Đề 1: Thuyết minh về vai trò của cây cối (hoặc cảu rừng, các loài động vật hoang dã,
) trong việc bảo vệ môi trường sống. (đề 1, sgk trang 14)
Gợi ý lập dàn bài cho bài viết:
a. Mở bài: Giới thiệu môi trường sống một cách tự nhiên
b. Thân bài: - Cây cối và muôn loài sinh vật góp phần cho môi trường sống như thế nào?
+ Làm đẹp cảnh quan.
+ Góp phần duy trì sự sống
+ Đảm bảo giữ cân bằng sinh thái
- Nhiệm vụ của mọi người bảo vệ môi trường sống như thế nào?
+ Không được phá hoại cây cối, các loài sinh vật, hoặc làm ảnh hưởng tới chúng.
+ Bảo vệ, chăm sóc
+ Không đào, bới đất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối, sinh vật.
+ Tuyên truyền mọi người cùng làm tốt.
+ Tham gia tích cực trồng cây gây rừng.
c. Kết luận: - Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 1 HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU, LẬP DÀN Ý CHO MỘT SỐ BÀI VĂN THUYẾT MINH SGK NGỮ VĂN 10, TẬP 2 ---------------------------------------------------- Đề 1: Thuyết minh về vai trò của cây cối (hoặc cảu rừng, các loài động vật hoang dã, ) trong việc bảo vệ môi trường sống. (đề 1, sgk trang 14) Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: a. Mở bài: Giới thiệu môi trường sống một cách tự nhiên b. Thân bài: - Cây cối và muôn loài sinh vật góp phần cho môi trường sống như thế nào? + Làm đẹp cảnh quan. + Góp phần duy trì sự sống + Đảm bảo giữ cân bằng sinh thái - Nhiệm vụ của mọi người bảo vệ môi trường sống như thế nào? + Không được phá hoại cây cối, các loài sinh vật, hoặc làm ảnh hưởng tới chúng. + Bảo vệ, chăm sóc + Không đào, bới đất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối, sinh vật. + Tuyên truyền mọi người cùng làm tốt. + Tham gia tích cực trồng cây gây rừng. c. Kết luận: - Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Đề 2: Thuyết minh về Tác hại của ma túy (hoặc của rượu, thuốc lá, ) đối với đời sống của con người (đề 2, sgk, 14) Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: a. Mở bài: Tình trạng hút thuốc lá và uống rượu đã nảy sinh trong lớp trẻ. Chúng ta có suy nghĩ như thế nào về tình trạng này. b. Thân bài: - Hút thuốc là có hại như thế nào? + Có hại về sức khoẻ (tổng kết bệnh viện K) + Làm ảnh hưởng tới người khác, nhất là người xung quanh như em nhỏ, phụ nữ có thai. + Những căn bệnh chủ yếu do hút thuốc lá (ung thư phổi, nhồi máu cơ tim). + Có hại về kinh tế. - Làm thế nào để cai nghiện và không hút thuốc lá? + Có ý chí và nghị lực + Luôn luôn lạc quan, yêu đời, yêu sự sống c. Kết bài: Ý nghĩa việc nêu tác hại của hút thuốc lá. Đề 3: Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hay làm văn (đề 3, sgk – trang 14). Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: Nêu kinh nghiệm viết một bài văn hay a. Mở bài: Giới thiệu làm văn là hoạt động tinh thần muốn biểu hiện, muốn giao tiếp, muốn khẳng định... tất cả là hoạt động tinh thần tự nhiên, không thể thiếu của con người. Nhưng làm thế nào để viết được một bài văn hay. Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 2 b. Thân bài: - Quan niệm thế nào là bài văn hay + Đáp ứng yêu cầu đề ra về nội dung tư tưởng (đủ ý) + Có bố cục rõ ràng, mạch lạc (ý và triển khai các ý) + Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc thực sự. + Không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Làm thế nào để viết được bài văn hay? + Tìm hiểu đề cụ thể + Có nhận thức đúng, sâu sắc về vấn đề đặt ra + Có lập trường vững vàng, có tình cảm trong sáng + Phát huy trí tưởng tượng, cảm xúc chân thành. + Liên hệ với thực tế đúng đắn. + Bố cục rõ ràng, chữ viết sạch, không mắc lỗi. c. Kết luận: Để viết được bài văn hay ta phải làm gì? + Thường xuyên đọc để nâng cao nhận thức. + Thường xuyên rèn luyện suy nghĩ, tìm tòi + Luôn liên hệ, thể nghiệm với đời sống + Ý nghĩa khi viết được bài văn hay. Đề 4: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hướng đất nước (dề 1, sgk, tr.53) Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: a. Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh một cách tự nhiên. b. Thân bài: Chọn kết cấu của bài thuyết minh (theo không gian và lô gích). - Danh lam thắng cảnh hiện ra từ xa tới gần (quan sát từ xa tới gần). - Giới thiệu danh lam thắng cảnh ấy. + Tên gọi của danh lam + Được xây dựng từ thời gian nào, trên mảnh đất như thế nào về di sản tinh thần, vật chất. + Quy mô của danh lam thắng cảnh gợi ra điều triết lí gì + Vì sao danh lam thắng cảnh ấy hấp dẫn mọi người. c. Kết bài: - Thể hiện niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước của bản thân. - Nhiệm vụ của bản thân Đề 5: SGK trang 53, tập 2: Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu ) mà em thích. Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: a. Mở bài: Giới thiệu về sân khấu chèo ở đồng bằng Bắc Bộ b. Thân bài: - Chèo có những nét đặc điểm gì? + Đó là nghệ thuật tổng hợp, trước hết có tích có truyện (có tích mới dịch ra tuồng). + Chèo kết hợp giữa dân ca (lời hát), dân nhạc (nhạc công) dân vũ (vũ đạo). Lĩnh vực này chèo khác kịch nói, cải lương, tuồng đồ. + Nghệ thuật chèo là nghệ thuật cách điệu * Một cái quạt có thể thay cho quyển sách, một bức thư, vật che mặt. * Một cái bàn con có thể là án thư (nơi đọc sách), bàn thờ tổ tiên, hình dung trái núi * Sân khấu (một chiếc chiếu trước cả đình) tượng trưng cho không gian rộng lớn ở bên ngoài Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 3 đời. + Nhân vật chính diện + Nhân vật phản diện + Nhân vật hề chèo + Diễn viên của gánh hát chèo là ai c. Kết bài: - Nêu lí do yêu quý nghệ thuật chèo. Đề 6: SGK Ngữ văn 10, tập 2, trang 53 Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: a. Mở bài: - Giới thiệu nghề thủ công mĩ nghệ của quê hương. b. Thân bài: - Thuyết minh về nghề đó. + Nghề có từ bao giờ, người ta truyền lại như thế nào? + Lựa chọn nguyên vật liệu như thế nào (yêu cầu cụ thể) + Quá trình thực hành làm đồ mĩ nghệ đòi hỏi. * Bàn tay, con mắt của người thợ thủ công * Trí tưởng tượng kết hợp với sự khéo léo * Sự sáng tạo. c. Kết bài: + Mặt hàng thủ công mĩ nghệ đã có mặt trên đất nước đến với một số nước như thế nào? + Thể hiện niềm tự hào về bàn tay người thợ quê hương. Đề 7: Thuyết minh về lễ hội của một ngôi chùa ở quê em (đề 4, sgk – trang 53, tập 2) Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: a. Mở bài: - Giới thiệu lễ hội chùa của quê hương (Chùa phải được công nhận và xếp loại di tích lịch sử) b. Thân bài: - Thời gian tổ chức lễ hội + Thời gian cụ thể + Thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Chuẩn bị cho lễ hội + Các làng xung quanh + Chọn người rước kiệu + May sắm đồ vật + Trang trí kiệu - Tổ chức lễ hội + Rước kiệu lễ phật + Dâng hương, lễ vật + Các hình thức diễn xướng dân gian + Các đoàn lễ thập phương. - Biểu diễn góp vui + Hát dân ca + Nhạc nhẹ c. Kết bài: - Tự hào về truyền thống lễ hội ở quê hương - Làm sống lại nghi thức có từ ngàn xưa - Giúp mọi người thêm yêu cuộc sống, quê hương của mình. Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 4 Đề 8: Thuyết minh về một tác phẩm văn học (Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy), đề 1, sgk Ngữ văn 10 , tập 2. trang 84. Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: a. Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên tác phẩm An Dương Vương - Mị Châu, Trọng Thuỷ. b. Thân bài: Truyền thuyết “An Dương Vương - Mị Châu, Trọng Thuỷ” đặt ra vấn đề gì? b1. Bài học dựng nước gắn liền với giữ nước + An Dương Vương xây thành ở đất Việt. + Thành cứ xây gần xong lại đổ. + Nhờ thần Rùa vàng giúp đỡ An Dương Vương xây thành xong. + Nhà vua ngỏ lời với Rùa Vàng “Nếu có giặc lấy gì mà chống” + Rùa vàng tháo vuốt, vua chế nỏ, đánh lui quân xâm lược của Triệu Đà. * Bài học rút ra. - Dựng nước quả là việc gian nan - Nhân dân ta đã thần thánh hoá sức lao động - Dựng nước phải gắn liền với giữ nước. b2. Bài học về đề cao tinh thần cảnh giác. + Vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ. + Trọng Thuỷ dỗ vợ cho xem trộm nỏ thần rồi làm một cái nãy giả đánh tráo, chia tay vợ về nước, Triệu Đà cất quân sang xâm lược. + Vua điềm nhiên đánh cờ, nỏ thần không hiệu nghiệm. Vua cùng Mị Châu chạy trốn ra biển. + Rùa vàng hiện lên kết tội Mị Châu. An Dương Vương rút gươm chém Mị Châu, rồi cầm sừng tê bảy tấc về thuỷ phủ. * Bài học rút ra. - Ỷ lại vào vũ khí sẽ thất bại - Thất bại càng làm cho kẻ thù tàn mưu sâu, kế hiểm. - Không phân biệt bạn thù thì bao giờ cũng sa vào mưu kế của chúng. b3. Thái độ tác giả dân gian đối với từng nhân vật. + An Dương Vương + Mị Châu + Trọng Thuỷ + Với mối tình Mị Châu Trọng Thuỷ c. Kết bài: ý nghĩa tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương - Mị Châu Trọng Thuỷ. Đề 9: Thuyết minh về tác phẩm văn học (Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu). Gợi ý lập dàn bài cho bài viết: 1. Kiểu bài: Thuyết minh về 1 tác phẩm văn học. 2. Nội dung: Giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật và vị trí của bài Phú sông Bạch Đằng. 3. Phạm vi kiến thức: - Kiến thức văn học: về thể phú, tác giả Trương Hán Siêu và bài phú. - Các kiến thức lịch sử, địa lí có liên quan. Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 5 LẬP DÀN Ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Trương Hán Siêu. - Giới thiệu về bài Phú sông Bạch Đằng. 2. Thân bài: - Giới thiệu về thể phú. - Giới thiệu về nội dung bài phú theo các đoạn: + Đoạn mở. + Đoạn giải thích. + Đoạn bình luận. + Đoạn kết. - Giới thiệu về nghệ thuật của bài phú: + Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn. + Bố cục: chặt chẽ. + Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí. + Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng, lắng đọng, gợi cảm. 3. Kết bài: - Khẳng định giá trị nội dung, vị trí đỉnh cao nghệ thuật của thể phú