Học nhanh công thức & lý thuyết Lý 10 học kì I

Học nhanh công thức & lý thuyết Lý 10 học kì I

HỌC NHANH CÔNG THỨC & LÝ THUYẾT LÝ 10 HỌC KÌ I

CHƯƠNG I.ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

§1CHUYỂN ĐỘNG CƠ

 1.Chuyển động cơ,chất điểm:

 a.Chuyển động cơ:

Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so vật khác theo thời gian.

 b.Chất điểm:

 Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến)

 c.Quỹ đạo:

Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định .đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động

 2. Hệ tọa độ:

Hệ tọa độ gồm hai trục Ox và Oy vuông góc với nhau tại O . O là gốc tọa độ .

 

doc 18 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1670Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Học nhanh công thức & lý thuyết Lý 10 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC NHANH CÔNG THỨC & LÝ THUYẾT LÝ 10 HỌC KÌ I
CHƯƠNG I.ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
§1CHUYỂN ĐỘNG CƠ
 1.Chuyển động cơ,chất điểm:
 a.Chuyển động cơ: 
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so vật khác theo thời gian.
 b.Chất điểm:
 Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến)
 c.Quỹ đạo:
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định .đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động
 2. Hệ tọa độ: 
Hệ tọa độ gồm hai trục Ox và Oy vuông góc với nhau tại O . O là gốc tọa độ .
 3. Hệ quy chiếu: Một hệ quy chiếu gồm:
 + Một vật làm mốc,một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
 + Một mốc thời gian và một đồng hồ.
 4. Chuyển động tịnh tiến: 
Khi 1 vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau, có thể chồng khít lên nhau.
Chú ý: 
+ Để xác định vị trí của 1 chất điểm: người ta chọn một vật làm mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ, vị trí của chất điểm được xác định bằng tọa độ của nó trong hệ tọa độ này.
+ Để xác định thời điểm: ta cần có một đồng hồ và chọn mốc thời gian. Thời gian có thể được biểu diễn bằng một trục số, trên đó gốc 0 được chọn ứng với một sự kiện xảy ra.
§2.CHUYEÅN ÑOÄNG THAÚNG ÑEÀU
1.Chuyển động thẳng đều:
 	a. Độ dời: 	
	Trong đó: x2: tọa độ lúc sau ( m)
	 x1 : tọa độ lúc đầu ( m)
b. Tốc độ trung bình:
 Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Trong đó: vtb là tốc độ trung bình(m/s)
 s là quãng đường đi được (m)
 t là thời gian chuyển động (s)
 c.Chuyển động thẳng đều : 
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
d. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều: 
Trong chuyển động thẳng đều quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t 
s = vtbt = vt
2.phương trình chuyển động thẳng đều:
x = x0 + s = x0 + vt
 Trong đó: x0 là tọa độ ban đầu (km)
 x là tọa độ lúc sau (km)
3.Đồ thị: 
	a. Đồ thị tọa độ: 
	 Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn tọa độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc.
	b. Đồ thị vận tốc : 	
§3.CHUYEÅN ÑOÄNG THAÚNG BIEÁN ÑOÅI ÑEÀU
I. ĐỘ LỚN CỦA VẬN TỐC TỨC THỜI:
	Vận tốc tức thời là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động tại một thời điểm nào đó.
 	Trong đó : 	v là vận tốc tức thời (m/s)
 	∆s là quãng đường rất ngắn (m)
 	 ∆t là thời gian rất nhỏ (s)
II.CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU:
 Trong chuyển động thẳng biến đổi đều,độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều,hoặc giảm đều theo thời gian.
 1.Khái niệm gia tốc: 	KH là: a
 Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc ∆v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ∆t:
 Trong đó: a là gia tốc(m/s2)
	∆v là độ biến thiên vận tốc(m/s)
 ∆t là độ biến thiên thời gian(s)
 * Chú ý : + Đại lượng đặc trưng cho độ biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc là gia tốc.
 + Trong chuyển động thẳng biến đổi đều gia tốc tức thời không đổi.
2.Công thức tính vận tốc:
v = v0 + at
 Trong đó : v0 là vận tốc đầu (m/s)
 v là vận tốc sau(m/s)
 t là thời gian chuyển động(s)
 3.Công thức tính quãng đường đi được:
 Trong đó : s là quãng đường đi được(m) s = vot + at2	
 4.Công thức liên hệ giữa gia tốc,vận tốc và quãng đường:
v2 - v02 = 2as
5.Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:
 Trong đó : x0 là tọa độ ban đầu(m)
 x là tọa độ lúc sau (m)
	 x = xo + vot + at2 
