- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- Trình bày được mục tiêu môn sinh học.
- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển bền vững và những vấn đề toàn cầu.
- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp).
- Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
- Trình bày được định nghĩa về sự phát triển bền vững.
- Trình bày được vai trò sinh học trong phát triển bền cũng môi trường sống.
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: Bài 1. PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC Môn học/Hoạt động giáo dục: SINH HỌC; Lớp: 10 Theo bộ sách Chân trời sáng tạo Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: Năng lực sinh học Nhận thức sinh học - Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. - Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. - Trình bày được mục tiêu môn sinh học. - Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai. - Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển bền vững và những vấn đề toàn cầu. - Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp). - Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. - Trình bày được định nghĩa về sự phát triển bền vững. - Trình bày được vai trò sinh học trong phát triển bền cũng môi trường sống. - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học - Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người. Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận những vấn đề liên quan tới môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận những vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tự chủ và tự học - Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học. - Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông, lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan tới môn sinh học và ứng dụng sinh học. Giải quyết vấn đề và sáng tạo Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học. 2. Về phẩm chất: Yêu nước Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. Nhân ái Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung. Chăm chỉ Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay (ô nhiễm, thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật,..) - Bảng KWL. - Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm dự án. - Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh (HS) - Bảng trắng, bút lông. - Giấy A4. - Bài thuyết trình. *Bản tiêu chí đánh giá hoạt động (Dành cho GV): GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS Nội dung đánh giá Mức 1 (5đ) Mức 2 (7đ) Mức 3 (10đ) Điểm Trả lời câu hỏi Trả lời được khoảng 50% các ý đúng Trả lời được hầu hết các ý đúng Trả lời đúng câu hỏi. Tìm được thêm ví dụ minh hoạ Đóng góp ý kiến Chỉ nghe ý kiến Có ý kiến Có nhiều ý kiến, ý tưởng Tiếp thu, trao đổi, tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm Lắng nghe Có lắng nghe, phản hồi Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức mới; tạo được sự mâu thuẫn kiến thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, kích thích tính tò mò tìm hiểu bài mới. - Kiểm tra được sự chuẩn bị bài của học sinh. b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “ Sự sống quanh ta” để HS xác định vấn đề. c. Sản phẩm học tập của HS: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện. 3. Báo cáo. 4. Đánh giá kết quả Tổ chức thực hiện Nội dung dạy học 1. GV tổ chức trò chơi “Sự sống quanh ta”: GV chiếu các hình ảnh về các vật dụng có ở môi trường xung quanh ta hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người để HS xác định đâu là những thành tựu có ứng dụng sinh học. 2. HS xác định đâu là những thành tựu có ứng dụng sinh học. 3. Học sinh trình bày ý kiến. GV có thể cho HS giải thích sự lựa chọn của mình. 4. GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học Có một số sản phẩm là thành tựu có ứng dụng sinh học, vậy ứng dụng sinh học được hình thành như thế nào, cụ thể ra sao sẽ được tìm hiểu rõ trong bài 1: Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu của sinh học (15 phút) a. Mục tiêu - Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. - Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học. - Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận những vấn đề liên quan tới môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận những vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học. b. Nội dung: Câu trả lời của HS c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện 1. GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn (Mỗi HS viết giấy A4 hoặc viết nháp; Ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK. Câu 1. Hãy đặt ra các câu hỏi liên qua đến hiện tượng trong Hình 1.2. Câu 2. Hãy sắp xếp các câu hỏi vừa đặt ra vào nội dung sau: a) Hình thái và cấu tạo cơ thể: b) Hoạt động chức năng của cơ thể: c) Mối quan hệ giữa các cá thể với nhau: d) Mối quan hệ giữa cá thể với môi trường: e) Quá trình tiến hóa của sinh vật: Câu 3. Em hãy kể tên một số lĩnh vực của ngành Sinh học. Nhiệm vụ chính của mỗi lĩnh vực đó là gì? Câu 4. Để trả lời các câu hỏi đặt ra theo yêu cầu ở Câu 1, ta cần tìm hiểu lĩnh vực nào của ngành Sinh học. 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nghiên cứu nội dung mục 1 trang 5, 6 Sgk. 3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. TỔNG KẾT KIẾN THỨC I. ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC NGHIÊN CƯU VÀ MỤC TIÊU MÔN SINH HỌC 1. