A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.
Tính chất hoá học : Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
ứng dụng của một số este tiêu biểu.
Hiểu được : Este không tan trong n¬ước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.
Kĩ năng
Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.
Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.
Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,. bằng phương pháp hoá học.
Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.
B. Trọng tâm
Đặc điểm cấu tạo phân tử và cách gọi tên theo danh pháp (gốc – chức)
Phản ứng thủy phân este trong axit và kiềm.
Vô gi¸o dôc trung häc Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Híng dÉn thùc hiÖn chuÈn kiÕn thøc kÜ n¨ng Cña ch¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th«ng M«n ho¸ häc líp 12 Ch¬ng tr×nh chuÈn Hµ néi - 2009 CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT Bài 1: ESTE A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este. - Tính chất hoá học : Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá). - Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá. - ứng dụng của một số este tiêu biểu. Hiểu được : Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức. - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá. B. Trọng tâm - Đặc điểm cấu tạo phân tử và cách gọi tên theo danh pháp (gốc – chức) - Phản ứng thủy phân este trong axit và kiềm. C. Hướng dẫn thực hiện - Khái niệm este theo cách hiểu dẫn xuất của axit cacboxylic (gốc R-CO của axit cacboxylic kết hợp với gốc O-R’) phù hợp với một số phản ứng tạo este: CH3COCl + C2H5OH CH3COOC2H5 + HCl (CH3CO)2O + C2H5OH CH3COOC2H5 + CH3COOH v.v... - Biết cách gọi tên este theo danh pháp gốc – chức: tên gốc hiđrocacbon R’ + tên chức (anion gốc axit) R-COO - Áp dụng viết công thức cấu tạo và gọi tên một số este cụ thể (cấu tạo tên gọi) - Tính chất hóa học cơ bản của este là phản ứng thủy phân: + nếu môi trường axit: phản ứng thuận nghịch và sản phẩm là axit + ancol + nếu môi trường kiềm: phản ứng một chiều và sản phẩm là muối + ancol (xà phòng hóa) - Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo các đồng phân este và gọi tên; + Xác định cấu tạo este dựa vào phản ứng thủy phân (trong axit hoặc kiềm). Bài 2: LIPIT A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Khái niệm và phân loại lipit. - Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo. - Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí. Kĩ năng - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo. - Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học. - Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả. - Tính khối lượng chất béo trong phản ứng. B. Trọng tâm - Khái niệm và cấu tạo chất béo - Tính chất hóa học cơ bản của chất béo là phản ứng thủy phân (tương tự este) C. Hướng dẫn thực hiện - Hiểu rõ khái niệm Lipit và thành phần cấu tạo của nó là các este phức tạp bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit...(khác với SGK cũ: Lipit còn gọi là chất béo...) - Đặc điểm cấu tạo của chất béo: (trieste của glixerol với axit béo hay còn gọi là triglixerit); gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch không phân nhánh) + gốc hiđrocacbon của glixerol - Cách viết phương trình biểu diễn phản ứng thủy phân chất béo tương tự este chỉ khác về hệ số của nước (kiềm) phản ứng và axit (muối) tạo ra luôn = 3 - Nêu phản ứng cộng H2 vào chất béo lỏng chuyển thành chất béo rắn để phân biệt dầu thực vật và mỡ động vật. - Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo một số chất béo và đồng phân có gốc axit khác nhau; gọi tên; + Viết phương trình hóa học cho phản ứng thủy phân chất béo (trong axit hoặc kiềm) áp dụng chỉ số axit và chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Bài 3: KHÁI NIỆM VỀ XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Khái niệm, thành phần chính của xà phòng và của chất giặt rửa tổng hợp. - Phương pháp sản xuất xà phòng ; Phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp. - Nguyên nhân tạo nên đặc tính giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp. Kĩ năng - Sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống. - Tính khối lượng xà phòng sản xuất được theo hiệu suất phản ứng. B. Trọng tâm - Thành phần chính của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp - Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp C. Hướng dẫn thực hiện - Phân biệt: + Thành phần chính của xà phòng: muối Na+ (hoặc K+) của các axit béo Ví dụ: C17H35COONa; C17H33COONa; C15H31COONa; (tạo ra từ chất béo) + Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp: muối Na+ (hoặc K+) của axit đođecyl benzensunfonic. CH3[CH2]10-CH2-C6H4-SONa+ ; (tạo ra từ các sản phẩm dầu mỏ) - Tác dụng tẩy rửa: làm giảm sức căng mặt ngoài của chất bẩn Þ chất bẩn phân chia thành nhiều phần nhỏ và phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi. - Ưu, nhược điểm: + Xà phòng bị mất tác dụng khi gặp nước cứng, do tạo các kết tủa giữa Ca2+, Mg2+ với C17H35COO-...; nhưng xà phòng dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật trong tự nhiên. + Chất tẩy rửa tổng hợp không tạo kết tủa với các ion Ca2+, Mg2+ nhưng khó bị phân hủy bởi vi sinh vật trong tự nhiên nên làm ô nhiễm môi trường. - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học điều chế xà phòng từ chất béo và điều chế chất giặt rửa tổng hợp theo sơ đồ: hiđrocacbon (dầu mỏ) ® axit hữu cơ ® axit ...sunfonic ® chất giặt rửa. + Tính khối lượng xà phòng thu được (theo hiệu suất phản ứng) CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT Bài 5: GLUCOZƠ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được: - Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. - Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ. Hiểu được: Tính chất hóa học của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ. - Dự đoán được tính chất hóa học. - Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của glucozơ. - Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng. B. Trọng tâm - Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ - Tính chất hóa học cơ bản của glucozơ (phản ứng của các nhóm chức và sự lên men) C. Hướng dẫn thực hiện - Cấu tạo mạch hở của glucozơ và fructozơ: + Khử glucozơ và fructozơ ® hexan Þ 6 nguyên tử C tạo mạch không phân nhánh + Hòa tan kết tủa Cu(OH)2 ® dung dịch màu xanh Þ có nhiều nhóm OH kề nhau + Tạo este có 5 gốc axit Þ phân tử có 5 nhóm OH Điểm khác với SGK cũ là: + để chứng minh nhóm CH=O trong glucozơ ngoài phản ứng tráng bạc, cần dùng phản ứng làm mất màu Br2. Vì, do cân bằng fructozơ glucozơ nên fructozơ (đồng phân xeton) cũng có thể dự phản ứng tráng Ag. Chú ý là: dung dịch Br2 không có môi trường kiềm nên không xảy ra chuyển hóa trên, do đó fructozơ không bị oxi hóa bởi nước Br2. (đây cũng là phản ứng phân biệt glucozơ với fructozơ) - Tính chất hóa học cơ bản của glucozơ (từ cấu tạo dự đoán tính chất, sau đó tiến hành TN để minh họa hoặc kiểm chứng): + Phản ứng của ancol đa chức: hòa tan ¯Cu(OH)2 và hóa este với axit + Phản ứng của anđehit: bị khử thành ancol 6 lần, bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 tạo ¯Ag (phản ứng tráng bạc) hoặc bởi Cu(OH)2/NaOH, t0 tạo ¯ Cu2O màu đỏ gạch. + Phản ứng lên men tạo ancol etylic - Luyện tập: + Viết cấu tạo mạch hở của glucozơ và fructozơ; + Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phản ứng tráng bạc hoặc phản ứng với Cu(OH)2 hay nước Br2. Phân biệt dung dịch glucozơ với axetandehit bằng phản ứng với Cu(OH)2. + Viết phương trình hóa học các phản ứng biểu diễn tính chất hóa học, từ đó tính khối lượng glucozơ phản ứng, khối lượng ancol tạo ra... Bài 6: SACCAROZƠ – TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được: - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí ( trạng thái, màu, mùi, vị , độ tan), tính chất hóa học của saccarozơ, (thủy phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp. - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, ( trạng thái, màu, độ tan). - Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3); ứng dụng . Kĩ năng - Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm rút ra nhận xét. - Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học. - Phân biệt các dung dịch : saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học. - Tinh khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất theo hiệu suất. B. Trọng tâm - Đặc điểm cấu tạo phân tử của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ; - Tính chất hóa học cơ bản của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. C. Hướng dẫn thực hiện - Đặc điểm cấu tạo: + Saccarozơ, đisaccarit: C12H22O11 (cấu tạo từ 1 gốc glucozơ + 1 gốc fructozơ), phân tử không chứa nhóm CH=O. + Tinh bột, polisaccarit: (C6H10O5)n (cấu tạo từ nhiều mắt xích a-glucozơ), ở hai dạng cấu trúc mạch phân nhánh (amilopectin) và không phân nhánh (amilozơ) + Xenlulozơ, polisaccarit: (C6H10O5)n (cấu tạo từ nhiều mắt xích b-glucozơ), chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi mắt xích chứa 3 nhóm OH; [C6H7O2(OH)3]n. - Tính chất hóa học cơ bản: + Saccarozơ: có phản ứng của poliancol (hòa tan ¯Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh), không dự phản ứng tráng bạc (vì phân tử không có nhóm CH=O) và có phản ứng thủy phân tạo glucozơ và fructozơ. + Tinh bột: có phản ứng thủy phân và phản ứng màu với iot + Xenlulozơ: có phản ứng thủy phân và phản ứng este hóa với axit (xảy ra ở 3 nhóm OH) - Luyện tập: + Viết phương trình hóa học các phản ứng thủy phân saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ; phản ứng este hóa của xenlulozơ với (CH3CO)2O đun nóng HNO3/H2SO4 đ ; với CH3COOH/H2SO4 đ (đun nóng). + Phân biệt các dung dịch : saccarozơ, glucozơ, glixerol, andehit axetic + Tính khối lượng Ag hoặc glucozơ thu được khi thủy phân saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, rồi cho sản phẩm dự phản ứng tráng bạc. Bài 8: THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ, TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ESTE VÀ CACBOHIĐRAT A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - Điều chế etyl axetat. - Phản ứng xà phòng hoá chất béo. - Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2. - Phản ứng của hồ tinh bột với iot. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Điều chế este; - Xà phòng hóa chất béo, glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH và tinh bột tác dụng với I2. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm + Đun nóng hóa chất trong bát sứ đồng thời khuấy bằng đũa thủy tinh + Làm lạnh từ từ ống nghiệm + Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm để giữ lại kết tủa - H ... 5s25p2 * Lớp e ngoài cùng có 4e, trong đó có 2e (p) và 2e (s) nên trong các phản ứng hóa học Sn thường tạo ra các hợp chất có số oxi hóa +2 và + 4 * Tồn tại dưới hai dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám chuyển hóa lẫn nhau phụ thuộc vào nhiệt độ. + Các phản ứng đặc trưng của Sn: tính khử yếu hơn Ni * Tác dụng với phi kim (ở nhiệt độ cao), với O2 ® SnO2 * Tác dụng chậm với dung dịch axit (H+) Sn ® Sn2+ + 2e * Tác dụng với dung dịch muối * Ở nhiệt độ thường, bền với nước và không khí do có màng oxit bảo vệ + Sn được mạ lên sắt (sắt tây) để chống gỉ và còn được dùng làm thiếc hàn - Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của niken, kẽm, thiếc và chì + Bài toán xác định nồng độ mol và tính thành phần hỗn hợp Bài 39: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT, ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT, CROM A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể : - Điều chế FeCl2, Fe(OH)2 và FeCl3, Fe(OH)3 từ sắt và các hoá chất cần thiết. - Thử tính oxi hoá của K2Cr2O7. - Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Điều chế một số hợp chất của sắt. - Tính oxi hóa của Cr+6 và tính khử của Cu. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Thả chất rắn vào chất lỏng + Lắc chất lỏng trong ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Điều chế FeCl2 + Phản ứng xảy ra, bọt khí thoát ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt. + Khi gần kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng (do một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí ® Fe3+). Thí nghiệm 2. Điều chế Fe(OH)2 + Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng [Fe(OH)2]. + Để lâu đến cuối buổi thấy màu kết tủa chuyển sang màu vàng [Fe(OH)2; Fe(OH)3], rồi tiếp tục chuyển sang màu nâu [Fe(OH)3] Thí nghiệm 3. Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7. + Màu da cam của dung dịch K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm (Cr2O® Cr3+), đồng thời dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng (Fe2+® Fe3+) ; Thí nghiệm 4. Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng . + Bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc ; + Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh Cu2+ + Khi nhỏ thêm dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh Cu(OH)2; đồng thời phản ứng chậm lại (do nồng độ H2SO4 giảm) CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ Bài 40: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dung dịch. - Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dung dịch. Kĩ năng Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số ion cho trước trong một số lọ không dán nhãn. B. Trọng tâm - Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong dung dịch. C. Hướng dẫn thực hiện - Thuốc thử với một số cation Cation Dung dịch thuốc thử Hiện tượng Na+ Thử màu ngọn lửa ® ngọn lửa màu vàng tươi NH Dung dịch kiềm + quỳ tím ướt ® có khí NH3 làm xanh quỳ tím ướt Ca2+ Dung dịch CO và CO2 ® kết tủa CaCO3 và tan khi được sục CO2 Ba2+ - H2SO4 loãng ® kết tủa trắng BaSO4 không tan trong axit dư Fe2+ - Dung dịch kiềm OH- (hoặc NH3) ® kết tủa trắng hơi xanh hóa nâu đỏ trong KK Fe3+ - Dung dịch kiềm OH- ® kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3 Al3+ - Dung dịch kiềm OH- ® kết tủa Al(OH)3 trắng tan trong thuốc thử dư Cu2+ Màu + Dung dịch NH3 (dư) ® màu xanh lam + kết tủa xanh lam tan trong NH3 thành ion phức [Cu(NH3)4]2+ màu xanh đậm - Thuốc thử với một số anion anion Dung dịch thuốc thử Hiện tượng NO Cu và H2SO4 loãng ® dung dịch xanh lam, khí không màu (NO) , hóa nâu trong không khí (NO ® NO2) SO Dung dịch BaCl2 + môi trường H+ ® kết tủa trắng không tan trong axit dư CO Dung dịch H+ và nước vôi trong ® CO2 làm đục nước vôi trong Cl– Dung dịch AgNO3 + môi trường H+ ® kết tủa trắng AgCl tan trong dung dịch NH3 tạo phức [Ag(NH3)2]+. - Luyện tập: + Phân biệt từ 3 đến 5 cation trong các dung dịch riêng rẽ + Nhận biết 3 cation tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch + Phân biệt từ 3 đến 4 anion trong các dung dịch riêng rẽ + Nhận biết 2 anion tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch Bài 41: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số chất khí. - Cách tiến hành nhận biết một số chất khí riêng biệt. Kĩ năng Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm phân biệt một số chất khí cho trước (trong các lọ không dán nhãn). B. Trọng tâm - Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số chất khí. C. Hướng dẫn thực hiện - Thuốc thử với một số chất khí khí Dung dịch thuốc thử Hiện tượng SO2 Dung dịch nước brom dư ® làm nhạt màu dung dịch Br2 CO2 Dung dịch nước vôi trong ® kết tủa trắng (vẩn đục nước vôi trong) NH3 Thử mùi + giấy quỳ tím ướt ® mùi khai + làm xanh quỳ tím ướt H2S Thử mùi + dung dịch Cu2+; Pb2+ ® mùi thối + kết tủa đen CuS và PbS - Luyện tập: + Phân biệt từ 3 đến 4 khí trong các bình khí riêng rẽ + Nhận biết 2 khí tồn tại đồng thời trong cùng một hỗn hợp CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Bài 43: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế. Kĩ năng - Tìm thông tin và trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên. - Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải, - Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học. B. Trọng tâm - Vai trò của hoá học đối với năng lượng, nhiên liệu, vật liệu. C. Hướng dẫn thực hiện - Nêu được một số khái niệm có liên quan như năng lượng bị cạn kiệt... + Nêu được một số vấn đề đang đặt ra cho nhân loại hiện nay: * Nguồn năng lượng, nhiên liệu bị cạn kiệt. Việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu gây nên ô nhiễm môi trường: làm trái đất nóng lên, khí hậu bị thay đổi... * Vấn đề về vật liệu do nhu cầu sản xuất ngày càng cao để đáp ứng được sự phát triển của xã hội: vật liệu rắn hơn thép, cứng hơn kim cương, vật liệu có tính năng đặc biệt... * Nêu sơ lược sự phát triển năng lượng, nhiên liệu, vật liệu trong quá khứ, hiện tại và nêu được một số định hướng trong tương lai. Nêu được các thí dụ cụ thể chứng tỏ vai trò của hóa học đã góp phần giải quyết các vấn đề trên qua: ứng dụng của các chất đã học, sản xuất và điều chế các chất đã biết, thực tiễn và kiến thức một số môn học khác như địa lí, công nghệ, vật lí... + Giải quyết vấn đề: tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu ( sử dụng gas, than, củi có hiệu quả, tiết kiệm điện), sử dụng vật liệu phế thải ( sắt vụn,kim loại, thủy tinh, giấy cũ...). - Thu thập thông tin: đọc và tóm tắt kiến thức trong bài. - Xử lí thông tin: viết báo cáo. - Báo cáo, thảo luận trước lớp. Bài 44: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý. Kĩ năng - Tìm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong bài học, xử lí thông tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên. - Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm. B. Trọng tâm - Vai trò của hoá học đối với lương thực, thực phẩm, may mặc và sức khỏe con người. C. Hướng dẫn thực hiện - Nêu được vai trò của hóa học đối với việc giải quyết: + Thiếu lương thực, thực phẩm: Sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất bằng con đường nhân tạo, sản xuất vật liệu làm máy móc tốt cho nông nghiệp, góp phần nghiên cứu giống mới năng suất cao... + Thiếu tơ sợi: Sản xuất tơ nhân tạo, tơ tổng hợp, thuốc nhuộm, sản xuấtvật liệu làm máy dệt máy may tăng năng suất lao động, phân bón thuốc bảo vệ thực vật tăng năng suất cây công nghiệp như bông, đay... + Thiếu thuốc chữa bệnh: Góp phần nghiên cứu và sản xuất thuốc tân dược có tác dụng chữa bệnh tăng cường sức khỏe có tác dụng nhanh, đặc trị mà thuốc cổ truyền dân tộc không có được. + Vấn đề thuốc cai nghiện ma túy: Nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh lí của chất gây nghiện ma túy, nghiên cứu sản xuất thuốc cai nghiện ma túy. - Giải quyết vấn đề đơn giản có liên quan: Tiết kiệm lương thực ( không sử dụng lương thực để sản xuất etanol mà sản xuất etanol từ khí thiên nhiên), về đề chữa bệnh béo phì ( sử dụng thực phẩm hợp lí, thực phẩm ăn kiêng) , vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ( sản xuất chất phụ gia thực phẩm, chất hương liệu , chất bảo vệ thực vật an toàn) - Thu thập thông tin: đọc và tóm tắt kiến thức trong bài. - Xử lí thông tin: viết báo cáo về nội dung được giao. - Báo cáo, thảo luận trước lớp. Bài 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước. - Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. - Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. Kĩ năng - Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. - Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. - Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất. B. Trọng tâm - Vai trò của hoá học đối với việc ô nhiễm môi trường và xử lí chất gây ô nhiễm môi trường C. Hướng dẫn thực hiện - Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường gắn với nội dung hóa học: + Thành phần hóa học của môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm gồm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất. + Nguyên nhân gây ô nhiễm + Tác hại của ô nhiễm - Nhận biết được sự ô nhiễm môi trường - Bảo vệ môi trường trên cơ sở áp dụng chủ yếu phương pháp hóa học. - Giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tiễn có liên quan. + Xác định môi trường bị ô nhiễm bằng cách đơn giản nhất (quan sát, dùng thuốc thử, dùng các dụng cụ đo). + Xử lí chất thải độc hại: * Phân loại chất thải (hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp... ) * Loại bỏ chất thải (đốt, lọc, dùng hóa chất...) - Thu thập thông tin: đọc và tóm tắt kiến thức trong bài. - Xử lí thông tin: viết báo cáo về nội dung được giao. - Báo cáo, thảo luận trước lớp.
Tài liệu đính kèm: