Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Bài 8: Những ứng dụng của tin học - Phan Kim Cương

Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Bài 8: Những ứng dụng của tin học - Phan Kim Cương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Nêu được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Nêu được rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.

b. Kĩ năng:

- Biết được cách sử dụng một số phần mềm ứng dụng.

c. Thái độ:

- Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.

1. Giáo viên:

- Kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc bài trước ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.

- Câu hỏi 1: .

- Câu hỏi 2: .

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.

- Tiết trước ta đã biết để máy tính có thể giao tiếp và phục vụ cho nhu cầu làm việc của con người thì cần có phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng để vận hành, quản lý và cung cấp các ứng dụng. Vậy tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Tin học có những ứng dụng như thế nào trong đời sống.

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1 (35 phút): Tìm hiểu những ứng dụng của tin học.

Mục tiêu: Nêu được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Nêu được rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.

 

doc 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Bài 8: Những ứng dụng của tin học - Phan Kim Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Bài 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: 
Nêu được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Nêu được rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.
b. Kĩ năng: 
Biết được cách sử dụng một số phần mềm ứng dụng.
c. Thái độ: 
Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
Kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở ghi.
Ôn lại kiến thức đã học.
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.
Câu hỏi 1: ..
Câu hỏi 2: ..
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.
Tiết trước ta đã biết để máy tính có thể giao tiếp và phục vụ cho nhu cầu làm việc của con người thì cần có phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng để vận hành, quản lý và cung cấp các ứng dụng. Vậy tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Tin học có những ứng dụng như thế nào trong đời sống.
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 (35 phút): Tìm hiểu những ứng dụng của tin học.
Mục tiêu: Nêu được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Nêu được rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Nhắc lại một số đặc điểm ưu việt của máy tính?
GV: Những bài toán KHKT như: xử lí các số liệu thực nghiệm, qui hoạch, tối ưu hoá là những bài toán có tính toán lớn mà nếu không dùng máy tính thì khó có thể làm được.
GV: Nêu các bài toán quản lí trong nhà trường?
GV: Người ta thường dùng các phần mềm quản lí như: Excel, Access, Foxpro, 
GV: Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin lớn.
GV: Qui trình ứng dụng tin học để quản lý:
 + Tổ chức lưu trữ hồ sơ
 + Cập nhật hồ sơ ( thêm, sửa, xoá  các thông tin).
 + Khai thác các thông tin 
( như: tìm kiếm, thống kê, in ấn )
GV: Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực điều khiển, tự động hoá mà em biết?
GV: Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực truyền thông mà em biết?
GV: Hãy so sánh giữa soạn thảo văn bản bằng máy đánh chữ với máy tính điện tử?
GV: Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo mà em biết?
GV: Em đã sử dụng máy tính trong việc học tập như thế nào?
GV: Kể tên một số phần mềm giải mà em thích?
HS: Tốc độ xử lí nhanh, khối lượng lưu trữ lớn,
HS: Quản lí HS, Quản lí GV, Quản lí thư viện, 
HS: Điều khiển nhà máy, phóng tên lửa, 
HS: Internet
HS: Trình bày nhanh chóng, chỉnh sửa dễ dàng và đẹp mắt,.......... 
HS: Chế tạo Robôt
HS: Học tiếng Anh, học Toán, , trao đổi với bạn bè, 
HS: Nghe nhạc, chơi cờ, 
Kết luận
Những ứng dụng của tin học
1. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật
- Những bài toán KHKT như: xử lí các số liệu thực nghiệm, qui hoạch, tối ưu hoá là những bài toán có tính toán lớn mà nếu không dùng máy tính thì khó có thể làm được.
2. Hỗ trợ việc quản lý:
- Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin lớn.
- Qui trình ứng dụng tin học để quản lý:
 + Tổ chức lưu trữ hồ sơ
 + Cập nhật hồ sơ ( thêm, sửa, xoá  các thông tin).
 + Khai thác các thông tin ( như: tìm kiếm, thống kê, in ấn )
3. Tự động hoá và điều khiển.
- Với sự trợ giúp của máy tính, con người có những qui trình công nghệ tự động hoá linh hoạt, chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng. 
4. Truyền thông:
- Máy tính góp phần không nhỏ trong lĩnh vực truyền thông nhất là từ khi Internet xuất hiện giúp con người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin từ bất cứ nơi đâu của thế giới.
5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng:
- Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, tin học giúp việc soạn thảo một văn bản trở nên nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng.
6. Trí tuệ nhân tạo
- Nhằm thiết kế những máy có khả năng đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc một số đặc thù của con người ( như người máy ASIMO )
7. Giáo dục
- Với sự hỗ trợ của Tin học ngành giáo dục đã có những bước tiến mới, giúp việc học tập và giảng dạy trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
8. Giải trí
- Âm nhạc, trò chơi, phim ảnh,  giúp con người thư giản lúc mệt mỏi, giảm stress 
4. Hoạt động luyện tập (5 phút): 
Mục tiêu: Hệ thống, cũng cố các kiến thức đã học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống, cũng cố những nội dung trọng tâm của bài học.
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Trả lời những câu hỏi của giáo viên.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_lop_10_bai_8_nhung_ung_dung_cua.doc