Kế hoạch bài học Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

Kế hoạch bài học Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

I. Mục tiêu :

 - HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài

 - Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).

 - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).

 * HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55tiếng/ phút)

II. Đồ dùng dạy học :

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc (đoạn, bài và các câu hỏi)

 -Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở bài tập 2

-Vở bài tập

 

doc 33 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 TIEÁNG VIEÄT ND: 08. 10. 2018
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I - TIẾT 1
I. Mục tiêu :
 	- HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài
 	- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).
 	- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3). 
 	* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55tiếng/ phút) 
II. Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc (đoạn, bài và các câu hỏi)
 -Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở bài tập 2
-Vở bài tập 
III. Hoạt động trên lớp :
TG
Họat động của GV
Hoạt động của HS
 2’
15’
 15’
 2’
1. Bài cũ
2. Bài mới : 
* Giới thiệu : Trong tuần nầy các em sẽ ôn tập , củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả môn Tiếng Việt trong 8 tuần vừa học .
* Ôn tập đọc
- Cho HS nêu lại cách đọc một bài văn, cách đọc một bài thơ.
- GV : Các em đọc vừa phải, không đọc lí nhí, ngắt nghỉ hợp lí, phát âm đúng âm chuẩn. Đọc diễn cảm.
- Khi trả lời câu hỏi cần suy nghĩ trả lời đúng nội dung theo yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc 1 bài tập đọc và trả lời câu hỏi cho các bạn nhận xét.
- Các em sẽ ôn dưới hình thức bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
* Cho HS làm bài tập :
+Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu :
- Cho HS đọc câu văn GV đã viết trên bảng lớp mời 1 HS phân tích câu 1 và làm mẫu :
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- Cho HS làm VBT
- Nhận xét sửa sai
a) Từ trên gác cao nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ , sáng long lanh.
-Hình ảnh so sánh : Hồ nước như chiếc gương bầu dục khổng lồ..
-Sự vật 1 : hồ nước.
-sự vật 2: chiếc gương bầu dục khổng lồ .
b) Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn.
-Hình ảnh so sánh :Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm.
-Sự vật 1 : Cầu Thê Húc
-Sự vật 2 : con Tôm.
+ Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và làm bài tập theo yêu cầu .
- GV nhận xét
- Gọi 2 HS đọc lại bài tập 3
3. Củng cố, dặn dò :
Về nhà đọc kĩ các bài tập đọc đã học . Chú ý trả lời câu hỏi có trong nội dung bài đọc.
Học thuộc câu văn , câu thơ có hình ảnh so sánh đẹp trong bài tập vừa học.
HS nghe
-HS tự nêu
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- Từng em lên bốc thăm phiếu.
- Xem bài trong 2 phút.
- Đọc đoạn hoặc cả bài ghi trong phiếu và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu :
- HS đọc câu văn và phân tích câu 1 và làm mẫu :
HS làm bài tập
Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau :
c)Người ta thấy con rùa lớn , đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
–Hình ảnh so sánh : con rùa đầu to như trái bưởi.
–Sự vật 1: đầu con rùa.
-Sự vật 2 : trái bưởi .
-1 HS đọc : Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh
HS hoạt động nhóm. Thảo luận tìm từ cần điền :
Gọi đại diện nhóm, 2, 3 nêu kết quả nhóm mình thực hiện . Nhóm 4 nhận xét kết quả bài làm của nhóm 1 nhóm 2 , nhóm 3.
Mảnh trăng non đầu tháng lơ lững giữa trời như một cánh diều.
Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc .
2 HS đọc
* NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 9 TIEÁNG VIEÄT 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I – TIẾT 2
I. Mục tiêu :
	 - Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1
	 - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu: Ai là gì? (BT2)
 	 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3)
II. Đồ dùng dạy học :
 -Phiếu ghi tên từng bài tập đọc .
 -Bảng phụ chép sẵn 2 câu văn của bài tập 2, ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu .
III. Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1’
 2’
17’
15’
 2’
1. Ổn định :
Cho HS hát 
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
+ Giới thiệu :
Kiểm tra lấy điểm tập đọc . Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận trong kiểu câu Ai là gì ?Và nhớ kể lại lưu loát trôi chảy đúng diễn biến một câu chuyện đã học .
* Ôn tập đọc
- Cho HS nêu lại cách đọc một bài văn, cách đọc một bài thơ.