6.Những đặc điểm của chuyển động thẳng biến đổi đều:
 - Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều :
 + Gia tốc a cùng chiều với các véctơ vận tốc vo ,v
 + Tích số a.v >0
 - Trong chuyển động thẳng chậm dần đều:
 + Gia tốc ngược chiều với các véctơ vận tốc vo ,v
 + Tích số a.v < 0
7. Đồ thị:
	Vậy trong chuyển động biến đổi đều, hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian bằng vận tốc.
§4.SỰ RƠI TỰ DO
I.SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ VÀ SỰ RƠI TỰ DO:
 1.Sự rơi của các vật trong không khí:
 Trong không khí các vật rơi nhanh hay chậm không phải do nặng hay nhẹ mà mà do sức cản của không khí.
 2.Sự rơi của các vật trong chân không( sự rơi tự do):
 Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
II.NGHIÊN CỨU SỰ RƠI TỰ DO CỦA CÁC VẬT:
 1.Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do:
 - Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống : v=0; a=g.
 - Công thức tính vận tốc của sự rơi tự do: v = gt hay 
 - Công thức tính quãng dường đi được của sự rơi tự do: 
 2. Gia tốc rơi tự do:
Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g. 
Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau.
Người ta thường lấy g ≈ 9,8m/s2 hoặc g ≈ 10m/s2 .
Các công thức bổ sung:
Quãng đường vật rơi trong n giây: 
Quãng đường vật rơi trong giây thứ n: 
Quãng đường vật rơi trong n giây cuối: 
Bài toán giọt mưa rơi: giọt 1 chạm đất, giọt n bắt đầu rơi, t0 là thời gian đề giọt mưa tách khỏi mái nhà:
Thời gian giọt 1 rơi: 
Thời gian giọt 2 rơi: 
Thời gian giọt rơi: t0
* Lưu ý: Nếu chọn gốc thời gian là lúc vật rơi, chiều dương từ trên xuống, gốc tọa độ tại vị trí rơi. Thì giải bài toán rơi tự do như chuyển động thẳng biến đổi đều.
§5.CHUYEÅN ÑOÄNG TROØN ÑEÀU
I.ĐỊNH NGHĨA:
 1.Chuyển động tròn:
 Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn. 
2.Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn: 
 Trong đó : vtb là tốc độ trung bình (m/s)
	 ∆s là độ dài cung tròn mà vật đi được (m)
 ∆t là thời gian chuyển động (s)
 3.Chuyển động tròn đều :
 Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau
II.TỐC ĐỘ DÀI VÀ TỐC ĐỘ GÓC:
 hay 
 1.Tốc độ dài : 
 Trong đó : v là tốc độ dài (m/s)
	 : là véc tơ độ dời,vừa cho biết quãng đường vật đi được,vừa cho biết hướng của chuyển động
 Trong chuyển động tròn đều ,tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi
 2.Tốc độ góc.chu kì.tần số :
 a. Tốc độ góc:
 Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính OM quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi 
 Trong đó : là góc quét ( rad – rađian)
 ω là tốc độ góc ( rad/s)
b.chu kì :
 Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng .
Đơn vị chu kỳ là giây (s).
 c.Tần số :
 Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong một giây
	Đơn vị của tần số là vòng trên giây (vòng/s) hoặc Héc (Hz)
d. công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc : 
Trong đó : r là bán kính của quỹ đạo (m) 
 e. Tốc độ góc: 	
III.GIA TỐC HƯỚNG TÂM:
 1. Véc tơ gia tốc hướng tâm : 
2.Độ lớn của gia tốc hướng tâm: 
 Trong đó : là gia tốc hướng tâm (m/s2)
§6.TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG.CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
I. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG
 1. Tính tương đối của quỹ đạo
 Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau - Quỹ đạo có tính tương đối.
 2. Tính tương đối của vận tốc
Vận tốc của vật chuyển động với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối
II.CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
 1.hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động:
 	- hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật đứng yên
 	- hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động
 2.công thức cộng vận tốc:
 	2.1 Chuyeån ñoäng xe (taøu ) so vôùi taøu:
	 	Taøu (vaät thöù 2)	
	Ñöôøng ray ( vaät thöù 3)	
	Xe ( vaät thöù 1)	 	 
	Gọi: : vận tốc xe đối với đường
	: vận tốc tàu đối với đường
	: vận tốc xe đối với tàu
	=> Chiếu lên trục Ox: 
	* KHI HAI VAÄT CHUYEÅN ÑOÄNG CUØNG CHIEÀU:
	* KHI HAI VAÄT CHUYEÅN ÑOÄNG NGÖÔÏC CHIEÀU:
	* KHI HAI VAÄT CHUYEÅN ÑOÄNG VUÔNG GÓC:
 	2.2Chuyeån ñoäng cuûa thuyeàn, canoâ, xuoàng treân soâng, hoà, bieån:
	Bôø soâng ( vaät thöù 3)
	Nöôùc (vaät thöù 2)
	 Thuyeàn, canoâ (vaät thöù 1)
 a. Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều với vận tốc kéo theo 
 Thuyền chạy xuôi dòng nước:
 gọi là vận tốc của thuyền đối với nước (vận tốc tương đối)
 là vận tốc của nước đối với bờ (vận tốc kéo theo)
 là vận tốc của thuyền đối với bờ(vận tốc tuyệt đối)
 Theo hình vẽ ta có: Về độ lớn: 
 b. Trường hợp vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo
 Thuyền chạy ngược dòng nước:	
 Tương tự theo hình vẽ ta có: 
 Về độ lớn: 
 c.Trường hợp vận tốc có phương vuông góc với vận tốc 
 Theo hình vẽ ta có: 
 Về độ lớn: 
 *kết luận:
 vận tốc tuyệt đối bằng tổng véctơ vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo
CHƯƠNG II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
§9.TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC.ĐIỀU KIÊN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
I.KHÁI NIỆM VỀ LỰC: Lực là đại lượng vecto, đặc trưng cho tác dụng của vật nầy lên vật khác, kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng.
1. Đặc điểm về lực:
	- Gốc của vecto là điểm đặc của lực.
	- Phương và chiều của vecto là phương và chiều của lực.
	- Độ dài của vecto biểu thị độ lớn của lực.
2. Lực cân bằng: các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào vật thì không gây ra gia tốc cho vật.
II.TỔNG HỢP LỰC:
1. Định nghĩa:
Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.lực thay thế này gọi là hợp lực.
2. Quy tắc hình bình hành :
Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành,thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
	+ Chú ý: Ngoài ra còn có quy tắc đa giác.
III.ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM:
Muốn cho một chất điểm đứng yên cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
IV.PHÂN TÍCH LỰC:
1.ĐỊnh nghĩa:
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.các lực thay thế này gọi là các lực thành phần
2.Chú ý:
- nếu hai lực cùng phương cùng chiều : F = F1 + F2 hay 
- nếu hai lực cùng phương ngược chiều : F = F1 – F2 (F1>F2)
- nếu hai lực hợp với nhau một góc : 
§10.BA ÑÒNH LUAÄT NEWTON
I.ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN ( 1642-1727):
1. Định luật :
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên,đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
	* Ý nghĩa:	- Trạng thái dứng yên gọi là tính “ ì”
	- Trạng thái chuyển động gọi là "đà”
2.quán tính:
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vật tốc cả về hướng và độ lớn.
II.ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN
1.Định luật:
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật.độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Trong đó: F là lực tác dụng (N)
 m là khối lượng (kg)
 a là gia tốc (m/s2 )
2.Trọng lực.trọng lượng:
Trọng lực là lực của trái đất tác dụng lên các vật ở gần mặt đất và gây ra gia tốc rơi tự do
 hay 
Trong đó : P là trọng lượng của vật (N)
 m là khối lượng của vật (kg)
 g là gia tốc rơi tự do ( m/s2)
* Chú ý: - Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
	 - Độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng.
III.ĐỊNH LUẬT III NIU-TƠN:
1.Định luật:
Trong mọi trường hợp,khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực.hai lực này có cùng giá,cùng độ lớn,nhưng ngược chiều.
2.Lực và phản lực:
 -Lực và phản lực luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời
-Lực và phản lực có cùng giá,cùng độ lớn,nhưng ngược chiều
-Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
§11.LỰC HẤP DẪN.ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
1.Định luật :
 Lực hấp dẫn giữa hai chaát ñieåm baát kyø tæ leä thuaän vôùi tích của hai khoái löôïng cuûa chuùng vaø tæ leä nghòch vôùi bình phöông khoaûng caùch giöõa chuùng.
Trong đó : Fhd là lực hấp dẫn (N)
 m1 ,m2 là khối lượng của hai vật (kg)
 r là khoảng cách giữa hai vật (m)
 G = 6,67.10-11 (Nm2/kg2 )
* Chú ý: Hệ thức áp dụng cho 2 TH:
	+ khoảng cách 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng.
	+ các vật đồng chất, hình cầu ( r là khoảng cách 2 tâm)
2.Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn :
 Trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật
 Trong đó : M là khối lượng của Trái Đất (kg)
R là bán kính của trái đất (m)
 h là độ cao của vật so với mặt đất (m)
 Nếu vật ở gần mặt đất (h << R) thì :
