I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Sau bài học, người học
Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
b. Kĩ năng: Sau bài học, người học
Nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về
Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Giáo viên:
Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi.
Ôn lại kiến thức đã học.
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.
Câu hỏi 1: .
Câu hỏi 2: .
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.
Máy tính là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, nhưng để cho máy thực hiện giải bài toán thì ta phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để giải một bài toán là gì?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 (10 phút): Cách xác định bài toán
Mục tiêu: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: Sau bài học, người học Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng. b. Kĩ năng: Sau bài học, người học Nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính. c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Ôn lại kiến thức đã học. Đọc bài trước ở nhà. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút. Câu hỏi 1: .. Câu hỏi 2: .. 2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút. Máy tính là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, nhưng để cho máy thực hiện giải bài toán thì ta phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để giải một bài toán là gì? 3. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1 (10 phút): Cách xác định bài toán Mục tiêu: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Nêu các bước để giải một bài toán? GV: Vd: Tìm UCLN của hai số nguyên dương M và N. Với các giá trị: M = 25, N = 5 M = 88, N = 121 GV: Xác định bài toán tức là cần phải xác định cái gì? GV:Từ ví dụ trên hãy xác định Input và Output? HS: Giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Xác định bài toán. Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. Bước 3: Viết chương trình. Bước 4: Hiệu chỉnh. Bước 5: Viết tài liệu. HS: Xác định input và output HS: Input: M, N là hai số nguyên dương. Output: ƯCLN (M, N). Kết luận - Giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Xác định bài toán. Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. Bước 3: Viết chương trình. Bước 4: Hiệu chỉnh. Bước 5: Viết tài liệu. Xác định bài toán - Xác định hai thành phần Input và Output của bài toán. - Ví dụ: Input: M, N là hai số nguyên dương. Output:ƯCLN (M, N). Hoạt động 2 (12 phút): Tìm hiểu bước lựa chọn thuật toán Mục tiêu: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Hãy nhắc lại thuật toán là gì? GV: Với một bài toán có thể có bao nhiêu thuật toán để giải? Ví dụ: Xét bài toán "Tìm UCLN của 2 số nguyên dương" GV: Đưa thêm ví dụ GV: Hướng dẫn cách lựa chọn thuật toán GV: Thuật toán tối ưu: Là thuật toán có các tiêu chí sau : dễ hiểu, trình bày dễ nhìn, thời gian chạy nhanh, tốn ít bộ nhớ. GV: Các thuật toán đó được diễn tả như thế nào thì ta đã được tìm hiểu ở bài 4. HS: Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm. HS: Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán. Tìm UCLN có nhiều thuật toán + dùng hiệu của 2 số + dùng thương của 2 số Kết luận 2. Lựa chọn thuật toán - Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán, song một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán phù hợp nhất trong những thuật toán đưa ra. - Tiêu chí để lựa chọn thuật toán: Là thuật toán có các tiêu chí sau : dễ hiểu, trình bày dễ nhìn, thời gian chạy nhanh, tốn ít bộ nhớ. Hoạt động 3 (15 phút): Cách viết chương trình, Hiệu chỉnh chương trình,Viết tài liệu Mục tiêu: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Ta đã có được thuật toán của bài toán, công việc tiếp theo là phải chuyển đổi thuật toán đó sang chương trình. GV: Giới thiệu cách viết chương trình GV: Hãy nêu các ngôn ngữ lập trình mà em biết? GV: Khi viết chương trình cần chọn ngôn ngữ thích hợp với thuật toán. Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó. GV: Hướng dẫn HS kiểm thử thông qua việc mô phỏng thuật toán trên GV: Cho một nhóm mô phỏng thuật toán, một nhóm tìm theo cách đã học, rồi đối chiếu kết quả. Tìm UCLN(25,35), UCLN(17,5) GV: Hướng dẫn cách viết tài liệu HS: Pascal, C, Kết luận 3. Viết chương trình - Viết chương trình là tổng hợp việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán. - Khi viết chương trình cần chọn ngôn ngữ thích hợp với thuật toán. Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó. 4. Hiệu chỉnh: - Sau khi viết xong chương trình cần phải thử chương trình bằng một số bộ Input đặc trưng. Trong quá trình thử này nếu phát hiện sai sót thì phải sửa lại chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh. 5. Viết tài liệu - Sau khi viết chương trình đã hoàn thiện công việc còn lại là viết tài liệu mô tả thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng chương trình. Chú ý: Các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả. 4. Hoạt động luyện tập (3 phút): Mục tiêu: Hệ thống, cũng cố các kiến thức đã học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống, cũng cố những nội dung trọng tâm của bài học. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Trả lời những câu hỏi của giáo viên. Tiếp nhận nhiệm vụ học tập. IV. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Tài liệu đính kèm: