Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 21: Bài tập

Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 21: Bài tập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức: Sau bài học, người học

Nêu được về khái niệm ngôn ngữ máy, khái niệm về hợp ngữ, các ngôn ngữ bậc cao và về chương trình dịch.

Đưa ra được Input và Output của bài toán.

Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Nêu được các ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.

b. Kĩ năng: Sau bài học, người học

Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề

c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về

Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học.

 Năng lực giải quyết vấn đề.

 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.

1. Giáo viên:

Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Học sinh:

Sách giáo khoa, vở ghi.

Ôn lại kiến thức đã học.

Đọc bài trước ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 5 phút.

Câu hỏi 1: .

Câu hỏi 2: .

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 0 phút.

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình

Mục tiêu: Nêu được về khái niệm ngôn ngữ máy, khái niệm về hợp ngữ, các ngôn ngữ bậc cao và về chương trình dịch.

 

doc 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 21: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Sau bài học, người học
Nêu được về khái niệm ngôn ngữ máy, khái niệm về hợp ngữ, các ngôn ngữ bậc cao và về chương trình dịch.
Đưa ra được Input và Output của bài toán.
Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Nêu được các ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
b. Kĩ năng: Sau bài học, người học
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề
c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về
Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực tự học.
 Năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở ghi.
Ôn lại kiến thức đã học.
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 5 phút.
Câu hỏi 1: ..
Câu hỏi 2: ..
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 0 phút.
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình
Mục tiêu: Nêu được về khái niệm ngôn ngữ máy, khái niệm về hợp ngữ, các ngôn ngữ bậc cao và về chương trình dịch.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Ngôn ngữ lập trình là gì?
GV: Ngôn ngữ máy là gì?
GV: Vì sao phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao?
GV: Chương trình dịch để làm gì?
HS: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính.
HS: Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được và thực hiện.
HS: Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể.
HS: Là chương trình dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy.
Kết luận
1. Ngôn ngữ lập trình.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính.
Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được và thực hiện.
Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể.
Là chương trình dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu về giải bài toán trên máy tính
Mục tiêu: Đưa ra được Input và Output của bài toán.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Giải bài toán trên máy tính phải trải qua những bước nào?
 Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán, song một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán phù hợp nhất trong những thuật toán đưa ra.
GV: Hãy nêu tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán?
GV: Sau khi giải bài toán ta thu được sản phẩm là gì?
HS: Giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Xác định bài toán.
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình.
Bước 4: Hiệu chỉnh.
Bước 5: Viết tài liệu
HS: Khi lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ta thường quan tâm:
+ Thời gian thực hiện, số lượng ô nhớ
+ Khi viết chương trình thì phải ít phức tạp
HS: Output cần tìm
Kết luận
2. Giải bài toán trên máy tính.
Giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Xác định bài toán.
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình.
Bước 4: Hiệu chỉnh.
Bước 5: Viết tài liệu
- Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán, song một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán phù hợp nhất trong những thuật toán đưa ra.
Khi lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ta thường quan tâm:
+ Thời gian thực hiện, số lượng ô nhớ
+ Khi viết chương trình thì phải ít phức tạp
Hoạt động 3 (17 phút): Tìm hiểu về phần mềm máy tính, những ứng dụng của tin học và tin học và xã hội
Mục tiêu: Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Nêu được các ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Phần mềm máy tính là gì?
GV: Có những loại phần mềm máy tính nào?
GV: Một phần mềm ứng dụng mà không có phần mềm hệ thống thì có hoạt động được không? Vì sao?
GV: Nếu có điều kiện em muốn ứng dụng tin học vào cuộc sống gia đình em như thế nào?
GV: Em thích học qua mạng hay học trên lớp có thầy và bạn? Tại sao?
HS: Là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán. Nó bao gồm chương trình, cách tổ chức dữ liệu và tài liệu.
HS: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
HS: Không. Vì phần mềm hệ thống có một bộ phận điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc.
HS: HS trả lời
HS: HS trả lời
Kết luận
3. Phần mềm máy tính.
Là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán. Nó bao gồm chương trình, cách tổ chức dữ liệu và tài liệu.
Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Một phần mềm ứng dụng mà không có phần mềm hệ thống thì không có hoạt động được. Vì phần mềm hệ thống có một bộ phận điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc.
4. Hoạt động luyện tập (3 phút): 
Mục tiêu: Hệ thống, cũng cố các kiến thức đã học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống, cũng cố những nội dung trọng tâm của bài học.
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Trả lời những câu hỏi của giáo viên.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_lop_10_tiet_21_bai_tap.doc