- GV : Các em đọc vừa phải, không đọc lí nhí, ngắt nghỉ hợp lí, phát âm đúng âm chuẩn. Đọc diễn cảm.
- Khi trả lời câu hỏi cần suy nghĩ trả lời đúng nội dung theo yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc 1 bài tập đọc và trả lời câu hỏi cho các bạn nhận xét.
- Các em sẽ ôn dưới hình thức bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi. 
* Bài tập 
+Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu:
- GV nhắc nhở :để làm đúng bài tập , các em phải xem các câu cấu tạo theo mẫu câu nào ? Trong 8 tuần vừa qua , các em đã học những câu nào ?
- Cho HS làm VBT 
- Gọi 4 HS nêu câu hỏi mình đặt được 
- GV nhận xét viết nhanh lên bảng câu hỏi đúng .
+ Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Gọi vài HS nêu các truyện đã học trong các tiết tập đọc và được nghe trong tiết tập làm văn .
- GV mở bảng phụ đã viết tên đủ tên truyện đã học 
- Cho HS suy nghĩ , tự chọn nội dung:
 + Kể chuyện nào ? Một đoạn hay cả chuyện. 
 + Hình thức: kể theo trình tự câu chuyện, kể theo lời một nhân vật hay cùng các bạn kể phân vai.
- Gọi 5 HS kể
- HS-GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò :
-Các em chưa được đọc về tiếp tục tập đọc và tập kể lại các câu chuyện đã học để được kiểm tra tiết sau.
Nhận xét
HS hát
HS nghe
HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi.
-Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây :
HS làm VBT
4 HS nêu câu hỏi mình vừa đặt
 ( 2 em một câu )
Ai là đội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
b) Câu lạc thiếu nhi là gì ?
-Kể lại một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu .
HS nêu.
Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Chiếc áo len, Chú sẽ và bông hoa bằng lãng, Người mẹ, Người lính dũng cảm, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường , lừa và ngựa. Các em nhỏ và cụ già. 
Tập làm văn : Dại gì mà đổi
5 HS thi kể
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 9 TIEÁNG VIEÄT ND: 09. 10. 2018 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I - TIẾT 3
 I. Mục đích yêu cầu :
	- Mức đô, yêu cầu đọc như tiết 1
	- Đặt được 2 - 3 câu theo đúng mẫu: Ai là gì? (BT2)
 	- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã quận, huyện) theo mẫu (BT3).
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
 - Vở bài tập.
 III. Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 ‘
 20’
15’
 2’ 
1. Bài cũ :
2. Bài mới 
a)Giới thiệu : Kiểm tra lấy điểm tập đọc
Luyện tập đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
Hoàn thành mẫu đơn theo yêu cầu .
b) Ôn tập đọc
- Các em sẽ ôn dưới hình thức bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi như các tiết trước
c) Hướng dẫn làm bài tập :
+ Bài tập 2
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm VBT
- GV nhắc các em đặt theo mẫu câu Ai là 
gì ?
- Gọi 6 HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét sửa sai.
+ Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Bài tập này giúp các em viết lá đơn đúng thủ tục . Nội dung phần kính gửi các em chỉ cần viết tên xã ( phường )
- Hướng dẫn HS làm trong VBT
- Gọi 4 HS đọc lá đơn của mình trước lớp 
- HS-GV nhận xét về nội dung điền và hình thức trình bày đơn .
4. Củng cố, dặn dò :
Các em cần ghi nhớ mẫu đơn để viết một lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết . Nhắc các em học sinh chưa kiểm tra về nhà ôn luyện để đọc cho tốt.
HS nghe
HS bốc thăm ôn đọc và trả lời câu hỏi.
-Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì ?
-HS làm VBT
-HS đọc câu. 
-Em hãy hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi xã ( phường , quận, huyện ) theo mẫu sau :
HS làm VBT
4 HS đọc 
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 9 TIEÁNG VIEÄT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I - TIẾT 4
I. Mục tiêu :
 	- Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
 	- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu: Ai làm gì? (BT2)
 	- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT(BT3); tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài 
 	* HSK,G, viết đúng, tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 55 chữ/15 phút) 
II. Chuẩn bị :
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc 
- Bảng chép sẵn 2 câu Bài tập 2
III. Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
2’
17’
15’
2’
1. Ổn định :
Cho HS hát 
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
a) Giới thiệu :
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và ôn cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu Ai là gì ? Nghe viết chính xác một đoạn văn. Các em chú ý theo dõi .
b) Ôn tập đọc