của bài Phú sông Bạch Đằng. - Nêu suy nghĩ, cảm xúc của người viết. Đề 10: Thuyết minh về một tác giả văn học (Nguyễn Du) , đề 2, sgk Ngữ văn 10, ... c. Kết bài: Ý nghĩa tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Du. Đề11: Thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Trãi. (sgk trang 84, Ngữ văn 10, tập 2) Dàn bài tham khảo: 1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi với một số thông tin: + Năm sinh, năm mất: 1380-1442. + Tên hiệu: Ức Trai. + Quê quán: làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương) sau dời đến Nhị Khê (Thường Tín- Hà Tây). + Gia đình: cha, mẹ... + Nêu đánh giá khái quát về Nguyễn Trãi: người anh hùng văn võ song toàn, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. 2. Thân bài: a. Giới thiệu vài nét về cuộc đời Nguyễn Trãi: Hs có thể chọn 1 trong 2 cách: - Giới thiệu theo trật tự thời gian cuộc đời Nguyễn Trãi. - Giới thiệu qua hai khía cạnh: + Anh hùng: Nguyễn Trãi từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò của một quân sư tài ba, “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”, giúp Lê Lợi làm nên chiến thắng vẻ vang. + Bi kịch: y Sớm phải chịu những nỗi đau: mất mẹ khi 5 tuổi, ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi 10 tuổi. y Bi kịch nước mất nhà tan... y Suốt đời tận trung với nước nhưng bị gian thần gièm pha, vua nghi kị, phải chịu án tru di tam tộc thảm khốc. b. Giới thiệu về sự nghiệp thơ văn: - Kể tên các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm tiêu biểu cảu Nguyễn Trãi: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,... - Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi: Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 7 + Nguyễn Trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất: yGiải thích khái niệm: nhà văn chính luận kiệt xuất. yKể tên 2 tác phẩm chính luận kiệt xuất of Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh tập. yTư tưởng chủ đạo: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. yNghệ thuật viết văn chính luận: @ Xác định bút pháp lập luận phù hợp với đối tượng, mục đích lập luận. - Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. @ Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc: Giải thích tại sao nói Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc: thơ Nguyễn Trãi biểu hiện rõ 2 tư cách cao cả của con người ông- người anh hùng và con người trần thế. c. Đánh giá về vị trí, tầm vóc của Nguyễn Trãi: Là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ mở đầu cho văn học tiếng Việt, là tác giả văn học lớn của nước nhà. 3. Kết bài: - Trở lại đề tài thuyết minh. - Nêu cảm xúc, suy nghĩ về cuộc đời, thơ văn, tài năng và nhân cách của Nguyễn Trãi. Đề 12: Thuyết minh về một thể loại văn học (ca dao dân ca) , đề 3, sgk Ngữ văn 10, tập 2, trang 84. Dàn bài tham khảo: a. Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên một thể loại văn học. - Ca dao dân ca. b. Thân bài: *. Nêu định nghĩa cơ bản về ca dao *. Nội dung ca dao: + Quê hương đất nước (những bài ca về quê hương). + Gia đình (tình cảm cha mẹ, con cái, vợ chồng) + Xã hội (tình yêu nam nữ) *: Ca dao với đấu tranh chống phong kiến, cường quyền - Vua, quan - Chức dịch kì hào - Với chiến tranh phong kiến * Ca dao với thói hư tật xấu - Người lười biếng - Chàng trai hay đánh vợ * Ca dao với lao động sản xuất - Với kinh nghiệm sản xuất - Với thành quả lao động - Với công cụ lao động. c. Kết bài: Ý nghĩa tìm hiểu nội dung ca dao. Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 8 Đề 13 : Nghị luận xã hội Em nghĩ như thế nào về tình bạn, tình yêu tuổi học trò. Dàn bài tham khảo: a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn bạc. – Nêu suy nghĩ chung về vấn đề đó. b. Thân bài: * Nêu nguyên nhân khi đặt ra vấn đề tình bạn và tình yêu trong học đường - Đây là vấn đề đã và đang tồn tại trong thực tế, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình và xã hội. - Cần có những biện pháp giải quyết để nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường. * Vấn đề tình bạn của thanh niên trong học đường - Tầm quan trọng và ý nghĩa của tình bạn tuổi học trò: + Rất cần thiết + Mang tính tất yếu - Vấn đề chọn bạn và kết giao. - Cách xây dựng và giữ vững được một tình bạn đẹp và chân chính. * Vấn đề tình yêu trong học đường: - Nêu những quan niệm khac nhau của chính bản thân về những trai gái đang yêu, của bạn bè, thầy cô, cha mẹ và dư luận xã hội. - Khẳng định sự không cần thiết và nêu tác hại của tình yêu trong học đường. - Cách xứng xử của cha mẹ, thầy cô trước những vấn đề đó. c. Kết bài: Rút ra bài học và cách ứng xử cho những người đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên trước tình bạn và tình yêu trong học trường. Đề 14: Nghị luận xã hội “Tình bạn chân thành là viên ngọc quý”. (Các Mác). Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn. Dàn bài tham khảo: a. Mở bài: Gi ới câu nói của Các Mác và việc giữ gìn tình bạn. b. Thân bài: - Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống. Vì vậy việc giữ gìn tình bạn là vô cùng cần thiết. - Để giữ gìn tình bạn thì những điều quan trọng là sự chân thành, thẳng thắn, biết tha thứ, biết vượt qua tự ái. - Chân thành: cần biết chia sẻõ và quan tâm đến bạn bè; tình bạn không vì vụ lợi, lý do vật chất - Thẳng thắn: Cần chỉ ra sai trái của bạn, không đồbng tình, ủng hộ. - Biết tha thứ: Luôn khoan dung, rộng lượng khi bạn biết sửa chửa. - Biết vượt qua lòng tự ái: ko mặc cảm tự ti hay tự phụ trong bạn bè, cần hào đồng, vui vẻ, nhiệt tình. Khẳng định việc giữ gìn tình bạn bằng những phương pháp trên là vô cùng cần thiết. c. Kết bài: Tình bạn vô cùng quý giá. Mỗi người cần dùng tấm lòng để giử gìn nó. Đề 15: Nghị luận xã hội HIV/AIDS và tuổi trẻ Việt Nam Dàn bài tham khảo: Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 9 a. Mở bài: Thực trang thanh niên hiện nay và mầm mống của căn bệnh thế kỉ. b. Thân bài: - Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh HIV/AIDS ở tuổi trẻ. - Tác hại của HIV/AIDS đối với tuổi trẻ. - Tình hình cảu đại dịc HIV/AIDS hiện nay ở Việt Nam. - Các con đường lây nhiễm. - Giải pháp phòng chống. c. Kết bài: - Nhấn mạnh tác hại của HIV/AIDS đối với tuổi trẻ và đối với xã hội. - Lời cảnh tỉnh cho giới trẻ. Đề thi tham khảo: Nhận xét về đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều- Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: “Cái thần của đoạn thơ là ở chỗ: Trao duyên mà không trao được tình! Đau khổ vô tận! Cao đẹp vô ngần!” Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích Trao duyên để làm sáng tỏ ý kiến trên. GỢI Ý 1. Mở bài: ( - Giới thiệu về Nguyễn Du, Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên. - Dẫn nhận định. 2. Thân bài: a. Giải thích nhận định: Lời nhận định đã chỉ ra “cái thần”- linh hồn, điều cốt lõi, điểm đặc sắc của đoạn Trao duyên. Nó hoàn toàn đúng đắn, là kim chỉ nam để chúng ta tìm hiểu đoạn trích. - “Trao duyên mà không trao được tình!”: chữ “duyên” ban đầu là thuật ngữ của Phật giáo chỉ sự gắn bó với nhau từ kiếp trước, sau chuyển thành từ toàn dân có ý nghĩa chỉ hôn nhân nam – nữ. Qua đoạn trích, chúng ta thấy Kiều đã trao được mối nhân duyên của mình và Kim Trọng cho Thuý Vân nhưng không thể trao được tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng. - “Đau khổ vô tận!”: Đó là tâm trạng của Kiều khi phải dằn lòng trao mối duyên đẹp đẽ, trao đi khát khao hạnh phúc và cả sau khi nhờ được Vân trả nghĩa cho chàng Kim rồi nhưng Kiều không thanh thản mà đau đớn tột cùng. - “Cao đẹp vô ngần!”: Qua đoạn trích chúng ta thấy được quan niệm về tình yêu đẹp đẽ, đúng đắn, tiến bộ và vẻ đẹp đáng quý của trí tuệ và nhân cách của Thuý Kiều. b. Phân tích- chứng minh: - Kiều trao được duyên cho Thuý Vân: + Hoàn cảnh đặc biệt khác thường (2 câu đầu). + Ước nguyện của Kiều (2 câu tiếp). + Lời thuyết phục của Kiều: Kiều kể lại vắn tắt câu chuyện tình yêu của mình cho Vân hiểu và thấy tình yêu đó là thiêng liêng được trời đất chứng giám nên Kiều không thể phụ bạc chàng Kim. Nhưng nàng cũng nhắc đến hoàn cảnh hiện tại éo le, không thể vẹn hiếu trọn tình được. Nàng chọn chữ hiếu nên đã trở thành kẻ phụ bạc Kim Trọng. Do vậy, nàng đã cậy nhờ Vân giúp mình được sống vẹn nghĩa trọn tình với chàng. Ba lí do thuyết phục:- Vân còn trẻ. Tình cảm chị em ruột thịt. Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn bài cho bài viết của một số đề SGK Ngữ văn 10, tập 2 Phan Minh Nghĩa – Sưu tầm và giới thiệu 10 Nếu Vân giúp thì dù có chết Kiều cũng vui lòng, mãn nguyện vì được thơm lây là người sống vẹn nghĩa trọn tình. + Trao kỉ vật Ỉ hoàn tất việc trao duyên. - Kiều không thể trao được tình yêu: + Biểu hiện:- Vì có sự giằng xé dữ dội giữa lí trí và tình cảm trong hành động trao kỉ vật (ptích hai chữ “của chung”) - Khi trao duyên, nàng đau khổ vô tận. Sau khi trao được duyên rồi, nàng coi mình như đã chết Ỉ quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc rực rỡ trở thành ảo ảnh xa xôi (ptích “ngày xưa”). Ỉ tưởng tượng ra viễn cảnh tương lai chết oan, chết hận, ảm đạm (ptích “Mai sau....thác oan”). Ỉ ý thức về hiện tại chia li, tan vỡ đột ngột, thảm khốc, đau đớn đến mê sảng (ptích “Bây giờ...từ đây)”. - Cao đẹp vô ngần: + Qua đoạn trích, ta thấy được quan niệm về tình yêu của Kiều: t/y- tình cảm thuỷ chung, mãnh liệt và thiêng liêng, tình gắn với nghĩa Ỉ đúng đắn, tiến bộ. + Trong hoàn cảnh bi kịch, Kiều vẫn thểv hiện được vẻ đẹp của 1 trí tuệ thông minh sắc sảo ( qua lời thuyết phục thấu lí đạt tình) + Đức hi sinh, lòng vị tha của Kiều. 3. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của lời nhận định. - Nêu cảm xúc, suy nghĩ về tài năng (nghệ thuật ngôn từ, miêu tả tâm lí nhân vật) và tấm lòng của Nguyễn Du qua đoạn trích.
Tài liệu đính kèm: