Kế hoạch bài học Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

Kế hoạch bài học Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

I. MỤC TIÊU

- Luyện đọc đúng các từ: hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cỡi trói, .

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ( trả lời được các câu hỏi SGK)

- Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện

- GDHS Chăm học.

*KNS : - Tự nhận thức . Thể hiện sự tự tin . Tư duy sáng tạo . Ra quyết định .

II. ĐỒ DÙNG DẠY H ỌC:

 - GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn

 - HS: SGK.

 

doc 38 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN ND: 08. 3. 2021
Tiết 70 + 71 ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. MỤC TIÊU 
- Luyện đọc đúng các từ: hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cỡi trói, ...
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ( trả lời được các câu hỏi SGK)
- Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện 
- GDHS Chăm học.
*KNS : - Tự nhận thức . Thể hiện sự tự tin . Tư duy sáng tạo . Ra quyết định .
II. ĐỒ DÙNG DẠY H ỌC: 
 - GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
4’
 2’
30’
8’
7’
20’
 1’
A-Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc. 
-GV gọi 2 HS đọc bài và hỏi :
+ Nội dung bài nói gì 
GV nhận xét HS.
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, tranh minh hoạ bài tập đọc 
GV liên hệ, giới thiệu, ghi tựa
2. Luyện đọc :
a) - Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài
- Đoạn 1: nghiêm trang; Đoạn 2: tinh nghịch; Đoạn 3 hồi hộp; Đoạn 4: cảm xúc ca ngợi, khâm phục; Hai câu đối đáp nhịp ¾.
b)GV hướng dẫn HS luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ
GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu, GV chú ý theo dõi.
- GV nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Luyện đọc từ: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cánh, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói,...
*GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
+ GV gọi HS đọc tùng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
+Em ngắt giọng, nghỉ hơi như thế nào?
+Câu chuyện nhắc đến ông vua nào? Em biết gì về ông vua này?
+ Em hiểu thế nào về câu: “Vua . Thăng Long.”?
+Xe của vua đi trước gọi là gì	
- Vua ra lệnh gì? à Để thử tài học vấn, mọi người thường ra câu đối nhau.
- Yêu cầu HS giải thích: tức cảnh, chỉnh.
- Đọc diễn cảm, giọng hồi hộp em nhấn giọng từ nào?
- Hai câu đối em đọc như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu cách đọc
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn trước lớp.
*GV H. dẫn HS luyện đọc đoạn trong nhóm, thi đọc.
GV cho HS đọc theo nhóm 4
Gọi 2 nhóm thi đọc trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, tuyên dương.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
GV cho HS đọc thầm từng đoạn 1 và hỏi:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? 
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
+ Vua ra vế đối như thế nào ?
+ Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
+ Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
GV chốt: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 
4.Luyện đọc lại 
GV chọn đọc mẫu đoạn 3, 4 trong bài và lưu ý HS cách đọc đoạn văn.
- GV tổ chức cho 2- 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối 
GV và cả lớp nhận xét 
5. H. dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Gọi HS đọc lại yêu cầu bài
GV cho HS quan sát tranh đã đánh số từng đoạn
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
GV cho HS ngồi theo nhóm 4 nối tiếp kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- GV gọi 2 -3 nhóm thi kể trước lớp.1HS kể lại toàn bộ câu chuyện
-GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
6.Nhận xét – Dặn dò
 - GV động viên, khen ngợi HS kể hay. Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Luyện đọc trước bài: Tiếng đàn.
-2 HS đọc
-HS trả lời
HS quan sát và trả lời
HS lắng nghe.
-HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
- Nhận xét từng bạn về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc từng đoạn, nêu chú giải SGK ( 3 lượt).
- HS nêu cách ngắt giọng, nghỉ hơi
- HS giải nghĩa từ trong SGK
- Xa giá.
Đối lại vế đối của vua.
- Ra lệnh, phải  tha, tức cảnh, leo lẻo, cá đớp cá, đối lại luôn, chang chang, người trối người.
- Ngắt nhịp 4/3