§12.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO.ĐỊNH LUẬT HÚC
I.ĐỊNH LUẬT HÚC:
Trong giới hạn đàn hồi,độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Trong đó : Fđh là lực đàn hồi (N)
k là độ cứng của lò xo (N/m)
là độ biến dạng của lò xo
+ Lò xo kéo giãn: 	
+ Lò xo bị nén: 	
	l0: độ dài ban đầu ( m )
	l : độ dài khi treo vật ( m )
§13.LỰC MA SÁT
I.LỰC MA SÁT TRƯỢT:
- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc và làm cản trở chuyển động của vật
- Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật
- Lực ma sát trượt tỉ lệ với độ lớn của áp lực, ngược hướng vận tốc.
- Lực ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc
Fmst = μt N
 Trong đó : Fmst là lực ma sát trượt (N); N là áp lực của vật lên mặt sàn (N);μt là hệ số ma sát trượt
II.LỰC MA SÁT LĂN :
- Lực ma sát lăn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và làm cản trở chuyển động của vật
- Lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với áp lực
- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số lực ma sát trượt hàng chục lần
III.LỰC MA SÁT NGHỈ :
- Lực ma sát nghỉ xuất hiện và song song với mặt tiếp xúc
- Lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực tác dụng
- Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt
- Lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động đối với : người,xe,động vật
§14.LỰC HƯỚNG TÂM
I.LỰC HƯỚNG TÂM:
1.Định nghĩa :
Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm
F = m.a = m. = m..r
2. Công thức :
	Với 
§15.BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG.XIÊN
I.CÁC PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG:
1.Các phương trình chuyển động của Mx theo trục Ox:
ax = 0 ; vx = v0 ; x = v0t
2.Các phương trình chuyển động của My theo trục Oy:
ay = g ; vy = gt ; y = ½ gt2
II.XÁC ĐỊNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT:
1.Dạng của quỹ đạo:
Quỹ đạo của vật là một nữa đường parabol
Trong đó :x (m);y (m)
2.Thời gian chuyển động :
Thời gian chuyển động của vật bị ném ngang bằng thời gian rơi tự do từ cùng một độ cao.
3.Tầm ném xa:
Trong đó : L (m)
 4. Vận tốc chạm đất:
III.CÁC PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN:
Xét 1 vật được ném với vận tốc ban đầu là v0
Chọn Mp xOy chứa v0
Gốc O trùng với điểm xuất phát của vật
Gốc tg là lúc ném vật
Trên Ox:(cđ thẳng đều)	
Trên Oy( cđ chậm dần đều)	
Mà 	
PTCĐ: 	
PTCĐ của vật: 
=> PT quỹ đạo ( pt x theo y)	
Vậy: 	
+ Tầm bay cao: 
+ Thời gian ném:	
+ Tầm bây xa: vật trở về mặt đất y= 0; xmax:
Thời gian bay: 
+ vận tốc của vật tại thời điểm t:
	= 
+ gốc lệch của vecto vận tốc so với phương ngang:
CHƯƠNG III.CAÂN BAÈNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CUÛA VAÄT RAÉN
§17.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC:
 1.Điều kiện cân bằng:
 Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá,cùng độ lớn và ngược chiều.
2.Các cách xác định trọng tâm của một vật phẳng,mỏng bằng phương pháp thực nghiệm:
- đối với những vật phẳng,mỏng và có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật
- đối với những vật phẳng mỏng và có dạng bất kì thì trọng tâm được xác định bằng phương pháp thực nghiệm
II.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG:
1.Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy;
Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn,trước hết ta phải trượt hai véc tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy,rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
2.Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì:
- ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
- hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
§18CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH.MOMEN LỰC
I.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH.MOMEN LỰC:
1.Thí nghiệm:
Đĩa đứng yên vì tác dụng làm quay của lực cân bằng với tác dụng làm quay của lực 
2.Momen lực:
Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
M = Fd
Trong đó: M(N.m),F(N),d(m)
II.ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH(HAY QUY TẮC MOMEN LỰC)
1.Quy tắc:
M1 = M2 ↔ F1d1 = F2d2
Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng,thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
2.Chú ý:
Quy tắc momen lực còn được áp dụng cho cả trường hợp một vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay.
§19.QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
I.THÍ NGHIỆM:
Thí nghiệm cho thấy: F = P1 + P2 
 F = P 
 Suy ra : P = P1 + P2 
II.QUY TẮC TỔNG HỢP HAI LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU:
1.Quy tắc:
- hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song,cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.
(chia trong)
- giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
2.Chú ý:
- quy tắc trên vẫn đúng cho cả trường hợp khi thanh AB không vuông góc với hai lực và 
- điểm đặt của hợp lực là trọng tâm của vật 
- ta có thể phân tích một lực thành hai lực thành phần
III.ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA BA LỰC SONG SONG:
- ba lực đó phải có giá đồng phẳng.
- lực ở trong phải ngược chiều với hai lực ở ngoài.
- hợp lực của hai lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong.
§ 20.CÁC DẠNG CÂN BẰNG.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ
I.CÁC DẠNG CÂN BẰNG:
1.Cân bằng không bền:
Một vật bi lệch ra khỏi vị trí cân bằng không thể tự trở về vị trí dó được gọi là cân bằng không bền
2.Cân bằng bền: 
Một vật bi lệch ra khỏi vị trí cân bằng có thể tự trở về vị trí dó được gọi là cân bằng bền
3.Cân bằng phím định;
cân bằng phím định là dạng cân bằng mà vị trí trục quay trùng với trọng tâm của vật.
II.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ:
1.Mặt chân đế là gì?
Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.
2.Điều kiện cân bằng:
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay là trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế).
3.Mức vững vàng của cân bằng:
Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diên tích của mặt chân đế
§21.CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN.CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH
I.CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA MỘT VẬT RẮN:
1.Đinh nghĩa:
Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó.
2.Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến:
Khi vật chuyển động tịnh tiến mọi điểm của vật có cùng gia tốc .
 hay (21.1)
Theo định luật II NiuTơn ,ta có:
Trong đó : là hợp lực của các lực tác dụng lên vật,m là khối lượng của vật
Ox :F1X + F2X + . = ma (21.2)
0y : F1Y + F2Y + ..= 0
Chiếu phương trình (21.1) lên các trục tọa độ,ta được:
II.CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH:
1.Đặt điểm của chuyển động quay .Tốc độ góc:
- Khi vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật có cùng tốc độ góc ω,gọi là tốc độ góc của vật.
- vật quay đều thì ω = const.Vật quay nhanh dần thì ω tăng dần.Vật quay chậm dần thì ω giảm dần
2.Tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục:
a.Thí nghiệm:
thí nghiệm cho thấy: P1>P2 do đó T1>T2
Nếu chọn chiều dương là chiều quay của ròng rọc thì momen toàn phần tác dụng vào ròng rọc là:
M = (T1 – T2)R.Momen này làm cho ròng rọc quay nhanh dần.
b.kết luận:
momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
3.Mức quán tính trong chuển động quay:
- khi tác dụng cùng một momen lực lên các vật khác nhau,tốc độ góc của vật nào tăng chậm hơn thì vật đó có mức quán tính lớn hơn và ngược lại.
- mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lương đó đối với trục quay.Khối lương của vật càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.
§22.NGẪU LỰC
I.NGẪU LỰC LÀ GÌ?
1.Định nghĩa:
Hệ hai lực song song,ngược chiều,có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực
2.Ví dụ:
Dùng tay vặn vòi nước,dùng tua nơ vít đẻ vặn đinh ốc,.
II.TÁC DỤNG CỦA NGẪU LỰC ĐỐI VỚI MỘT VẬT RẮN:
1.Trường hợp vật không có trục quay cố định:
Nếu vật chỉ chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
2.Trường hợp vật có trục quay cố định:
Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh một trục cố định đó.Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trong tâm của vật sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay.
3.Momen của ngẫu lực:
Momen của ngẫu lực đối với môt trục quay 0 vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
M = F1d1 + F2d2 = F(d1 + d2)
Hay M = Fd
Trong đó : F là độ lớn của mỗi lực(N),d là khoãng cách giữa hai giá của hai lực và được gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực(m) 

Tài liệu đính kèm:

  • docHoc_nhanh_cong_thuc_10.doc