- Các em sẽ ôn dưới hình thức bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi như các tiết trước
GV nhận xét.
c) Bài tập
+ Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- GV nêu câu hỏi : Hai câu nầy được cấu tạo theo mẫu câu nào ?
- Cho HS làm VBT.
- Gọi 2 HS đọc lại.
+Bài tập 3
- GV đọc một lần đoạn văn 
- GV đọc chậm cho HS viết vào vở.
- Cho HS đổi tập sửa
- GV nhận xét 5 tập. 
- Nhận xét :
4. Cũng cố, dặn dò :
Về nhà xem lại các bài chính tả, tập làm văn đã học để kiểm tra.
Nhận xét :
HS hát
HS nghe
HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi .
-Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây :
1 HS trả lời
-Ai là gì ?
HS làm VBT
a) Ở câu lạc bộ các em làm gì ?
Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
HS viết chính tả
-HS nghe
HS viết vào vở
HS đổi tập sửa
5 HS nộp tập
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 9 ĐẠO ĐỨC
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU :
-Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn. 
-Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.
 * KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn, Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn
II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn, tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu vàng.
 - Học sinh : vở bài tập đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 3’
 1’
8’
12’
 8’
1Bài cũ : quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình ( tiết 2 ) 
Chúng ta phải có bổn phận như thế nào đối với ông bà, cha mẹ, anh chi em trong gia đình ? Vì sao ?
Nhận xét bài cũ.
2Bài mới:
a)Giới thiệu bài : chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 1) 
b) Hướng dẫn tìm hiểu: 
Hoạt động 1: thảo luận phân tích tình huống *Mục tiêu : HS biết một thể hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Cách tiến hành :
-YC HS qsát tranh và cho biết nội dung tranh
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi một tình huống sau 
Đã hai ngày nay các bạn học sinh lớp 3B không thấy bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin :
-Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốmđãlâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giaothông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này ?
.Nếu em là bạn cùng lớp với bạn An, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn ? Vì sao ?
GV cho cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
GV kết luận : khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng như giúp bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn phải nghỉ học, giúp bạn làm một số việc nhà để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
Hoạt động 2 : đóng vai 
*Mục tiêu : Học sinh biết cách ch ... kết quả tính).
- GVNX – chữa bài. 
4. Nhận xét, dặn dò:
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Tìm hiểu trước bài “Đề-ca-mét. Héc-tô-mét”, xem các bài tập 1, 2, 3 trang 44, Toán lớp 3.
- Hát đầu giờ
- 3 – 4 HS lên bảng vẽ 
- HS kể: Mét, đề - xi - mét, xăng - ti - mét, mi - li - mét, ki - lô - mét. 
- HS đọc đề-ca-mét. 
 1 dam = 10 m. 
- HS đọc. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS nêu: 1 hm = 100 m. 
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ 
- Cả lớp NX bài làm ở bảng. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- 1 HS đọc mẫu
- HS lần lượt nêu phần còn lại. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS đọc mẫu. Cả lớp theo dõi để làm bài. 
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ 
- Lớp NX. 
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TOÁN
Tiết 44: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, và ngược lại. 
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng(Km và m; m và mm).
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
- Ham thích học toán . 
II. CHUẨN BỊ: 
 - Bảng phụ vẽ khung bảng đơn vị đo độ dài và bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
1’
5’
1’
12’
 20’
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm bài cũ: 
- Cho HS làm vào nháp, 2 HS lên bảng làm bài: 
1dam = .m, 1 hm =m
4dam = m, 300m =.dam
1hm = ..dam, 200m = ..hm
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa dam và hm với m. 
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Giới thiệu bảng đo đơn vị đo độ dài: 
- Treo bảng phụ lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học. (Trong các đơn vị đo độ dài thì mét được coi là đơn vị cơ bản) (thông dụng). 
- Viết Mét vào bảng đả kẻ sẵn. Ghi kí hiệu “m” ở hàng dưới, cùng cột đó.
Hỏi: Lớn hơn mét có những đơn vị đo nào? 
-Trong các đơn vị độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 10 lần? (ghi: 1 dam = 10m). 
+ Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 100 lần? (ghi tiếp: 1hm = 100m). 
+ 1 hm bằng bao nhiêu dam? (ghi: 1 km = 10 dam). 
* Tiến hành tương tự với các số đo đơn vị còn lại để hoàn thành bảng đo độ dài. 
- Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp kém nhau ntn? 
- Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo độ dài trong bảng. 
c) Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: Số ? (dòng 4, 5 dành HS K + G) 
- Cho HS tự làm bài. - GVNX. 
Bài 2: Điền số ( dòng 4 dành HSK + G) 
- Cho HS làm bài vào vở. GVNX – chữa bài. 
Bài 3: Tính (Theo mẫu) ? (dòng 3 dành HS K + G)
 - Hướng dẫn theo mẫu. 
- Cho HS làm bài (lưu ý Sau khi tìm được kết quả các em nhớ viết kí hiệu sau kết quả)
- GVNX – chữa bài. 
4. Nhận xét, dặn dò:
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Tìm hiểu trước bài “Đề-ca-mét. Héc-tô-mét”, xem các bài tập 1, 2, 3 trang 44, Toán lớp 3.
- Hát đầu giờ
- HS làm vào nháp, 2 HS lên bảng làm 
- HS nêu 
- Trả lời: 3 đơn vị lớn hơn mét: Km, hm, dam. 
- 1 hm bằng 10 dam. 
- Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp kém nhau 10 lần. 
- HS đọc nhóm, cá nhân. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập Điền số. 
- Cả lớp làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ. 
 - Lớp nhận xét – sửa bài. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm vào vở – 1 HS làm bảng phụ. 
- HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. 
- HS lắng nghe. 
- Cả lớp làm bài. 1 HS làm bảng phụ. 
- Lớp nhận xét 
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Toán 
Tiết 45: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai đơn vị đo. 
 - Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
 - Ham thích học toán . 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ – cây thước dài 1 mét. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
4’
30’
 1’ 
A- Kiểm tra bài cũ: Bài: Bảng đơn vị đo độ dài. 
- Kiểm tra HS đọc HTL bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến nhỏ, từ nhỏ đến lớn. 
- GVNX 
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Luyện tập 
2. Giới thiệu về số đo có hai đơn vị đo: 
Bài 1: (Bài 1a, 2b) (cột 4, 5 dành HS K + G) 
 - Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m 9 cm. 
(GV dùng thước đo độ dài đoạn thẳng) 
- Đoạn thẳng AB dài 1 m 9 cm ta viết tắc 1m 9 cm đọc là: một mét chín xăng ti mét. 
b) GV gọi HS đọc mẫu: 
Muốn đổi 3m 2dm = 32 dm ta thực hiện 
 3m bằng bao nhiêu dm. 
Vậy 3m 2dm bằng 30 dm cộng thm 2 dm bằng 32 dm. 
Vậy muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị nào đó ta đổi từng thành phần của số đo đó có hai đơn vị ra đơn vị cần đổi. Sau đó cộng các thành phần đo được đổi với nhau. 
- Cho HS đọc cách làm trong khung. 
- Dựa vào cách làm đã nêu cho HS tự làm bài. 
- GVNX – chữa bài 
* Bài 2: Tính: 
- Cho HS làm bài bảng con. 
- Hãy nêu cách thực hiện phép tính với các đơn vị số đo. 
- GVNX
* Bài 3: So sánh các số đo độ dài (cột 2, 3, 4 dành HS 
K + G) 
- Cho HS nêu miệng cách so sánh 
 6m3cm..7m 
- Cho HS làm bài 
- Chữa bài - Nhận xét... 
C- Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau mỗi em một cây thước dài 20cm hoặc 30 cm. 
Mỗi tổ 1 cây thước dài 1 mét (hoặc thước dây) 
- Nhận xét tiết học. 
- HS đọc HTL 
- HS làm bài tập 1, 2 SGK. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS nêu lại 
- 3m 2dm = 32 dm. 
- 3 m bằng 30 dm. 
- HS thực hiện phép cộng 
- HS đọc 
- Cả lớp làm vào vở – 1 HS làm bảng lớp. 
- Lớp NX bài làm bạn. 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bảng con 
- HS nêu: Khi thực hiện các phép tính với các đơn vị đo ta cũng thực hiện bình thường. Sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả. 
- Hs đọc yêu cầu bài tập. 
- 6 m 3cm < 7m vì 6 m 3 cm không đủ để thành 7m. 
- Cả lớp làm vào vở – 1 HS làm trên bảng lớp. 
- Lớp NX – sửa bài. 
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Tiết 18 Ôn tập: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiếptheo)
I. Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh:Cấu tạo ngòai , chức năng, giữ vệ sinh .
	- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu .
 - HS có ý thức học tập, làm việc đúng cách để giữ sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giấy vẽ ( khổ to), nét, màu ( sáp hoặc chì ) – phát cho mỗi nhóm 1 bộ
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 1’
 4’
 1’
32’
 1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: GV nêu câu hỏi:
- Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và không nên làm gì ?
GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Hoạt động: Vẽ tranh 
Mục tiêu: Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý
Phương pháp: thực hành 
Cách tiến hành:
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động
Không hút thuốc lá, rượu bia.
Không sử dụng ma túy.
Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lí.
Giữ vệ sinh môi trường.
Chủ đề lựa chọn.
- Mỗi đội có 20 phút để vẽ, sau đó lên trình bày. Điểm tối đa cho vòng thi này là 10 điểm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Gọi một số HS giới thiệu về bức tranh của mình và 
cho biết vì sao em vẽ tranh ấy. 
- Nhận xét đánh giá sản phẩm
4. Nhận xét, dặn dò:
- Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 19 : Các thế hệ trong một gia đình
-Hát đầu giờ
- HS trả lời
- HS chia thành các nhóm, các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào.
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm mình vẽ
Các nhóm khác nghe và bổ sung
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 9 	 ND: 12.10.2018
TIẾNG VIỆT 
Tiết 8 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I.Mục tiêu : 
- Kiểm tra những kiến thức đã học môn Tiếng Việt ( Đọc hiểu – Luyện từ và câu) trong thời gian giữa học kì I vừa qua .
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm tốt bài làm .
- GDHS: Tính tự giác, độc lập suy nghĩ làm bài .
II. Đồ dùng dạy học : VBT.
III.Các bước lên lớp : 
 	- Giáo viên giới thiệu mục đích , yêu cầu của tiết Ôn tập giữa học kì I .
 	- Dặn dò học sinh trước khi làm bài.
	- Yêu cầu Học sinh làm bài
- Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
ĐÁP ÁN
Chọn câu trả lời đúng :
1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào ?
Trả lời : b. Cây sấu thay lá.
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ?
Trả lời : b. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.
3. Mùi vị hoa sấu thế nào ?
Trả lời: a. Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.
4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ?
Trả lời : b. Bài đọc có hai hình ảnh so sánh:
• Những chùm hoa trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông tí hon.
• Vị hoa chua ... tưởng như vị nắng non của mùa hè.
5. Trong câu "Đi dưới rặng sấu, ta có thể gặp những chiếc lá nghịch ngợm" ta có thể thay thế từ nghịch ngợm bằng từ gì?
Trả lời : a. Tinh nghịch.
TUẦN 9 	 ND: 12.10.2018
TIẾNG VIỆT 
Tiết 9 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I.Mục tiêu : 
- Kiểm tra những kiến thức đã học môn Tiếng Việt ( Chính tả - Tập làm văn) trong thời gian giữa học kì I vừa qua .
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm tốt bài làm .
- GDHS : Tính tự giác, độc lập suy nghĩ làm bài .
II. Đồ dùng dạy học: VBT
III. Các bước lên lớp : 
 - Giáo viên giới thiệu mục đích , yêu cầu của tiết Ôn tập giữa học kì I .
1. GV đọc bài cho HS viết chính tả (nghe – viết): Nhớ bé ngoan
A. Nghe - viết :
Nhớ bé ngoan
Đi xa bố nhớ bé mình
Bên bàn cặm cụi tay xinh chép bài
Bặm môi làm toán miệt mài
Khó ghê mà chẳng chịu sai bao giờ
Mải mê tập vẽ, đọc thơ
Hát ru em ngủ ầu ơ ngọt ngào.
Xa con bố nhớ biết nao
Nhưng mà chỉ nhớ việc nào bé ngoan.
 Nguyễn Trung Thu
2. Giáo viên cho HS đọc thầm yêu cầu, gợi ý rồi làm bài vào vở Tập làm văn
Đề: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Gợi ý:
a. Người em muốn nói đến là ai? (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị)
b. Tình cảm của bố (mẹ) dành cho em như thế nào?
c. Những hành động, cử chỉ hay câu nói nào của bố (mẹ) khiến em nhớ nhất?
d. Em mong muốn bản thân sẽ làm gì để đền đáp lại tình yêu thương của bố (mẹ)?
Bài làm
Thật hạnh phúc khi em được sinh ra và lớn lên trong “chiếc nôi êm” của gia đình, trong vòng tay yêu thương của mẹ. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại đã dành cho em nhiều tình yêu thương nhất. Mẹ sinh thành ra em, nuôi em khôn lớn. Mẹ lo cho em từng miếng ăn giấc ngủ, việc học hành. Những khi em ốm đau, mẹ lo lắng, trằn trọc không yên giấc. Mẹ luôn mong em khỏe mạnh, chăm ngoan, học tập tốt... 
Em rất biết ơn mẹ. Em sẽ ra sức học tập để không phụ tình thương của mẹ dành cho em
SINH HOẠT LỚP TUẦN 9
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 9 .
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV tổng kết chung: 
-Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ
-HS ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
- Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài.Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ 
-Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
2 .Kế hoạch tuần 10 .
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp 
 - Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, 
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ
	 - Đóng góp các khoản tiền quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu.doc