- Ngắt nghỉ đúng dấu câu, nhấn giọng: cứng cỏi, chỉnh, nhanh trí, thông minh.
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm 4.
-2 nhóm thi đọc trước lớp. 
Cả lớp đồng thanh một đoạn. 
- HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.
+Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh hồ Tây.
+ Muốn nhìn rõ mặt nhà vua nhưng vua đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho đến gần...
+ Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói.
+ Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu. 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
+ Trời nắng chang chang người trói người.
+ Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
- HS suy nghĩ, phát biểu.
- HS luyện đọc đoạn 3, 4 theo nhóm đôi
-HS các nhóm thi đọc.
HS nhận xét, tuyên dương 
- HS nêu yêu cầu
- HS phát biểu thứ tự đúng:3–1–2- 4
- HS kể mẫu đoạn 1.
HS ngồi theo nhóm 4 nối tiếp kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- 2 -3 nhóm thi kể trước lớp.
Cả lớp nhận xét: Về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện
Cá nhân
Tuần 24. TOÁN 
Tiết 116 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp thương có chữ số 0 ). Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán .
	- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2a, b; bài 3, bài 4 
	- GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY H ỌC: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
 9’
 6’
 8’
 6’
 1’
A- Kiểm bài cũ :
-Cho HS thực hiện tính bảng con.
-Nhận xét
B - Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu & ghi tựa.
2. HD luyện tập :
Bài 1 – tr 120 :
-Cho HS thực hiện bảng con lần lượt từng bài tính – chữa bài trên bảng.
-Khắc sâu : từ lượt chia thứ hai nếu số bị chia bé hơn số chia ta ghi chữ số 0 ở thương.
Bài 2a,b – tr 120 :
-Cho nêu các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong một phép tính.
-Yêu cầu HS thực hiện trong vở nháp.
Bài 3 : Giải toán :
-Gọi HS đọc đề bài, hỏi:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
-Khuyến khích HS lên bảng tóm tắt .
-Yêu cầu HS thực hiện trong vở.
-Nhận xét , tuyên dương HS.
Bài 4 – tr 120 :
-Ghi bảng 6000 : 3 à cho HS tính nhẩm và nêu :
Nhẩm : 6 nghìn : 3 = 2 nghìn.
Vậy : 6000 : 3 = 2000.
-Chia lớp thành 2 đội thi tiếp sức – tuyên dương đội thắng.
3. Nhận xét – dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS làm thêm BT .
-Đặt tính và tính :
 3224 : 4 1516 : 3 
 2819 :7 1865 : 6
Tính :
1608 4 2035 5 4218 6 
2105 3 2413 4 3025 5
Tìm x :
x x 7 = 2107 8 x x = 1640
x x 9 = 2763 ( dành cho HS khá giỏi )
-1 HS đọc đề toán, lớp theo dõi trả lời:
+Một cửa hàng có 2024 kg gạo, cửa hàng đã bán ¼ số kg gạo đó.
+Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
HS tóm tắt : Có : 2024 kg gạo
 Bán : ¼ số gạo
 Còn : . kg gạo ? 
-HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ.
Bài giải
 Số kg gạo cửa hàng đã bán là:
 2024 : 4 = 506 (kg)
 Số kg gạo cửa hàng còn lại là:
 2024 – 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg
-Tính mẫu 1 bài như SGK.
-Thi đua tính nhẩm :
6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000
9000 : 3 = 3000
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 24 TẬP ĐỌC ND: 09. 3. 2021
Tiết 72 TIẾNG ĐÀN
I. MỤC TIÊU:
 . Đọc đúng : vi-ô-lông, ắc-sê và các từ dễ phát âm sai như: khuôn mặt, khẽ rung động, vũng nước. 
 	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 	- Hiểu được nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuốc sống xung quanh (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - GDHS : Chăm học, yêu cuộc sống thiên nhiên xung quanh .
II. ĐỒ DÙNG DẠY H ỌC: 
 - GV: tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, tranh ảnh đàn vi-ô-lông, vài búp hoa ngọc lan, một khóm hoa mười giờ.
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
 1’
 15’
 7’
 8’
 1’
A- Bài cũ: Đối đáp với vua 
- GV gọi 3 HS đọc từng đoạn của bài và trả lời câu hỏi.
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
+ Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
+ Nêu nội dung của bài ?
- GV nhận xét bài cũ.
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
- Cho HS quan sát tranh
- Các em đã từng nghe ai đó đánh đàn hay thổi sáo chưa? Khi nghe tiếng đàn hay tiếng sáo các em cảm thấy thế nào?
- GV giới thiệu: Tiếng đàn hoặc tiếng sáo mà các em nghe đó chính là âm nhạc. Âm nhạc mang lại cho con người biết bao nhiêu điều kì diệu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với tiếng đàn Vi - ô – lông của một bạn nhỏ.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2.Luyện đọc 
a) - Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài
Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc.
b)GV hướng dẫn HS luyện đọc câu, kết hợp giải luyện đọc từ
GV viết bảng: vi-ô-lông, ắc-sê
- Yêu cầu HS đọc câu, GV theo dõi, phát hiện, luyện phát âm: khuôn mặt, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động, vũng nước, lướt nhanh, ...,
c) GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ
- GV chia bài đọc làm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: “Thuỷ nhận được cây đàn . . . khẽ rung động”
+ Đoạn 2: đoạn còn lại.
+ Gọi HS đọc đoạn 1.
+ Cây đàn mà Thuỷ chơi có tên là gì?
+ Cây đàn có đặc điểm gì?
- Cho HS quan sát tranh về đàn Vi - ô – lông.
- GV giới thiệu: Đàn Violin hay đàn vĩ cầm 
là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và thanh âm cao nhất trong họ vĩ cầm. Đàn gồm có bốn dây, với chiều dài khoảng từ 60 cm, chiều rộng khoảng từ 20 cm.
- Giới thiệu về ắc - sê là chiếc cần để kéo đàn Vi ô lông.
+ Khi nhận đàn bạn Thuỷ đã làm gì?
+ Lên dây nghĩa là gì?
+ Em hãy đọc và nêu cách ngắt giọng, nghỉ hơi.
Gọi HS đọc lại đoạn 1.
+ Gọi HS đọc đoạn 2 
- GV đính câu văn dài, yêu cầu HS nêu cách nghỉ hơi
GV gọi HS đọc lại đoạn 2
d)GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn trong nhóm
GV cho HS đọc đoạn theo nhóm 2.
GV gọi 2 nhóm thi đọc
Gọi 2 HS đọc cả bài.
GV nhận xét, tuyên dương 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
GV cho HS đọc thầm đoạn 1
 + Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? 
 - GV giảng: Đó là những côngviệc quen thuộc và không thể thiếu của những người chơi đàn.
+ Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn?
GV cho HS đọc thầm đoạn văn tả cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn.
+ Tìm những câu văn miêu tả cử chỉ, nét mặt của Thuỷ ?
+ Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo dây đàn thể hiện điều gì?
- Để biết được cuộc sống và khung cảnh xung quanh đã đón nhận tiếng đàn của Thuỷ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Yêu cầu HS: Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
- Giảng: Cuộc sống và khung cảnh thiên nhiên xung quanh thật nhẹ nhàng, thanh bình đã hoà quyện với tiếng đàn trong trẻo của Thuỷ tạo nên cuộc sống thật thanh bình và làm cho tâm hồn người thư thái, dễ chịu.
* Giáo dục HS
- Yêu cầu HS nêu nội dung.
- GV ghi nội dung bài lên bảng và yêu cầu HS đọc lại nội dung bài.
4.Luyện đọc lại 
GV đọc lại bài và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn tả tiếng đàn.(bảng phụ)
GV tổ chức cho 2 nhóm thi đọc bài (tiêu chí)
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
5. Nhận xét – Dặn dò:
 - Về nhà luyện đọc lại bài.
 - Luyện đọc trước bài: Hội vật.
- 3 HS nhau đọc lại bài và trả lời câu hỏi GV nêu.
- HS trả lời.
- HS quan sát, nêu ... xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở ta cũng có một số nhà thư pháp như : Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyên, Lê Xuân Hòa, Cung Khắc Lược. Đến Văn miếu Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.
- Cho HS xem 1 số tranh thư pháp
- GD ý thức rèn chữ đẹp
3. Nhận xét – Dặn dò : 
-Dặn kể lại chuyện cho người thân nghe.
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Kể về lễ hội. 
- 2 HS đọc bài viết của mình
-Học sinh đọc 
-Học sinh quan sát và đọc
-Học sinh lắng nghe 
+ Bà lão bán quạt đến nghỉ ngơi dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn bán quạt ế nên chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm.
+Ông Vương Hi Chi viết chữ đề thơ vào tất cả những chiếc 
quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông 
đẹp nổi tiếng nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi 
trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật 
quý giá.
-Học sinh khá- giỏi kể chuyện.
-HS kể chuyện theo nhóm ba
- Từng nhóm thi kể . 
-Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
- Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.(Nghệ thuật thư pháp)
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Tuần 24 TOÁN 
Tiết 120 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU:
 - Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút 
 - Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là thời điểm) .
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
 - GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY H ỌC: 
 -Mô hình đồng hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
 10’
 7’
 7’
8’
1’
A- Bài cũ :
-Mời HS đọc các số.
- Nhận xét.
B- Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu & ghi tựa.
2. HD xem đồng hồ :
Giới thiệu : Trên mặt đồng hồ ghi từ số 1 đến số 12. Có 12 khoảng cách như nhau, trên mỗi khoảng có chia thành 5 khoảng nhỏ. Đối với kim giờ đi mỗi khoảng tương ứng với 1 giờ, đối với kim phút chỉ tương ứng với 5 phút. Kim giờ quay trọn một vòng là 12 giờ, kim phút là 60 phút tương ứng với 1 giờ.
-Cho xem đồng hồ thứ nhất của bài học à đồng hồ chỉ mấy giờ ?
HD quan sát tiếp đồng hồ thứ hai :
-Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít. Như vậy là hơn sáu giờ.
-Kim dài chỉ qua số 2, đã đến vạch thứ ba, như vạch từ số 2 rồi thêm 3 vạch nhỏ nữa nghĩa là đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
-Tương tự HS tự nêu được giờ của đồng hồ thứ ba. (có hai cách đọc).
3. HD thực hành :
Bài 1 – tr 123 :
-Cho HS nêu giờ của từng đồng hồ và giải thích theo vị trí của hai kim.
Bài 2 – tr 123 :
-Cho HS thực hành trên mô hình đồng hồ.
Bài 3 – tr 124 :
-Cho HS nối mỗi đồng hồ với thời gian thích hợp sau đó nêu miệng (hình SGK).
4. Nhận xét – dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn làm thêm BT .
Đọc :
I, III, IV, VI, VII, IX, XI, XIII, XII.
-Xem mô hình đồng hồ có hai loại kim (kim giờ & kim phút) :
 6 giờ 10 phút. Vì kim ngắn chỉ quá số 6, kim dài chỉ vạch số 2.
-Nghe nhắc lại 6 giờ 13 phút.
-6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
-Nêu giờ và giải thích theo từng vị trí của hai kim trên đồng hồ :
A-2 giờ 10 phút. 
B-5 giờ 16 phút.
C- 11 giờ 21 phút. 
D-9 giờ 34 phút (hoặc 10 giờ kém 26 phút )
E-10 giờ 39 phút (hoặc 11 giờ kém 21 p).
G-3 giờ 57 phút (hoặc 4 giờ kém 3 p).
-Đặt thêm kim dài để có :
8 giờ 7 p : đặt kim dài qua vạch số 5 thêm 2 vạch nhỏ.
12 giờ 34 p : đặt kim dài qua vạch số 6 thêm 4 vạch nhỏ.
4 giờ kém 13 p : đặt kim dài qua vạch số 9 thêm 2 vạch nhỏ.
-Nối với giờ thích hợp rồi nêu :
Đồng hồ A à 7 giờ 55 phút.
Đồng hồ B à 3 giờ 27 phút.
Đồng hồ C à 1 giờ kém 16 phút.
Đồng hồ D à 9 giờ 19 phút.
Đồng hồ E à 5 giờ kém 23 phút.
Đồng hồ G à 12 giờ rưỡi.
Đồng hồ H à 8 giờ 50 phút.
Đồng hồ I à 10 giờ 8 phút.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Tuần 24 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 
Tiết 48 QUẢ
I. MỤC TIÊU:
 -Nêu được chức năng của quả đối với đời sống thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
 - Kể tên một số quả có hình dáng , kích thước hoặc mùi vị khác nhau.
 -Kể tên một số bộ phận thường có của một quả.
 - Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.
 - HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của cây trồng.
	 *KNS :- Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả , KN Tổng hợp phân tích thông tin để biết chức năng và lợi ích của quả với đời sống của thực vật và đời sống của con người .
II. ĐỒ DÙNG DẠY H ỌC: 
 Giáo viên : các hình trang 92, 93 trong SGK, sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập 
 Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
 1’
 17’
16’
 1’
A-Bài cũ: Hoa 
+Hoa có chức năng gì?
+Hoa thường được dùng để làm gì ?
-Nhận xét.
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Quả 
2.Các hoạt động :
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu:
Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một quả
Cách tiến hành :
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả 
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào ? Nói về mùi vị của quả đó.
+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
-GV cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:
+ Quan sát bên ngoài : nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
+ Quan sát bên trong: Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt ?
 .Bên trong quả gồm có những bộ phận nào ? +Chỉ phần ăn được của quả đó.
+Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó.
-GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
Hoạt động 2: Thảo luận 
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả
Cách tiến hành :
-GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+Quả thường được dùng để làm gì ? nêu ví dụ.
+Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì ? 
-GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV tổ chức cho HS thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như:
+ Ăn tươi
+ Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp 
+ Làm rau dùng trong bữa ăn 
+ Ép dầu 
Nhận xét, tuyên dương
3.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 49 : Động vật .
Học sinh nêu 
-HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
-Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
-Các nhóm khác nghe và bổ sung.
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- HS thi đua theo nhóm
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
I.Mục tiêu: 
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 24
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần 
 Nề nếp: - Đi học đúng giờ. - Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 Học tập: - HS có học bài và làm bài trước khi đến lớp 
	- Soạn sách vở, đồ dùng một số em còn thiếu
Vệ sinh - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi tốt .
III. Kế hoạch tuần 25
 Nề nếp: - Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
 	Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT tuần 25 
	- Chuẩn bị bài , sách vở chu đáo trước khi đến lớp.
Tuần 24 ND: 21.02.2020
 TẬP LÀM VĂN 
NGHE - KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. MỤC TIÊU :
 - Kể được câu chuyện Người bán quạt may mắn trôi chảy và tự nhiên.
 - Hiểu nội dung chuyện: Vương Hi Chi Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ, viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ 
 - Học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 	GV : tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn trong SGK. 
HS : Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
 1’
28’
2’
A - Bài cũ: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
-GV gọi HS đọc bài văn nói về buổi biểu diễn nghệ thuật. 
-Nhận xét 
B- Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Nghe kể Người bán quạt may mắn.
2.Hướng dẫn HS: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn.
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
-GV treo tranh minh hoạ bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt 
-GV cho HS đọc lại 3 câu hỏi gợi ý
- GV kể chuyện lần 1 
- GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ:
 +Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ
 +Cảnh ngộ: tình trạng không hay mà người ta gặp phải 
-GV kể lần 2 và hỏi :
a) Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
b) Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
c)Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
-GV kể lần 3
-Gọi 1 học sinh khá- giỏi kể lại nội dung câu chuyện.
- Nhận xét
-GV cho từng tốp 3 học sinh kể chuyện phân vai ( người dẫn chuyện, ông Vương Hi Chi, bà lão )
-Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm. Cả lớp bình chọn Cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất (nhớ nội dung chuyện, kể tự nhiên có sáng tạo.)
+Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
- GV chốt: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ –gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Quốc có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn miếu Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.
- Cho HS xem 1 số tranh thư pháp
- GD ý thức rèn chữ đẹp
3. Nhận xét – Dặn dò : 
-Dặn kể lại chuyện cho người thân nghe.
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Kể về lễ hội. 
- 2 HS đọc bài viết của mình
-Học sinh đọc 
-Học sinh quan sát và đọc
-Học sinh lắng nghe 
- HS lắng nghe – Trả lời
+ Bà lão bán quạt đến nghỉ ngơi dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn bán quạt ế nên chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm.
+Ông Vương Hi Chi viết chữ đề thơ vào tất cả những chiếc 
quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông 
đẹp nổi tiếng nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi 
trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật 
quý giá.
-Học sinh khá- giỏi kể chuyện.
-HS kể chuyện theo nhóm ba
- Từng nhóm thi kể . 
-Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
- Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.(Nghệ thuật thư pháp)
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu.doc