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu của sinh học - Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới sống. - Lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học: Di truyền học và Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Vi sinh vật học, Giải phẫu học và Sinh lí học, Động vật học, Thực vật học, Sinh thái học và Môi trường, Công nghệ sinh học, 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu học tập của môn sinh học (15 phút) a. Mục tiêu - Trình bày được mục tiêu môn sinh học. - Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học - Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện 1. Giáo viên sử dụng phương pháp hỏi – đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm đôi nội dung trong SGK. K W L - Liên quan tới sự sống. - Nhận biết được vai trò của các loài sinh vật. - Thế giới sống được hình thành như thế nào? - Tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học. Hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật tự nhiên, Câu 5. Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta lợi ích gì? 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh sử dụng bảng KWL để trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. TỔNG KẾT KIẾN THỨC - Môn Sinh học giúp ta hiểu rõ về thế giới sống, hình thành và phát triển năng lực sinh học, có thái độ đúng đắn với thiên nhiên. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh học (15 phút) a. Mục tiêu - Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển bền vững và những vấn đề toàn cầu. - Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học - Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. b. Nội dung: Học sinh thảo luận nội dung SGK và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện 1. Giáo viên sử dụng phương pháp hỏi – đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm đôi nội dung trong SGK. K W L - Tạo ra thực phẩm sạch. - Ứng dụng trong y học. . - Sinh học được ứng dụng trong đời sống như thế? Tạo ra nhiều sản phẩm có năng suất cao, phục vụ cho nhu cầu của con người. Câu 6. Hãy nêu 1 vài thành tựu cụ thể chứng minh vai trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Câu 7. Những hiểu biết về não bộ con người đã mang lại lợi ích gì cho chúng ta? 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. TỔNG KẾT KIẾN THỨC II. Vai trò của sinh học Ngành sinh học ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, sự phát triển kinh tế, xã hội, sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. 2.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu triển vọng của ngành Sinh học trong tương lai (15 phút) a. Mục tiêu - Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. - Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông, lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan tới môn sinh học và ứng dụng sinh học. - Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học. - Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. b. Nội dung: Học sinh chơi trò chơi và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện 1. GV tổ chức trò chơi “sự kì diệu của Sinh học” kết hợp với sự dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK. GV treo một số tranh ảnh về các vấn đề xã hội hiện nay như: ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt vọng của sinh vật,.. và yêu cầu HS cho biết ngành Sinh học đã giải quyết các vấn đề trên như thế nào. Từ đó, HS rút ra được kết luận về triển vọng của ngành Sinh học trong tương lai. Câu 8. Con người có thể giải quyết những vấn đề trên như thế nào? Câu 9. Sự kết hợp giữa Sinh học và tin học mâng lại những triển vọng gì trong tương lai? 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. TỔNG KẾT KIẾN THỨC III. SINH HỌC TRONG TƯƠNG LAI - Trong tương lai, ngành Sinh học mang lại nhiều thành tựu mới nhằm phục vụ đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội như: Xử lí ô nhiễm môi trương; tạo được nhiều giống vật nuôi, cây trồng; áp dụng liệu pháp gen và liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh; tạo ra năng lượng sinh học, 2.5. Hoạt động 5: Tìm hiểu các ngành nghề liên quan tới sinh học và ứng dụng sinh học (15 phút) a. Mục tiêu - Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp). - Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai. - Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người. - Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông, lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan tới môn sinh học và ứng dụng sinh học. - Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện 1. GV sử dụng phương pháp dạy học dự án “Trong tương lai tôi sẽ là? Để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu về các ngành nghề liên quan tới môn Sinh học và ứng dụng Sinh học về các phương tiện khác nhau (mục tiêu, yêu cầu, cơ hội việc làm, thành tựu, triển vọng tương lai). Câu 10. Hãy kể tên một số ngành nghề liên quan tới Sinh học và ứng dụng Sinh học. Câu 11. Tại sao sự phát triển của ngành Lâm nghiêp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học. 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. TỔNG KẾT KIẾN THỨC IV. CÁC NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG SINH HỌC - Các ngành nghề liên quan đến sinh học gồm: Y – dược học, pháp y, - Các ngành nghề ứng dụng Sinh học gồm: Công nghệ thực phẩm, khoa học môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, .. 2.6. Hoạt động 6: Tìm hiểu Sinh học với sự phát triển bền vững (10 phút) a. Mục tiêu - Trình bày được định nghĩa về sự phát triển bền vững. - Trình bày được vai trò sinh học trong phát triển bền cũng môi trường sống. - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ. - Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện 1. GV sử dụng kĩ thuật động não (yêu cầu mỗi học sinh đề ra biện pháp ứng dụng sinh học nhằm bảo về và khôi phục môi trường sống trong ba phút) kết hợp phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK. Câu 12. Sự phát triển của ngành Sinh học có ý nghĩa như thế bào đối với sự phát triển bền vững? 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. TỔNG KẾT KIẾN THỨC V. SINH HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VŨNG 1. Sinh học với phát triển bền vững. - Ngành Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn đối với phát triển bền vững vì giúp khôi phục lại các hệ sinh thái cũng như bảo về các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. 2.7. Hoạt động 7: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh học và dạo đức sinh học (10 phút) a. Mục tiêu - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ. -Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. - Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện 1. GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK. Câu 13. Một thí nghiệm như thế nào được cho là vi phạm đạo đức sinh học? Em có đồng ý với việc dùng người để làm thí nghiệm không? Tại sao? Câu 14. Khi nghiên cứu sinh học cần lưu ý vấn đề gì để không trái với đạo đức sinh học? 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung. 2.8. Hoạt động 8: Tìm hiểu sinh học và sự phát triển kinh tế - xã hội (10 phút) a. Mục tiêu - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ. - Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện 1. Giáo viên sử dụng phương pháp hỏi – đáp và kĩ thuật động não (yêu cầu HS kể tên các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học mà em sử dụng hằng ngày) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK. Câu 15. Kể tên một số sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong đời sống hằng ngày. 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Học sinh trao đổi, trình bày, các học sinh khác bổ sung. 4. Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. TỔNG KẾT KIẾN THỨC V. SINH HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VŨNG 2. Mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội. Sinh học có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề về đạo đức, sinh học, kinh tế, công nghệ. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút) Giáo viên giao nhiệm vụ: Cá nhân dựa vào kiến thức vừa học, hoàn thành phiếu học tập sau. Câu 1: Nếu yêu thích môn Sinh học, em sẽ chọn lĩnh vực nào của ngành Sinh học? Tại sao? Câu 2: Ngành sinh học đã có những đóng góp gì trong việc bảo vệ và phát triển bên vững môi trường sống? Câu 3: Tại sao việc ứng dụng các thành tựu của sinh học được xem là giải pháp quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề như môi trường và sức khỏe con người? Câu 4. Trong số các ngành nghề liên quan tới sinh học, hãy chọn một ngành nghề mà em yêu thích, tìm hiểu và trình bày về: mục tiêu, yêu cầu, cơ hội việc làm, thành tựu, triển vọng tương lai của ngành nghề đó. Câu 5. Tại sao đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội? 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi 3. Gv cho một số nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại bổ sung và đánh giá. 4. Gv hoàn thiện, công bố đáp án. Câu 1: Nếu yêu thích môn Sinh học, em sẽ chọn lĩnh vực nào của ngành Sinh học? Tại sao? HS tự trả lời, trong đó HS phải nêu được lí do chọn lĩnh vực đó là gì? Sẽ nghiên cứu vấn đề gì, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống như thế nào, ? Câu 2: Ngành Sinh học đã có nhiều đóng góp như: Xây dựng các mô hình sinh thái, giúp đánh giá các vấn đề xã hội như sự nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường, sự thủng tầng ôzon, suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên,.. để từ đó đưa ra các biện pháp hợp lí dẫn đến sự phát triển bền vững. Câu 3: - Về vấn đề mồi trường: Con người sử dụng khả năng phân giải các chất của vi sinh vật để xử lí các chất thải một cách hiệu quả, các mô hình sinh thái được xây dựng để giải quyết nhiều vấn đề của môi trường (ô nhiễm, biến đổi khí hậu) - Về vấn đề sức khỏe: Nhiều loại thực phẩm sạch ra đời, giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, ứng dụng sinh học trong sản xuất lương thực, thực phẩm có thể giải quyết nạn đói, nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển, có cơ hội chữa các bệnh hiểm nghèo; .. Câu 4. Giáo viên hướng dẫn, HS tự tìm hiểu và trình bày. Câu 5. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học đã cho ra đời nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, chi phí thấp, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, việc bảo tồn đa dạng sinh học cũng gắn liền với sự phát triển kinh tế, mục tiêu bảo tồn và quản lí tài nguyên thiên nhiên được lồng ghép vào các dự án phát triển kinh tế thực sự như xây dựng các khu du lịch sinh thái. Hoạt động 4: Vận dụng ( 10 phút) Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dụng tại lớp hoặc nhiệm vụ về nhà. a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế. b. Nội dung: Câu hỏi giải thích các hiện tượng thực tiễn. Câu 1. Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào? Câu 2. Em hãy đề xuất ý tưởng về một ứng dụng của sinh học trong tương lai mà em nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao. c. Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi trên. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung này học sinh về nhà hoàn thiện và nộp lại vào tiết sau. ----------------HẾT----------------
Tài liệu đính kèm: