.
B. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
D. Bánh xe đạp quay quanh trục.
Câu 5: Quỹ đạo chuyển động trong những trường hợp nào sau đây là đường thẳng?
A. Quả cam ném theo phương ngang
C. Viên bi rơi tự do
B. Con cá bơi dưới nước
D. Chiếc diều đang bay bị đứt dây
Câu 6: Trong chuyển động thẳng đều
A. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với tốc độ v.
B. tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.
C. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Chọn đáp án đúng.
Câu 7: Vật nào có thể chuyển động thẳng đều?
A. Hòn bi lăn trên máng nghiêng
C. Pittông chạy đi, chạy lại trong xilanh
B. Xe đạp đi trên đoạn đường nằm ngang
D. Hòn đá nhỏ được ném thẳng đứng lên cao
Câu 8: Chỉ ra câu sai. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là một đường thẳng.
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
C. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
Câu 9: Câu nào đúng?
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn hơn chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Câu 10: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì:
A. v luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v.
B. a luôn luôn dương.
D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Chọn đáp án đúng.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Câu 1: Đáp án D
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: Đáp án A
Câu 4: Đáp án D
Câu 5: Đáp án C
Câu 6: Đáp án D
Câu 7: Đáp án D
Câu 8: Đáp án D
Câu 9: Đáp án D
Câu 10: Đáp án C
d) Tổ chức thực hiện: 	
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.	
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 5 PHÚT)
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 	
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
- GV yêu cầu học viên về nhà làm lại những bài đã chữa trên lớp và làm những bài chưa chữa trong trong 5,6,7,8,9,10
- HS về nhà làm theo dặn dò của giáo viên.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ	
- GV: HS học bài, làm lại các bài tập đã chữa trong SGK, đọc trước bài 7 sai số của phép đo các đại lượng vật lí, soạn trước phần I để báo cáo
- HS: Làm theo những dặn dò của giáo viên và về nhà ôn tập 
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_891011_ho_thi_thanh_xuan.docx